Giáo án Giáo dục công dân 8 cả năm

doc 91 trang Người đăng minhphuc19 Lượt xem 1209Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 8 cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Giáo dục công dân 8 cả năm
 Tuần: 1 	Ngày soạn:18/08/2016
Tiết: 1 	Ngày dạy:23-25/08/2016
Bài 1: TÔN TRỌNG LẼ PHẢI
I.Mục tiêu.
1.Kiến thức: HS hiểu thế nào là lẽ phải và tôn trọng lẽ phải. Nêu được một số biểu hiện của tôn trọng lẽ phải.
- Phân biệt được tôn trọng lẽ phải với không tôn trọng lẽ phải. Hiểu được ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải.
2. Kĩ năng: HS biết suy nghĩ và hành động theo lẽ phải.
3. Thái độ: HS có ý thức tôn trọng lẽ phải và ủng hộ những người làm theo lẽ phải.
- Không đồng tình với những hành vi làm trái lẽ phải, làm trái đạo lí của dân tộc.
II. Chuẩn bị:
1.GV: SGV, SGK.
2. HS: Sưu tầm những câu truyện về tôn trọng lẽ phải.
III. Tiến trình bài dạy.
1.Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ (Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS)
3. Bài mới: 
 Sống trung thực dám bảo vệ những điều đúng đắn ,không chấp nhận và không làm những điều sai trái đó là những nội dung cốt lõi của tôn trọng lẽ phải .Vậy tôn trọng lẽ phải là gì ? Nó có ý nghĩa như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải đáp những thắc mắc đó .
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu phần đặt vấn đề.
- Gọi HS đọc chuyện về quan Tuần phủ Hưng Hóa: Nguyễn Quang Bích.
 * Hoạt động nhóm. ( Nhóm nhỏ)
- GV nêu vấn đề: 
+ Những việc làm của viên tri huyện Thanh Ba với tên nhà giàu và người nông dân nghèo?
+ Hình bộ thượng thư anh ruột tri huyện Thanh Ba có hành động gì?
+ Nhận xét về việc làm của quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích.
- Nhiêm vụ: HS tập trung giải quyết vấn đề.
- Đại diện nhóm trả lời.
- HS nhận xét-> GV nhận xét.
-> Tri huyện Thanh Ba: ăn hối lộ, ức hiếp dân nghèo, xử án không công minh.
-> Xin tha tội cho tri huyện.
-> Bắt tên nhà giàu, trả lại ruộng cho người nông dân. Phạt tên nhà giàu về tội hối lộ, ức hiếp. Cách chức tri huyện Thanh Ba. 
+ CH: Hành động của quan tuần phủ thể hiện đức tính gì ?
+ CH: Trong các cuộc tranh luận, có bạn đưa ra ý kiến nhưng bị đa số các bạn khác phản đối. Nếu theo ý kiến đó đúng thì em sẽ xử sự như thế nào?
-> Nếu ý kiến đó đúng thì em cần ủng hộ bạn và bảo vệ ý kiến của bạn bằng cách phân tích cho các bạn khác thấy những điểm mà em cho là đúng, hợp lý.
+ CH: Nếu biết bạn mình quay cóp bài trong giờ kiểm tra, em sẽ làm gì?
-> Em cần thể hiện thái độ không đồng tình đối với hành vi đó. Phân tích cho bạn thấy tác hại của việc làm sai trái đó.
+ CH: Để có cách xử sự phù hợp trong các trường hợp ta cần phải làm gì ? 
* Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu nội dung bài học.
+ CH: Em hãy kể những biểu hiện của hành vi tôn trọng lẽ phải hoặc không tôn trọng lẽ phải mà em thấy trong cuộc sống hàng ngày?
+ CH: Vậy em hiểu lẽ phải là gì?
+ CH: Tôn trọng lẽ phải được thể hiện qua những khía cạnh nào?
-> Qua thái độ, lời nói, cử chỉ, hành động của con người.
+CH: Lẽ phải có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người
+ CH: Là HS em phải làm gì để rèn luyện tính tôn trọng lẽ phải?
-> Học tập gương của những người biết tôn trọng lẽ phải để có những hành vi và cách ứng xử phù hợp.
* Hoạt động 3: HDHS luyện tập.
+ CH: Lựa chọn cách giải quyết nào và giải thích vì sao?
+ CH: Nếu người thân của em mắc khuyết điểm, em sẽ lựa chọn phương án nào và giải thích vì sao?
+ CH: Hành vi nào thể hiện sự tôn trọng lẽ phải?
- GV đọc cho HS nghe truyện: Vụ án “ Trái đất quay” (SGV T.21)
I. Đặt vấn đề.
Quan Tuần phủ Hưng Hóa: Nguyễn Quang Bích.
- Ông là người dũng cảm, trung thực, dám đấu tranh để bảo vệ chân lý, lẽ phải, không chấp nhận những điều sai trái.
- Mỗi người không chỉ có nhận thức đúng mà cần phải có hành vi và cách ứng xử phù hợp trên cơ sở tôn trọng sự thật, bảo vệ lẽ phải, phê phán những việc làm sai trái
II. Nội dung bài học.
1. Khái niệm.
- Lẽ phải là những điều được cho là đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội.
- Tôn trọng lẽ phải là công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn.
2. Ý nghĩa.
- Tôn trọng lẽ phải giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội, gpó phần thúc đẩy xã hội phát triển
III Luyện tập.
1. Bài tập 1.
- Lựa chọn đáp án: C.
2. Bài tập 2. 
- Lựa chọn đáp án: C.
3. Bài tập 3.
- Hành vi a, c, e biểu hiện sự tôn trọng lẽ phải.
4. Củng cố 
- CH: Thế nào là tôn trọng lẽ phải? Là HS em cần phải làm gì để rèn luyện tính tôn trọng lẽ phải?
5. Hướng dẫn về nhà 
- Làm bài tập 4,5.
- Đọc trước bài: Liêm khiết.
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ giảng
Ngày tháng 08 năm 2016
Trần Thị Tám 
Tuần: 2	Ngày soạn:19/08/2016
Tiết: 2	Ngày dạy:30-01 /09/2016
Bài 2:LIÊM KHIẾT
I.Mục tiêu.
1.Kiến thức: HS hiểu được thế nào là liêm khiết, Nêu được một số biểu hiện của liêm khiết.
- Nêu được ý nghĩa của liêm kiết.
2. Kĩ năng: HS phân biệt được hành vi liêm khiết với tham lam, làm giàu bất chính.
- Biết sống liêm khiết, không tham lam.
3. Thái độ: Có thái độ kính trọng những người sống liêm khiết, phê phán những hành vi tham ô, tham nhũng.
II. Chuẩn bị:
1.GV: SGV, SGK, luật phòng chống tham nhũng được Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005.
2. HS: Soạn bài.
III. Tiến trình bài dạy.
1.Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
- CH: Thế nào là tôn trọng lẽ phải? Là HS em cần phải làm gì để rèn luyện tính tôn trọng lẽ phải?
Đáp án:
- Lẽ phải là những điều được cho là đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội.
- Tôn trọng lẽ phải là công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn.
- Học tập gương của những người biết tôn trọng lẽ phải để có những hành vi và cách ứng xử phù hợp.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu phần đặt vấn đề.
- GV gọi HS đọc chuyện.
* Hoạt động nhóm.( nhóm lớn)
- GV nêu vấn đề: 
+Nhóm 1, 2: Những việc làm của bà Ma-ri Quy-ri là gì. Những việc làm đó thể hiện đức tính gì?
+ Nhóm 3: Những việc làm của Dương Chấn là gì. Những việc làm đó thể hiện đức tính gì? 
+ Nhóm 4: Hành động của Bác Hồ được đánh giá như thế nào? Những hành động đó thể hiện đức tính gì?
- Nhiêm vụ: HS tập trung giải quyết vấn đề.
- Đại diện nhóm trả lời.
- HS nhận xét-> GV nhận xét.
-> Ma-ri Quy-ri không giữ bản quyền phát minh , biếu 1 gam Ra-đi cho viện nghiên cứu ứng dụng để chữa bệng ung thư, không nhận món quà của tổng thống mà dành nó cho viện nghiên cứu khoa học->Là người không vụ lợi, tham lam, sống có trách nhiệm với gia đình và xã hội.
->Dương Chấn được Vương Mật đem vàng đến lễ nhưng ông không nhận-> Ông là người thanh cao, vô tư, không hám lợi.
-> Bác sống như người Việt Nam bình thường, khước từ nhà cửa, quân phục, ngôi sao sáng chói-> Bác là người trong sạch, liêm khiết.
+ CH: Em có nhận xét gì về cách xử sự trong ba trường hợp trên?
+ CH: Trong điều kiện hiện nay, theo em việc học tập những tấm gương đó có còn phù hợp không? Vì sao?
-> Trong điều kiện hiện nay, lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền có xu hướng ngày càng gia tăng, thì việc học tập những tấm gương đó càng trở nên cần thiết và có ý nghĩa thiết thực Vì: + Giúp mọi người phân biệt được những hành vi liêm khiết hoặc không liêm khiết trong cuộc sống hàng ngày. 
 +Đồng tình, ủng hộ, quý trọng người liêm khiết và phê phán những hành vi thiếu liêm khiết.
 +Giúp mọi người có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết.
* Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu nội dung bài học.
+ CH: Em hiểu thế nào là liêm khiết?
+ CH: Sống liêm khiết có ý nghĩa như thế nào đối vói con người và xã hội?
+ CH: Tác dụng của đức tính liêm khiết với bản thân em và mọi người?
- Giới thiệu luật phòng chống tham nhũng được Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005.
* Hoạt động 3: HDHS luyện tập.
+ CH: Những hành vi nào thể hiện thể hiện tính liêm khiết và không liêm khiết? Giải thích vì sao?
+ CH: Em tán thành hay không tán thành những việc làm có trong bài tập 2? Vì sao?
+ CH: Em hãy kể một câu chuyện nói về tính liêm khiết?
I. Đặt vấn đề.
- Cách xử sự của Ma-ri Quy-ri, Dương Chấn, Bác Hồ là những tấm gương sáng để chúng ta học tập, noi theo và kính phục.
II. Nội dung bài học.
1. Khái niệm.
- Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức, thể hiện lối sống không hám danh, hám lợi, không nhỏ nhen, ích kỉ.
2. Ý nghĩa.
- Sống liêm khiết làm cho con người thanh thản, nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người, góp phần làm xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.
III Luyện tập.
1. Bài tập 1.
- Hành vi liêm khiết: 1, 3, 5, 7.
- Hành vi không liêm khiết: 2, 4, 6.
2. Bài tập 2.
- Không tán thànhvới tất cả các cách ở những tình huống đó vì chúng đều biểu hiện những khía cạch khác nhau của sự không liêm khiết.
4. Củng 
- CH: Liêm khiết có tác dụng gì trong cuộc sống của con người? Bản thân em sẽ phải làm gì để rèn luyện tính liêm khiết?
5. Hướng dẫn về nhà 
- Sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về đức tính liêm khiết.
- Đọc trước bài: Tôn trọng người khác.
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ giảng
Ngày tháng 08 năm 2016
Trần Thị Tám
 Tuần :3	Ngày soạn: 20/08/2016
 Tiết: 3	Ngày dạy:06-08/09/2016
Bài 3: TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC
I.Mục tiêu.
1.Kiến thức: HS hiểu thế nào là tôn trọng người khác, nêu được những biểu hiện của sự tôn trọng người khác trong cuộc sống hàng ngày.
- Hiểu được ý nghĩa của việc tôn trọng người khác.
2. Kĩ năng: HS biết phân biệt các hành vi tôn trọng và không tôn trọng người khác trong cuộc sống.
- Biết tôn trọng bạn bè và mọi người trong cuộc sống hằng ngày. 
3. Thái độ: Có thái độ đồng tình, ủng hộ những hành vi biết tôn trọng người khác.
- Phản đối những hành vi thiếu tôn trọng người khác.
II. Chuẩn bị:
1.GV: SGV, SGK, phiếu học tập.
2. HS: Soạn bài.
III. Tiến trình bài dạy.
1.Ổn định tổ 
2. Kiểm tra bài cũ :
- CH: : Em hiểu thế nào là liêm khiết? Sống liêm khiết có ý nghĩa như thế nào đối vói con người và xã hội?
Đáp án: 
- Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức, thể hiện lối sống không hám danh, hám lợi, không nhỏ nhên, ích kỉ.
- Sống liêm khiết làm cho con người thanh thản, nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người, góp phần làm xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu phần đặt vấn đề.
- GV gọi HS đọc 3 tình huống trong phần đặt vấn đề. 
* Hoạt động nhóm.( nhóm lớn)
- GV nêu vấn đề: 
+ Nhóm 1, 2: Nhận xét về cách cư xử, thái độ, việc làm của Mai. Hành vi của Mai sẽ được mọi người đối xử như thế nào?
+ Nhóm 3: Nhận xét về cách cư xử của một số bạn đối với Hải. Suy nghĩ của Hải như thế nào. Thái độ của Hải thể hiện đức tính gì?
+ Nhóm 4: Nhận xét việc làm của Quân và Hùng. Việc làm đó thể hiện đức tính gì?
- Nhiêm vụ: HS tập trung giải quyết vấn đề.
- Đại diện nhóm trả lời.
- HS nhận xét-> GV nhận xét.
-> Mai là học sinh gỏi nhưng không kiêu căng, coi thường người khác mà lễ phép, chan hòa, cởi mở giúp đỡ nhiệt tình-> Mai được mọi người tôn trọng, quý mến.
-> Các bạn trên chọc Hải vì em là da đen. Hải không cho da đen là xấu mà còn tự hào vì được hưởng màu da của cha-> Hải biết tôn trọng cha mình.
-> Quân và Hùng đọc chuyện, cười trong giờ học văn-> Thể hiện sự thiếu tôn trọng người khác.
+CH: Vậy trong cuộc sống chúng ta cần phải làm gì để thể hiện sự tôn trọng người khác?
* Bài tập nhanh: Điền vào ô trống
- GV treo đáp án ( có nhiều đáp án khác nhau)
 Hành vi
Địa điểm
Tôn trọng người khác
Không tôn trọng
Gia đình
Vâng lời bố mẹ
Xấu hổ vì bố đạp 
ích lô
Lớp, trường
Giúp đỡ bạn bè
Chê bạn nhà nghèo
Công cộng
Nhường chỗ cho người già trên xe buýt
Dẫm lên cỏ, bẻ hoa.
* Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu nội dung bài học.
+ CH: Thế nào là tôn trọng người khác?
+ CH: Tôn trọng người khác có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống hàng ngày?
+ CH: Chúng ta phải rèn luyện đức tính tôn trọng người khác như thế nào?
* Hoạt động 3: HDHS luyện tập.
+ CH: Những hành vi nào thể hiện sự tôn trọng, hành vi nào thể hiện sự thiếu tôn trọng người khác? Vì sao?
+ CH: Em tán thành hay không tán thành với mỗi ý kiến ? Vì sao?
+ CH: Hãy dự khiến tình huống mà em gặp trong cuộc sống để có cách ứng xử thể hiện sự tôn trọng mọi người, theo các gợi ý ?
I. Đặt vấn đề.
- Chúng ta phải biết lắng nghe, kính trọng, nhường nhịn, không chê bai, chế diễu người khác khi họ khác mình về hình thức, sở thích, phải biết cư xử có văn hóa, đúng mực, tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình. Biết đấu tranh, phê phán những việc làm sai trái.
II. Nội dung bài học.
1. Khái niệm.
- Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác. Thể hiện lối sống có văn hóa.
2. Ý nghĩa.
- Tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình.
- Mọi người tôn trọng nhau thì xã hội trở nên lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp hơn.
3. Cách rèn luyện tính tôn trọng người khác.
- Tôn trọng người khác mọi lúc, mọi nơi.
- Thể hiện cử chỉ, hành động và lời nói tôn trọng người khác
III Luyện tập.
1. Bài tập 1.
- Hành vi b, c, d, đ, e, h, k, l, m, n, o đều thể hiện sự thiếu tôn trọng người khác.
2.Bài tập 2.
3. Bài tập 3.
4. Củng cố 
+ CH: Thế nào là tôn trọng người khác? Tôn trọng người khác có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống hàng ngày?
5. Hướng dẫn về nhà 
- Tìm những câu tục ngữ, ca dao nói về sự tôn trọng người khác.
- Đọc trước bài: Giữ chữ tín.
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ giảng
Ngày tháng năm 2016
Trần Thị Tám
Tuần: 4	Ngày soạn: 25/08/2016
Tiết:	4	 Ngày dạy: 13-16 /09 /2016
Bài 4: GIỮ CHỮ TÍN
I.Mục tiêu.
1.Kiến thức: HS hiểu thế nào là giữ chữ tín, nêu được những biểu hiện của việc giữ chữ tín trong cuộc sống hàng ngày.
- Hiểu được ý nghĩa của việc giữ chữ tín.
2. Kĩ năng: HS biết phân biệt hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín.
- Biết giữ chữ tín với mọi người trong cuộc sống hằng ngày.
3. Thái độ: Có ý thức giữ chữ tín.
II. Chuẩn bị:
1.GV: SGV, SGK.
2. HS: Soạn bài.
III. Tiến trình bài dạy.
1.Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
+ CH: Thế nào là tôn trọng người khác? Tôn trọng người khác có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống hàng ngày?
Đáp án:
- Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác. Thể hiện lối sống có văn hóa.
- Tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình.
- Mọi người tôn trọng nhau thì xã hội trở nên lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp hơn.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu phần đặt vấn đề.
- GV gọi HS đọc 4 tình huống trong phần đặt vấn đề.
* Hoạt động nhóm.( nhóm lớn)
- GV nêu vấn đề: 
+ Nhóm 1: Trước việc làm của nước Lỗ, Nhạc Chính Tử như thế nào? Tại sao Nhạc Chính Tử lại làm như vậy?
+ Nhóm 2: Em bé đã nhờ Bác điều gì? Bác đã làm gì và vì sao Bác làm như vậy?
+ Nhóm 3: Người sản xuất, kinh doanh hàng hóa phải làm tốt việc gì đối với người tiêu dùng? Vì sao?
+ Nhóm 4: Nếu làm việc gì cũng đại khái, qua loa thì người đó có nhận được sự tin cậy của người khác không ? vì sao?
- Nhiêm vụ: HS tập trung giải quyết vấn đề.
- Đại diện nhóm trả lời.
- HS nhận xét-> GV nhận xét.
-> Nước Lỗ làm đỉnh giả để cống nước tề. Nhạc Chính Tử được cử đi nhưng ông không chịu đưa đỉnh giả đó đi vì như vậy sẽ làm mất lòng tin của vua Tề với ông.
-> Em bé đòi Bác mua cho một chiếc vòng bạc. Bác đã hứa và giữ lời hứa. Bác làm như vậy vì Bác là người trọng chữ tín.
-> Đảm bảo chất lượng hàng hóa, giá thành, mẫu mã, thời gian, thái độ vì nếu không làm như vậy sẽ mất lòng tin với khách hàng và hàng hóa sẽ không tiêu thụ được.
-> Nếu làm việc gì cũng đại khái, qua loa thì người đó không nhận được sự tin cậy của người khác.
+ CH: Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình thì mỗi người chúng ta cần phải làm gì?
+ Có ý kiến cho rằng: giữ chữ tín chỉ là giữ lời hứa. Em có đồng tình với ý kiến đó không? Vì sao?
-> Giữ lời hứa là biểu hiện quan trọng của giữ chữ tín, song giữ chữ tín không phải chỉ là giữ lời hứa mà còn thể hiện ở ý thức trách nhiệm và quyết tâm khi thực hiện lời hứa.
* Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu nội dung bài học.
+ CH: Thế nào là giữ chữ tín?
+ CH: Giữ chữ tín có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống hàng ngày?
+ CH: Muốn rèn luyện đức tính giữ chữ tín ta phải làm gì?
* Hoạt động 3: HDHS luyện tập.
* Hoạt động nhóm.( nhóm nhỏ)
- GV nêu vấn đề: Tình huống nào biểu hiện hành vi giữ chữ tín ( hoặc không giữ chữ tín) vì sao? 
- Nhiêm vụ: HS tập trung giải quyết vấn đề.
- Đại diện nhóm trả lời.
- HS nhận xét-> GV nhận xét.
+ CH: Tìm những biểu hiện hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín trong cuộc sống hành ngày vào bảng sau:
 Hành vi
Địa điểm
Giữ chữ tín
Không giữ chữ tín
Gia đình
Nhà trường
Xã hội
I. Đặt vấn đề.
- Muốn giữ được lòng tin của mọi người thì cần làm tốt chức trách, nhịm vụ của mình, giữ đúng lời hứa, đúng hẹn trong mối quan hệ với mọi người.
II. Nội dung bài học.
1. Khái niệm.
- Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau.
2.Ý nghĩa.
- Người biết giữ chữ tín sẽ được mọi người tin cậy, tín nhiệm của người khác đối với mình.
3. Cách rèn luyện.
- Làm tốt nghĩa vụ của mình, hoàn thành nhiệm vụ, giữ lời hứa, đúng hẹn.
III Luyện tập.
1. Bài tập 1. 
a. Việc làm của Minh là sai. Vì Minh không giữ đúng lời hứa là giúp đỡ Quang tiến bộ mà chỉ làm Quang lười và ỷ lại.
b. Bố Trung không phải là người không biết giữ lời hứa vì ông không cố ý mà do hoàn cảnh khách quan mang lại.
c. ý kiến của Nam là sai. Vì đã nhận lỗi và hứa sửa lỗi thì phải thực hiện.
d. Việc làm của Lan là sai. Vì Lan đã sai hẹn không giữ đúng lời hứa.
e. Việc làm của Nga là sai. Vì nga khônng giữ đúng lời hứa với bố mẹ Phương.
2. Bài tập 2.
4. Củng cố 
+ CH: Giữ chữ tín có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống hàng ngày?
5. Hướng dẫn về nhà 
- Tìm những câu tục ngữ, ca dao nói về giữ chữ tín.
- Đọc trước bài: Pháp luật và kỷ luật.
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ giảng
 Ngày tháng năm 2016
Trần Thị Tám
Tuần : 5	Ngày soạn: 30/08/2016
Tiết: 5	Ngày dạy: 20-23 /09/2016
Bài 6: PHÁP LUẬT VÀ KỈ LUẬT
I.Mục tiêu.
1.Kiến thức: HS hiểu thế nào là pháp luật và kỉ luật, hiểu được mối quan hệ giữa pháp luật và kỷ luật.
- Nêu được ý nghĩa của pháp luật và kỉ luật.
2. Kĩ năng: Biết thực hiện đúng những quy định của pháp luật và , kỉ luật ở mọi lúc mọi nơi.
- Biết nhắc nhở bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện tốt những quy định củapháp luật và kỉ luật.
3. Thái độ: Có ý thức tôn trọng pháp luật và kỉ luật.
- Đồng tình, ủng hộ những hành vi tuân thủ đúng pháp luật, kỉ luật. Phê phán những hành vi vi phạm pháp luật, kỉ luật.
II. Chuẩn bị:
1.GV: SGV, SGK.
2. HS: Soạn bài.
III. Tiến trình bài dạy.
1.Ổn định tổ 
2. Kiểm tra bài cũ :
+ CH: Thế nào là giữ chữ tín? Hãy kể một việc làm của bản thân em thể hiện việc giữ chữ tín?
Đáp án:
- Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu phần đặt vấn đề.
- GV gọi HS đọc phần đặt vấn đề. 
* Hoạt động nhóm.( nhóm nhỏ)
- GV nêu vấn đề: 
+ Vũ Xuân Trường đã có hành vi vi phạm pháp luật như thế nào?
+ Những hành vi vi phạm pháp luật của Vũ Xuân Trường và đồng bọn gây ra hậu quả gì? Chúng đã bị trừng phạt như thế nào?
+ Để chống lại bọn tội phạm các chiến sĩ công an phải có phẩm chất gì?
- Nhiêm vụ: HS tập trung giải quyết vấn đề.
- Đại diện nhóm trả lời.
- HS nhận xét-> GV nhận xét.
-> Vũ Xuân Trường tổ chức đường dây buôn bán, vận chuyển ma trúy xuyên Thái Lan- Lào- Viêt Nam. Chúng lợi dụng phương tiện của cán bộ công an. Mua chuộc, dụ dỗ cán bộ nhà nước.
-> Hậu quả: Tốn tiền của, gia đình tan nát, hủy hoại nhân cách con người. Cán bộ thoái hóa, biến chất. Chúng bị trừng phạt: 8 án tử hình, 6 án trung thân, 2 án 20 năm tù giam
-> Dũng cảm mưu trí, vượt khó khăn trở ngại, vô tư, trong sạch, tôn trọng pháp luật, có tính kỉ luật.
+ CH: Chúng ta rút ra bài học gì qua vụ án trên?
* Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu nội dung bài học.
+ CH: Em hiểu thế nào là pháp luật?
+ CH: Thế nào l

Tài liệu đính kèm:

  • docga_lich_su_9.doc