Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Bài 1: Tự tin và tự trọng - Năm học 2016-2017 - Bùi Thị Huyên

docx 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 440Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Bài 1: Tự tin và tự trọng - Năm học 2016-2017 - Bùi Thị Huyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Bài 1: Tự tin và tự trọng - Năm học 2016-2017 - Bùi Thị Huyên
Ngày soạn: 28 / 8 / 2016
Ngày dạy: / 8 / 2016
Ngày dạy: / / 2016
Ngày dạy: / / 2016
TIẾT 1,2,3 - BÀI 1: TỰ TIN VÀ TỰ TRỌNG (3 tiết)
I. MỤC TIÊU
Sau bài học này HS:
Nêu được ý nghĩa của tự tin và tự trọng đối với sự phát triển của mỗi cá nhân, xã hội và mối quan hệ giữa chúng.
Chỉ ra những hành vi thể hiện sự tự tin và tự trọng trong thực tiễn cuộc sống
Nêu được những cách rèn luyện để phát triển sự tự tin và tự trọng của các nhân, đặc biệt là nhận thức đúng về bản thân.
Biết cách thể hiện sự tự tin và tự trọng trong các tình huống của cuộc sống
II. CHUẨN BỊ CỦA GV-HS:
 1. Giáo viên: 
- Thiết bị dạy học: Tranh ảnh, giấy Ao,bút dạ, Gương soi.
- Học liệu: bài tập tình huống.
 2. Học sinh:
- Chuẩn bị các nội dung liên quan đến bài học
- Phiếu học tập
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ổn định lớp: 
 2. Kiểm tra đồ dùng, sách vở đầu năm
 3. Tiến trình bài học:
A. Hoạt động khởi động:
- Mỗi HS viết vào tờ giấy tên 3 bạn trong lớp mà em cho là tự tin và 3 bạn mà em cho là chưa tự tin, sau đó cho một số HS nêu ra biểu hiện của bạn tự tin và biểu hiện của bạn chưa tự tin.
- Em ghi tên mình vào tờ giấy đó, tự đánh giá nhận xét xem mình có là người tự tin không.
- Cuối cùng xem ai là là người tự tin nhất và ai là người chưa tự tin
B. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động của giáo viên – Học sinh
Nội dung chính
Hoạt động 1: Tìm hiểu Tự tin và biểu hiện của tự tin
- Cho HS đọc đoạn viết và nêu suy nghĩ của em về tự tin, phân biệt tự tin với tin tưởng mù quáng
- Cho HS thông qua kết quả của hoạt động khởi động để tìm ra căn cứ của sự tự tin, liên hệ đến bản thân xem đã tự tin chưa, giải thích cụ thể
GV cho HS đọc
Giao cho các em tự tìm hiểu-> trao đổi với bạn -> trả lời
Các bạn nhận xét, bổ sung.
- Em hiểu thế nào là tự tin?
- Cho HS tìm những biểu hiện tự tin và biểu hiện chưa tự tin trong sách hướng dẫn học (Hoạt động cá nhân)
- Cho cả tập thể lớp thể hiện những biểu hiện của sự tự tin qua bài tập vừa làm
- GV kết luận
- Cho HS tìm những biểu hiện của tự tin và chưa tự tin vào phiếu học tập
Tự tin
Chưa tự tin
HS làm việc cá nhân -> Thống nhất nhóm -> Các nhóm trình bày
- Tự tin được biểu hiện như thế nào?
I. TỰ TIN
1.Tự tin và biểu hiện của tự tin
a. Tự tin:
 Tự tin là hoàn toàn tin tương vào bản thân trên cơ sở nhận thức là nắm rõ được bản thân mình cả điểm mạnh và điểm yếu
b. Biểu hiện
- Chủ động, tự giác trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang, dao động, cương quyết, dám nghĩ, dám làm.
Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của tự tin
- Theo em, tự tin sẽ mang lại cho chúng ta điều gì? Bằng kinh nghiệm của bản thân cũng như các tấm gương của những người xung quanh về tự tin, em hãy cho biết: Tự tin có ý nghĩa như thế nào?
HS suy nghĩ cá nhân -> trả lời
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách để trở thành người tự tin
- Cho HS đọc mục 3
- Cá nhân học sinh tự tìm hiểu
- Rút ra kết luận
Cho HS giới thiệu ngắn gọn về bản thân 
Hoạt động 4: Tìm hiểu về lòng tự trọng
- Cho HS đọc nội dung sách HDH
- Hoạt động cặp đôi, trả lời yêu cầu.
- Đại diện 1 số cặp đôi trình bày;
- KL: Tự trọng là gì? Tự trọng có ý nghĩa như thế nào?
Hoạt động 5: Tìm hiểu biểu hiện của lòng tự trọng
- ChoHS đọc nội dung mục 2
- Yêu cầu hoạt động nhóm (Cá nhân suy nghĩ, thảo luận nhóm)
- Đại diện các nhóm trình bày.
- GV kết luận vấn đề
2. Ý nghĩa của tự tin:
 Tự tin giúp con người thêm sức mạnh, nghị lực, sự sáng tạodderr làm nên sự nghiệp lớn.
3. Cách rèn luyện:
Chủ động, tự giác trong công việc
Hạn chế sự rụt dè
II. TỰ TRỌNG
Tự trọng
- Tự trọng: Là sự tự nhận thức giá trị của bản thân, biết coi trọng và giữ gìn giá trị của bản thân.
- Ý nghĩa: Giúp con người vững tin vào bản thân, có nghị lực vươn lên trong cuộc sống, được mọi người yêu quý.
Biểu hiện:
Cư xử đàng hoàng, đúng mực
Biết giữ lời hứa
Làm tròn nhiệm vụ được giao.
Hoạt động 6: Tìm hiểu mối quan hệ giữa tự trọng, tự tin và nhận thức.
- HS tự đọc thông tin
- Hoạt động nhóm, trả lời câu hỏi
- Chỉ ra MQH.
Cho HS làm BT4 (Trang 9 – TL hướng dẫn học)
3. Mối quan hệ giữa Tự tin, tự trọng và nhận thức.
C. Hoạt động luyện tập:
Hoạt động của giáo viên – Học sinh
Nội dung chính
Hoạt động 7: Làm bài tập
HS đọc và giải quyết tình huống trong TLHDH
HS làm việc cá nhân lựa chọn loại đề kiểm tra phù hợp với bản thân
Cho từng nhóm đọc thầm nội dung câu chuyện “ Về một chú chim” và lần lượt các câu hỏi trong TLHDH
Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm thảo luận
BT5, 6,7: về nhà tìm hiểu
BT1:
BT2: 
BT3: Thảo luận về truyện “ Về một chú chim”
D. Hoạt động vận dụng:
Hoạt động của giáo viên – Học sinh
Nội dung chính
Cho HS làm BT1:
Hoạt động cá nhân
Gọi 1 số em lên soi gương và trả lời
GV kết luận bài học
*GV yêu cầu học sinh về nhà làm BT2,3 (Trang 11)
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
GV cho học sinh tìm hiểu 3 BT sách TL hướng dẫn học
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
Tổng kết
GV nêu lại hoặc cho HS nêu lại nội dung kiến thức đã học trong bài.
Hướng dẫn học tập:
Hoàn thành các bài tập mục C, D, E vào vở học
Chuẩn bị bài 2: Khiêm tốn và giản dị
Ký duyệt
Ngày 29 tháng 8 năm 2016
Bùi Thị Huyên

Tài liệu đính kèm:

  • docxGDCD_7_VNEN.docx