Đề cương ôn tập kiểm tra Giáo dục công dân khối 8

docx 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 379Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra Giáo dục công dân khối 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập kiểm tra Giáo dục công dân khối 8
MÔN CÔNG DÂN 8
1) Lẽ phải là gì? Cho ví dụ? Vì sao chúng ta cần tôn trọng lẽ phải?
- Lẽ phải là những điều được coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.
 VD: +Tuân theo nội qui, tuân theo pháp luật.
 + Kính trên nhường dưới.
- Chúng ta cần tôn trọng lẽ phải vì: tôn trọng lẽ phải giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển.
2) Thế nào là liêm khiết? Sống liêm khiết giúp ích gì cho ta? Cho ví dụ cụ thể?
- Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.
- Sống liêm khiết sẽ làm cho con người thanh thản, nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người, góp phần làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.
 VD: Luôn mong muốn làm giàu bằng tài năng và sức lực của mình, không tham ô, hối lộ,
3) Thế nào là tôn trọng người khác? Chúng ta cần làm gì để thể hiện là người biết tôn trọng người khác?
- Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác; thể hiện lối sống có văn hóa của mỗi người. 
- Để thể hiện là người biết tôn trọng người khác, chúng ta cần phải:
+ Nói năng lễ độ.
+ Lắng nghe ý kiến người khác.
+ Giúp đỡ bạn bè.
+ Không vứt rác bừa bãi.
4) Thế nào là giữ chữ tín? Việc giữ chữ tín có ý nghĩa như thế nào? Nêu 02 việc làm mà em biết giữ chữ tín?
- Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng lẫn nhau.
- Việc giữ chữ tín có ý nghĩa: sẽ nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của người khác đối với mình, giúp mọi người đoàn kết và dễ dàng hợp tác với nhau.
- 02 việc làm: + Làm tốt nhiệm vụ được giao.
 + Biết giữ lời hứa, đúng hẹn.
5) Pháp luật là gì? Kỉ luật? Những qui định của cơ quan, trường học có thể coi là pháp luật không? Vì sao?
- Pháp luật là những qui tắc xử sự chung có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành được đảm bảo thực hiện bằng biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
- Kỉ luật là những qui định chung của một cộng đồng hoặc của tổ chức xã hội (nhà trường, cơ sở sản xuất, cơ quan,) yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc.
- Những qui định của cơ quan, trường học không thể coi là pháp luật vì pháp luật do nhà nước đặt ra, bắt buộc tất cả mọi người phải thực hiện. Mà những qui định của cơ quan, trường học chỉ bắt buộc những người trong cơ quan, trường học đó thực hiện. Hình thức xử phạt của pháp luật nặng (phạt tù, tiền) còn qui định của cơ quan, trường học thì nhẹ (chỉ răn đe, giáo dục).
6) Học sinh cần tuân theo pháp luật và kỉ luật như thế nào? 
- Học sinh cần tuân theo pháp luật và kỉ luật:
+ Nghiêm túc, tự giác, thực hiện mọi lúc, mọi nơi.
+ Phải biết tự tìm hiểu thêm về pháp luật.
7) Tình bạn là gì? Tình bạn trong sáng, lành mạnh có đặc điểm như thế nào? Em đã làm gì để có tình bạn trong sáng, lành mạnh? 
- Tình bạn là tình cảm gắn bó giữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở hợp nhau về tính tình, sở thích hoặc có chung xu hướng hoạt động, có cùng lí tưởng sống,
- Tình bạn trong sáng, lành mạnh có những đặc điểm cơ bản sau: phù hợp với nhau về quan niệm sống; bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau; chân thành, tin cậy và có trách nhiệm đối với nhau; thông cảm, đồng cảm sâu sắc với nhau.
- Để xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh; em cần phải:
+ Có thiện chí và cố gắng từ 2 phía.
+ Tin tưởng nhau.
+ Quan tâm đến bạn.
8) Thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? Chúng ta nên tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác như thế nào? Nêu các thành tựu kinh tế,văn hóa, kiến trúc, của 5 nước mà em biết?
- Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc; luôn tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc; đồng thời thể lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình.
- Chúng ta phải tích cực học tập, tìm hiểu đời sống và nền văn hóa của các dân tộc trên thế giới, tiếp thu một cách có chọn lọc, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và truyền thống của dân tộc ta.
- Các thành tựu kinh tế, văn hóa, kiến trúc, của 5 nước mà em biết:
+ Vạn Lí Trường Thành (Trung Quốc)
+ Bác Hồ (Việt Nam)
+ Tháp Eiffel (Pháp)
+ Dân ca Nga
+ Tượng Nữ Thần Tự Do (Mỹ)
9) Thế nào là lao động tự giác? Nêu 4 biểu hiện của lao động tự giác, sáng tạo?
- Lao động tự giác: + Chủ động làm việc, không cần ai nhắc nhở.
 + Không do áp lực từ bên ngoài.
- 4 biểu hiện lao động tự giác, sáng tạo:
+ Làm việc hăng hái.
+ Luôn tìm tòi, học hỏi những điều mới.
+ Nghĩ ra phương pháp giải toán mới.
+ Thực hiện nội qui.
10) Thế nào là tự lập? Theo em cần rèn luyện tính tự lập bằng cách nào? Nêu biểu hiện tự lập trong học tập, công việc và sinh hoạt hằng ngày?
- Tự lập là: + Tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình.
 + Tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình.
 + Không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác.
- Theo em, cần rèn luyện tính tự lập bằng cách:
+ Rèn luyện tính từ lập ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
+ Thói quen tự lập trong: học tập, công việc, sinh hoạt hằng ngày.
- Biểu hiện tự lập trong học tập: Tự giác học bài, làm bài, soạn bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Biểu hiện tự lập trong công việc: Vươn lên phấn đấu, hoàn thành công việc với kết quả cao.
- Biểu hiện tự lập trong sinh hoạt hằng ngày: thể hiện sự tự tin, bản lĩnh; dám đương đầu, đối mặt với khó khăn, thử thách.
11) Sưu tầm câu ca dao, tục ngữ về các đức tính đã học, xem các bài tập trong sách giáo khoa.
- Tôn trọng lẽ phải: + Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn.
 + Khôn chẳng qua lẽ, khỏe chẳng qua lời.
- Liêm khiết: + Cây ngay bóng thẳng, cây cong bóng vẹo.
 + Ban ngày quan lớn như thần
 Ban đêm quan lớn tần mần như ma.
- Tôn trọng người khác: + Lời nói không mất tiền mua 
 Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
 + Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
 Người khôn nói tiếng dịu dàng, dễ nghe.
- Giữ chữ tín: + Nói lời phải giữ lấy lời
 Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.
 + Nói chín thì phải làm mười
 Nói mười làm chín kẻ cười người chê.
- Pháp luật và kỉ luật: + Quốc có quốc pháp, gia có gia quy. (Pháp luật)
 + Đất có lề, quê có thói. (Kỉ luật)
- Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh:
 + Bước ra vừa gặp bạn hiền
 Cũng bằng ăn quả đào tiên trên trời.
 + Thua trời một vạn không bằng thua bạn một ly.
- Tự lập: + Tự lực cánh sinh.
 + Nước lã mà vã nên hồ 
 Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.
- Lao động tự giác, sáng tạo:
 + Học một biết mười. (Lao động sáng tạo)
 + Cần cù bù thông minh. (Lao động tự giác)

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_cong_dan_8.docx