Giáo án Hình học 7 - Tuần 5 - Trường THCS Mỹ Quang

doc 6 trang Người đăng khoa-nguyen Lượt xem 1160Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 7 - Tuần 5 - Trường THCS Mỹ Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Hình học 7 - Tuần 5 - Trường THCS Mỹ Quang
Ngày soạn:18.09.2013
Tuần :5
Tiết : 9	 
§5. TIÊN ĐỀ Ơ-CLIT VỀ ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
I. MỤC TIÊU: 
	1. Kiến thức - Hiểu được nội dung tiên đề Ơclit là công nhận tính duy nhất của đường thẳng b đi qua M (Ma) sao cho b//a.- Hiểu nhờ có tiên đề Ơclit mới suy ra được tính chất của hai đường thẳng song song.
	2. Kĩ năng : Biết cách tính số đo các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song.
	3. Thái độ: Rèn cho HS tính cẩn thận, chính xác.
 II. CHUẨN BỊ 
1. Chuẩn bị của giáo viên:
 + Phương tiện dạy học: Thước thẳng, thước đo góc,êke,phấn màu bảng phụ bài 34tr 94 SGK
.+ Phương thức tổ chức lớp học: Tổ chức HS hoạt động nhóm theo kỹ thuật “khăn trải bàn”
2. Chuẩn bị của học sinh: 
	 + Ôn tập các kiến thức:Dấu hiệu nhân biết 2 đường thẳng song song,cách vẽ 2 đường thẳng song song
 + Dụng cụ: thước thẳng, thước đo góc, bảng nhóm, phấn màu
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Ổn định tình hình lớp: (1’) 
 + Kiểm tra sỉ số lớp,tác phong của HS.
 + Chuẩn bị kiểm tra bài cũ
	2. Kiểm tra bài cũ: (6’)
Câu hỏi kiểm tra
Dự kiến phương án trả lời của học sinh
Điểm
1) Phát biểu dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song
2) Cho điểm Ma. Vẽ đường thẳng b đi qua M và b//a.Hãy giải thích vì sao b//a?
-Phát biểu đúng dấu hiệu
5
5
 - Gọi HS nhận xét đánh giá - GV nhận xét ,sửa sai ,đánh giá cho điểm 
 3. Giảng bài mới :
	 a. Giới thiệu bài: Qua điểm Ma. Ta vẽ được mấy đường thẳng b đi qua M và b//a ? 
	 b. Tiến trình bài dạy :
Tg
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
NỘI DUNG
13’
Hoạt động 1 : Tìm hiểu tiên đề Ơclit về đường thẳng song song
-Hãy vẽ đường thẳng b’đi qua M và song song với a bằng cách khác?
-Có nhân xét gì về các đường thẳng b và b’qua hai lần vẽ?
-Qua thực nghiệm có mấy đường thẳng qua M và song song với a ? 
-Giới thiệu tiên đề Ơclit 
-Yêu cầu học sinh nhắc lại và vẽ hình vào vở
-Đường thẳng b vừa nêu phải thỏa mãn những điều kiện gì ? và có mấy đường thẳng b như vậy?
-Gọi HS đọc phần “Có thể em chưa biết”và giới thiệu nhà toán học Ơ-clit.
-Treo bảng phụ nêu bài 32 SGK trang 94?
- Gọi HS đọc đề bài và trả lời 
-Hãy phân tích câu c,d sai ở đâu?
HS.TB lên bảng vẽ, cả lớp vẽ vào vở nháp
-Ta có b và b’ trùng nhau
-Có một đường thẳng b đi qua M và song với a. 
-Vài HS nhắc lại tiên đề Ơclit và cả lớp ghi vào vở.
-HS.TB: trả lời : , b đi qua M và b// a là duy nhất
-Một học sinh đứng tại chỗ đọc mục “Có thể em chưa biết 
lớp vẽ hình 21 và ghi tĩm tắt.
-HS.TB trả lời:
a) Đ b) Đ
c) S d) S.
-Câu c thiếu :”đi qua một điểm”
Câu d không nêu tính duy nhất.
1.Tiên đề Ơclít:
Qua một điểm ở ngoài một đường thẳng chỉ có một đường thẳng song song với đường thẳng đó.
10’
Hoạt động 2 Tính chất hai đường thẳng song song
-Yêu cầu HS hoạt động nhóm nhỏ ( 3em / nhóm ) làm ? SGK trong 3 phút
-Gọi đại diện vài nhóm đọc nhân xét về số đo của cặp góc so le trong ?
-Trong bài tập này :
+ Cho trước điều gì?
+ Hỏi điều gì?
-Không cần đo cặp góc đồng vị bằng suy luận hãy cho biết số đo cặp góc đồng vị ,cặp góc trong cùng phía?
-Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song song thì có tính chất gì?
-Treo bảng phụ nêu bài 33 SGK -Gọi HS điền vào chỗ trống
-Hoạt động nhóm làm ? SGK
-Đại diện vài nhóm trả lời: Cặp góc so le trong bằng nhau (=độ)
-Vài HS.TBK trả lời
 + Cho a//b
 + Cặp góc so le trong bằng nhau không ?
-HS.KG: Cặp góc đồng vị bằng nhau ,cặp góc trong cùng phía bù nhau vì cặp góc so le trong bằng nhau.
- Vài HS nêu tóm tắt nội dung tính chất 
-HS.TBY trả lời 
a) ... bằng nhau
b) ... bù nhau 
c) ... hai góc trong cùng phía bù nhau.
2.Tính chất của hai đường thẳng song song:
+. Ta có:
Nếu c cắt a , b và a//b thì: 
+ Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì:
a) Hai góc so le trong bằng nhau.
b) Hai góc đồng vị bằng nhau.
c) Hai góc trong cùng phía bù nhau.
13’
Hoạt động 3: Luyện tập - củng cố
- Yêu cầu HS phân biệt dấu hiệu và tính chất hai đường thẳng song song ? 
- Nhận xét và treo bảng chốt lại quan hệ giữa dấu hiệu nhận biết và tính chất hai đường thẳng song song
-Vài HS xung phong trả lời
-Theo dõi, ghi chép
Dấu hiệu nhận biết Hai đường thẳngs.song 
Tính chất của hai đường thẳng song song
+ Cặp góc so le trong bằng nhau 
 a//b
+ Cặp góc đồng vị bằng nhau 
 a//b
+ Cặp góc trong cùng phía bù nhau 
 a//b
Bài 34 tr 94 SGK 
-Treo bảng phụ nêu bài 34 trang 94 SGK. 
- Yêu cầu HS đọc đề bài và tóm tắt nôi dung đề bài dưới dạng cho và tìm ?
-So sánh và ; và ? 
-Dựa vào kiến thức nào để tính số đo ?
 Bài 31: tr 94 SGK
-Kiểm tra hai đường thẳng có song song nhau không ta làm thế nào? (hsk)
-Yêu cầu hs về nhà thực hiện
-Vai HS đọc đề bài và tóm tắt nôi dung bài toán 
Cho : a//b: ABa={A} và ABb={B}; = 370 
Tìm: a) =?
So sánh và ?
= ?
-Đọc đề bài 31
-Ta vẽ một cát tuyến cắt hai đường thẳng đó rồi kiểm tra hai góc so le trong (hoặc đồng vị) có bằng nhau hay không rồi kết luận.
Bài 34 tr 94 SGK
a)
Ta có a//b ( Đề cho )
Nên: ==(sole trong)
b)+ =1800 ( kề bù)
=1800-=1430
==1430 (đồng vị)
==1430 (So le trong)
 4. Dăn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: ( 2’)
	- Ra bài tập về nhà:
 + BTVN : 31. 35. 36. 37. 38 SGK
	- Chuẩn bị bài mới:
 + Chuẩn bị thước kẻ , thước đo góc,
 + Ôn tập các kiến thức:tiên đề Ơclit và tính chất hai đường thẳng song song.
 + Tiết sau luyện tập.
 IV. RÚT KINH NGHIỆM-BỔ SUNG: 
Ngày soạn : 18.09.2013
Tiết 10	
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
 	1. Kiến thức : Củng cố tiên đề Ơclit và tính chất hai đường thẳng song song.
 	2. Kỹ năng : Vận dụng được tiên đề Ơclit để chứng minh ba điểm thẳng hàng.và vận dụng tính chất 
 tính chất của hai đường thẳng song song để tính số đo góc có liên quan đến hai đường thẳng song song
 	3. Thái độ: Bước đầu tập suy luận và biết cách trình bày bài toán. Rèn tính cẩn thận, chính xác
II. CHUẨN BỊ: 
 	1. Chuẩn bị của giáo viên :
+Thiết bị dạy học : Thước kẻ , thước đo góc, phấn màu bảng phụ bài 36, 37, 38 tr 94,95 SGK.
+Phương thức tổ chức lớp học : Thực hành, tổ chức hoạt động kỹ thuật khăn trải bàn
2.Chuẩn bị của học sinh : 
+ Ôn tập các kiến thức : Tiên đề Ơclit và tính chất hai đường thẳng song song.
+ Dụng cụ : Thước kẻ , thước đo góc, bảng nhóm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1.Ổn định tình hình lớp: (1’) 
 - Kiểm tra sỉ số,tác phong HS.
 - Chuẩn bị kiểm tra bài cũ
 2. Kiểm tra bài cũ :(7’)
Câu hỏi kiểm tra
Dự kiến phương án trả lời của học sinh
Điểm
Hãy điền tiếp vào chỗ trống (...)
a. Qua điểm M ở ngoài đường thẳng a, nếu có hai đường thẳng song song với a thì chúng.....
b. Qua điểm M ở ngoài đường thẳng a.Đường thẳng đi qua điểm M và song song với a là ....
- Hai câu trên là cách phát biểu khác của tiên đề Ơclit.Hãy phát biểu tiên đề bằng cách khác cách khác.
a).Trùng nhau
b) .Duy nhất
-Phát biểu tiên đề Ơ-clit như SGK
5
5
-Làm bài 36 SGK ( bảng phụ )
Biết: a//b
 a) = ( .............. )
 b) = (.............. )
c) += ........ ( góc trong cùng phía) 
d) = (........)
a) = ( Vì cặp góc slt )
b) = ( Vì là cặp góc đồng vị )
c) += 1800 ( vì là cặp góc trong cùng phía) 
d) = 
 vì = (đối đỉnh)
Mà = (đồng vị )
Nên =
Nêu tính chất như SGK
2
2
2
2
2
 - Gọi HS nhận xét , đánh giá - GV nhận xét ,sửa sai ,đánh giá, cho điểm 
 3. Giảng bài mới:
 a) Giới thiệu bài : (1’) Ở tiết trước chúng ta đã được học tiên đề Ơ-cit về đường thẳng song song, biết được tính chất của hai đường thẳng song song. Vận dụng những kiến thức đó ta đi giải một số bài tập
 b) Tiến trình bài dạy: 
Tg
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NÔI DUNG
10’
Hoạt động 1:Vẽ đường thẳng song song với đường thẳng cho trước
Bài 35 SGK tr 94
-Gọi HS lên bảng giải và yêu cầu cả lớp cùng làm bài
-Lưu ý: Dùng dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song để vẽ hình
-Nhận xét và chốt lại kiến thức liên quan đến tiên đề Ơ-clit
Bài tập thêm:
-HS.TBK lên bảng vẽ hình.
-Chú ý theo dõi, ghi nhớ
. 
Dạng 1:Vẽ đường thẳng s.song với đường thẳng cho trước
Bài 35 SGK tr 94
Qua A ta chỉ vẽ được một đường thẳng a song song với đường thẳng BC, qua B ta chỉ vẽ được một đường thẳng b song song với đường thẳng AC
14’
Hoạt động 2: Phân biệt dấu hiệu và tính chất hai đường thẳng song song
Bài 38:tr 95 SGK 
-Treo bảng phụ nêu đề bài .
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm theo kỹ thuật “khăn trải bàn” trong 6’ 
Nhóm 1, 2, 3, 4: Hình 25a
Nhóm 5, 6, 7, 8: Hình 25b
-Yêu cầuvài nhóm treo bảng nhóm lên bảng 
-Nhận xét bài làm của một vài nhóm và chốt lại kiến thức liên quan ( thuận và đảo)
-Khắc sâu cách chứng minh hai đường thẳng song song
Bài 37/SGK tr95
-Treo bảng phụ nêu đề 
Cho a//b. Hãy nêu các cặp góc bằng nhau của hai tam giác CAB và CDE
- Gọi HS nhắc lại tính chất của hai đường thẳng song song
- Gọi lần lượt ba HS lên bảng viết các cặp góc bằng nhau và nêu rõ lí do bằng nhau của các cặp góc đó?
-Các nhóm hoạt động và điền vào bảng nhóm
+Cá nhân hoạt động độc lập trên phiếu học tập (2’) 
+ Hoạt động tương tác, chọn ý đúng nhất ghi vào khăn (2’)
+Đại diện nhóm trình bày (2’)
- Treo bảng nhóm và đại diện các nhóm nêu nhận xét .
Biết:
a) 4 = 2 hoặc
b) 2 = 2 hoặc
c) 1 + 2 = 1800
thì suy ra d//d’.
Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng mà:
a) Hai góc sole trong bằng nhau. Hoặc b) Hai góc đồng vị bằng nhau. Hoặc c) Hai góc trong cùng phía bù nhau. Thì hai đường thẳng đó song song với nhau.
-Đọc đề hình vẽ.
- Vài HS nhắc lại tính chất của hai đường thẳng song song 
- Ba HS lần lượt lên bảng viết các cặp góc bằng nhau và nêu rõ lí do bằng nhau của các cặp góc đó 
Bài 38 SGK tr. 95
Biết d//d’ thì suy ra:
a) 1 = 3 và
b) 1 = 1 và
c) 1 + 2 = 1800
Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì:
a) Hai góc sole trong bằng nhau.
b) Hai góc đồng vị bằng nhau.
c) Hai góc trong cùng phía bù
hoặc 
c. Hai góc trong cùng phía bù nhau 
thì hai đường thẳng đó song song với nhau 
Bài 37 SGK. tr 95
 Các cặp góc bằng nhau của hai tam giác CAB và CDE:
Ta có a//b ( đề bài cho )
Nên: = (sole trong)
 và: = (sole trong)
 = (đối đỉnh)
10’
Hoạt động 3: Nâng cao
-Treo bảng phụ nêu đè bài
Cho tam giác ABC. Kẻ tia phân giác AD của góc A (D BC). Từ điểm M DC, ta kẻ đường thẳng song song với AD. Đường thẳng này cắt cạnh AC tại E và cắt tia đối của AB tại F.
a) Chứng minh:= và 
= 
b) Chứng minh: = 
-Gọi HS đọc đề, một HS vẽ hình, một HS ghi tóm tắc đề cho và hỏi.
- Gơi ý 
+ Vì EF//AD 
 Nên: = ? (sole trong)
 Mà: ? = 
(AD: phân giác góc A)
+ Vì AD//EF 
Nên: ? = (đồng vị )
Mà ? = (chứng minh trên)
- HS.TB đọc đề
-HS.KG vẽ hình, một HS ghi tóm tắc nhũng điều đề bài cho và hỏi.
Chú ý lắng nghe gợi ý, suy nghĩ thực hiên
a) Chứng minh: = 
Vì EF//AD
Nên: = (sole trong)
 Mà: = 
(AD: phân giác góc A)
=> = 
Chứng minh: =:
Vì AD//EF 
Nên: = (đồng vị )
Mà = (chứng minh trên)
=> = 
b) Chứng minh: = :
Vì = (đối đỉnh)
Mà = (chứng minh trên)
=> =
Bài tập:Cho hình ,biết a//b và 
 4. Dăn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (2’)
	-Ra bài tập về nhà:
- Bài tập về nhà: 39 tr 95 SGK.
-Chuẩn bị bài mới:
+Ôn tập các kiến thức: Dấu hiệu nhận biết và tính chất hai đường thẳng song song
+Đồ dùng học tập ;Thước thẳng ,eke, 
+Đọc trước § Từ vuông vuông góc đến song song.
IV. RÚT KINH NGHIỆM-BỔ SUNG: 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 5.h7.doc