Giáo án Đề 3 Kiểm tra 1 tiết môn sinh học lớp 7

doc 3 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1471Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đề 3 Kiểm tra 1 tiết môn sinh học lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Đề 3 Kiểm tra 1 tiết môn sinh học lớp 7
KIỂM TRA
Câu 1. (2 điểm) a) Thế nào là hiện tượng di truyền liên kêt ? 
b) Di truyền liên kết có ý nghĩa gì ?
c) Hiện tượng này đã bổ sung cho quy luật phân li độc lập của menđen như thế nào ? 
d) Tại sao quy luật DTLK không bác bỏ, mà bổ sung cho quy luật phân li độc lập ?
Câu 2 (1 điểm)
a) So sánh về cấu trúc và chức năng giữa nhiễm sắc thể (NST) thường và NST giới tính.
b) Ở người 2n = 46. Hãy xác định: Số NST và số crômatít ở kì sau 1, kì đầu 2, kì sau 2 trong tế bào đang giảm phân?
Câu 3. (1 điểm) So sánh quy luật phân li độc lập với hiện tượng di truyền liên kết.
Câu 4 (1 điểm)
a) So sánh kết quả lai phân tích F1 trong hai trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết của hai cặp tính trạng. 
b) Vì sao phép lai phân tích lại phát hiện được hiện tượng di truyền liên kết? 
Câu 5 (1 điểm). 
Một cá thể chứa 2 cặp gen dị hợp tử (Aa và Bb) nằm trên nhiễm sắc thể thường. Cá thể đó có thể có kiểu gen như thế nào? Tương ứng với mỗi kiểu gen đó sẽ có những loại giao tử nào được tạo ra? (Không xét hoán vị gen).
Câu 6. (1 điểm) Ở ruồi giấm: Cặp nhiễm sắc thể số 1 và 3 lần lượt chứa cặp gen Aa và Ee, cặp NST số 2 chứa hai cặp gen dị hợp Bb và Dd, cặp NST số 4 là cặp NST giới tính.
a) Viết kí hiệu bộ nhiễm sắc thể của ruồi giấm cái. 
b) Một noãn bào bậc 1 của ruồi giấm cái trên giảm phân bình thường, không có hiện tượng trao đổi đoạn có thể tạo ra bao nhiêu loại giao tử ? Viết kí hiệu các giao tử đó
Câu 7 (1 điểm)
a) Phân biệt sự khác nhau giữa nhiễm sắc thể kép và cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
b) Giải thích vì sao hai phân tử ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống phân tử ADN mẹ. 
Câu 8 (2 điểm)
Có 10 tế bào mầm của ruồi giấm nguyên phân với số đợt bằng nhau tạo ra 320 tinh nguyên bào, giảm phân cho các tinh trùng bình thường, hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 5%, của trứng là 40%.
a) Tính số lượng tinh trùng được thụ tinh với trứng.
b) Số đợt nguyên phân của mỗi tế bào mầm.
c) Số lượng noãn nguyên bào cần sinh ra để tham gia vào quá trình thụ tinh.
d) Tính tổng số thoi phân bào hình thành trong cả quá trình tạo giao tử của các tế bào mầm.
..............Hết..............
ĐÁP ÁN
Câu 1. a) Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào.
b) - Hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp
- Đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng
- Trong chọn giống chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau.
c) - Quy luật phân li độc lập của Menđen chỉ nghiệm đúng trong trường hợp: Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau
 - Hiện tượng di truyền liên kết do Moocgan phát hiện đã bổ sung các điểm:
+ Mỗi nhiễm sắc thể không chỉ chứa 1 gen mà còn chứa rất nhiều gen
+ Các gen trên nhiễm sắc thể phân bố thành một hàng dọc và tạo thành một nhóm gen liên kết, số nhóm gen liên kết đúng bằng số nhiễm sắc thể trong bộ đơn bội (n) của loài.
+ Các gen không chỉ PLĐL mà còn có hiện tượng liên kết với nhau và hiện tượng liên kết gen mới là phổ biến. 
+ DTLK đã giải thích được vì sao trong tự nhiên có những nhóm tt luôn đi kèm với nhau. 
d) - Nếu các gen quy định các tính trạng nghiên cứu nằm trên 1 NST thì chúng DTLK.
- Nếu các gen quy định các tính trạng nghiên cứu nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau thì chúng PLĐL. Do đó quy luật DTLK không bác bỏ mà bổ sung cho quy luật PLĐL
Câu 2. 
a) - Giống nhau: 
+ Là cấu trúc mang gen.
+ Đều tồn tại thành từng cặp trong TB sinh dưỡng. Trong giao tử chỉ có 1 NST trong mỗi cặp
+ Đều có khả năng nhân đôi, phân li trong quá trình phân bào.
- Khác nhau:
NST thường
NST giới tính
- Thường tồn tại nhiều cặp NST trong TBSD
- Trong TB SD tồn tại thành từng cặp tương đồng. Giống nhau giữa giới đực và cái.
- Mang gen qua định tính trạng thường.
- Tồn tại 1 cặp duy nhât trong TB SD.
- Trong TB SD tồn tại thành cặp tương đồng (XX) hoặc không tương đồng (XY) tùy theo giới tính. Khác nhau giữa giới đực và cái.
- Mang gen qua định giới tính và tính trạng thường liên quan đến giới tính.
b) - Kì sau 1: Số NST là 46 , số crômatít 92 ; - Kì đầu 2: Số NST là 23 , số crômatít 46
 - Kì sau 2: Số NST là 46 , số crômatít 0
Câu 3. 
* Giống nhau:
- Đều là quy luật DT phản ánh sự di truyền 2 cặp tính trạng.
- Có hiện tượng trội lấn át hoàn toàn lặn. Mỗi gen quy định 1 tính trạng
- Đều dựa trên cơ chế: Sự phân li của các căp gen trên NST trong quá trình giảm phân tạo giao tử và sự tổ hợp của các giao tử trong quá trình thụ tinh tạo hợp tử
- P thuần chủng về 2 cặp tính trạng tương phản, tất cả cá thể F1 đều mang kiểu hình với 2 tính trạng trội.
* Khác nhau:
Quy luật phân li độc lặp
Hiện tượng di truyền liên kết
- Mỗi gen nằm trên 1 NST 
- Hai cặp tính trạng di truyền độc lập và không phụ thuộc vào nhau.
- Các gen phân li độc lập trong giảm phân tạo giao tử và thụ tinh
- Làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp.
- Cá thể dị hợp tử 2 cặp gen lai phân tích cho tỉ lệ 1: 1: 1: 1
- Hai hay nhiều gen nằm trên 1 NST 
- Hai cặp tính trạng di truyền phụ thuộc vào nhau. 
- Các gen phân li cùng nhau trong giảm phân tạo giao tử và thụ tinh.
- Hạn chế xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp.
- Cá thể dị hợp tử 2 cặp gen lai phân tích cho tỉ lệ 1: 1
Câu 4. a)
	Di truyền độc lập
Di truyền liên kết
 P: Hạt vàng, trơn x Hạt xanh,nhăn.
 AaBb aabb 
G: 1AB: 1Ab: 1aB: 1ab ab
F:1AaBb: 1Aabb: 1aaBb: 1aabb 
 1V,T : 1V,N : 1X,T : 1 X,N 
- Tỉ lệ KG và KH đều :1:1:1:1.
- Xuất hiện biến dị tổ hợp: Vàng, nhăn và xanh, trơn.
P: Thân xám,cánh dài x Thân đen,cánh cụt.
 BV/ bv bv/ bv
G: 1BV: 1bv 1bv
F: 1BV/bv : 1bv/1bv
 1X, D : 1Đ,C
- Tỉ lệ KG và KH đều 1:1.
- Không xuất hiện biến dị tổ hợp.
b) Khi lai phân tích với hai cặp gen dị hợp xác định hai cặp tt tương phản mà đời con cho tỉ lệ các loại kiểu hình 1:1 thì chứng tỏ ở F1 có 2 gen liên kết hoàn toàn trên cùng một NST.
Câu 5. - Viết được 3 kiểu gen: AaBb, Ab//aB, AB//ab.
- Mỗi kiểu gen viết được các loại giao tử:
+ AaBb cho 4 loại giao tử: AB, Ab, aB, ab.
+ Ab/aB cho 2 loại giao tử: Ab, aB
+ AB/ab cho 2 loại giao tử: AB, ab
Câu 6. a) Kí hiệu bộ NST của ruồi giấm cái là: AaEeXX hoặc AaEeXX
b) - Giảm phân bình thường cho 2n = 23 = 8 loại giao tử
- Kí hiệu giao tử:
+ Kiểu gen AaEeXX cho 8 loại giao tử: ABDEX, ABDeX, AbdEX, AbdeX, aBDEX, aBDeX, abdEX, abdeX
+ Kiểu gen AaEeXX cho 8 loại giao tử: ABdEX, ABdeX, AbDEX, AbDeX, aBdEX, aBdeX, abDEX, abDeX
Câu 7.a)
NST kép
Cặp NST tương đồng
- Chỉ là 1 NST gồm 2 crômatit dính nhau ở tâm động
- Gồm 2 NST đồng dạng
 - Chỉ 1 nguồn gốc: hoặc từ bố hoặc từ mẹ
 - Có 2 nguồn gôc: 1 từ bố, 1 từ mẹ
 - 2 crômatit hoạt động như 1 thể thống nhất
- 2 NST của cặp tương đồng hoạt động độc lập nhau
b) Do: Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo các nguyên tắc:
- Nguyên tắc bổ sung: Mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ. Các nuclêôtit ở mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc: A liên kết với T, G liên kết với X hay ngược lại.
- Nguyên tắc giữ lại một nữa: Trong mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ, mạch còn lại được tổng hợp mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docKiem tra.doc