TRƯỜNG THPT CẨM LÝ ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT MÔN: VẬT LÝ 12 (20 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 209 (Học sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên học sinh:..................................................................... Lớp: ............................. Câu 1: Trong hiện tương giao thao sóng nước, hai nguồn A, B cách nhau 50 cm dao động theo phương thẳng đứng với phương trình là (với t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 1,5 m/s. Xét các điểm trên mặt nước thuộc đường tròn tâm A, bán kính AB. Điểm dao động với biên độ cực tiểu cách đường thẳng AB một đoạn lớn nhất là A. 45,56 cm. B. 49,93 cm. C. 49,33 cm. D. 46,55 cm. Câu 2: Phát biểu nào dưới đây về dao động tắt dần là sai? A. Dao động có biên độ giảm dần do lực ma sát, lực cản của môi trường tác dụng lên vật dao động. B. Tần số dao động càng lớn thì quá trình dao động tắt dần càng nhanh. C. Lực ma sát, lực cản sinh công làm tiêu hao dần năng lượng của dao động. D. Lực cản hoặc lực ma sát càng lớn thì quá trình dao động tắt dần càng kéo dài. Câu 3: Một con lắc đơn gồm một sợi dây dài có khối lượng không đáng kể, đầu sợi dây treo hòn bi bằng kim loại khối lượng m = 10 g, mang điện tích q = 0,2 . Đặt con lắc trong một điện trường đều có phương thẳng đứng hướng xuống dưới, độ lớn E = 10 kV/m. Chu kì dao động của con lắc khi E = 0 là T0 = 2 s. Cho g = 10 m/s2. Chu kì dao động của con lắc khi có điện trường bằng A. 2,02 s. B. 1,01 s. C. 1,98 s. D. 0,99 s. Câu 4: Một sóng cơ tần số 25 Hz truyền dọc theo trục Ox với tốc độ 100 cm/s. Hai điểm gần nhau nhất trên trục Ox mà các phần tử sóng tại đó dao động ngược pha nhau, cách nhau A. 3 cm. B. 2 cm. C. 1 cm. D. 4 cm. Câu 5: Trong dao động điều hoà, giá trị cực đại của gia tốc là A. B. C. D. Câu 6: Một người quan sát một chiếc phao trên mặt biển thấy nó nhô lên cao 7 lần trong 18 giây và đo được khoảng cách giữa hai đỉnh sóng liên tiếp là 3 m. Tốc độ truyền sóng trên mặt biển là A. 1 m/s. B. 0,5 m/s. C. 2 m/s. D. 1,5 m/s. Câu 7: Một vật dao động điều hòa, câu khẳng định nào sau đây là đúng ? A. Khi vật qua vị trí cân bằng nó có vận tốc và gia tốc đều cực đại. B. Khi vật qua vị trí biên động năng bằng thế năng. C. Khi vật qua vị trí biên vận tốc cực đại, gia tốc bằng 0. D. Khi vật qua vị trí cân bằng nó có vận tốc cực đại, gia tốc bằng 0. Câu 8: Tại một nơi trên mặt đất, một con lắc đơn dao động điều hòa với chu kì 2,2 s. Lấy g = 10 m/s2, . Khi giảm chiều dài dây treo của con lắc 21 cm thì con lắc mới dao động điều hòa với chu kì là A. 2,0 s. B. 1,0 s. C. 2,5 s. D. 1,5 s. Câu 9: Một vật đang dao động điều hòa với tần số góc 10p rad/s và biên độ cm. Khi vật có vận tốc cm/s thì gia tốc của nó có độ lớn A. 10 m/s2. B. 4 m/s2. C. 5 m/s2. D. 2 m/s2. Câu 10: Trên một sợi dây đàn hồi dài 1,6 m , hai đầu cố định, đang có sóng dừng. Biết tần số của sóng là 20 Hz, tốc độ truyền sóng trên dây là 4 m/s. Số bụng sóng trên dây là A. 15. B. 16. C. 32. D. 8. Câu 11: Một vật dao động cưỡng bức do tác dụng của ngoại lực (F tính bằng N, t tính bằng s). Vật dao động với A. tần số 5 Hz. B. chu kì 2 s. C. tần số góc 10 rad/s. D. biên độ 0,5 m. Câu 12: Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang với biên độ 4cm, mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Lò xo của con lắc có độ cứng 50 N/m. Thế năng cực đại của con lắc là A. 10-3 J. B. 5.10-3 J. C. 0,04 J. D. 0,02 J. Câu 13: Một dây đàn hồi rất dài có đầu A dao động với tần số f theo phương vuông góc với sợi dây. Biên độ dao động là a, vận tốc truyền sóng trên dây là 4 m/s. Xét điểm M trên dây và cách A một đoạn 14 cm, người ta thấy M luôn dao động ngược pha với A. Biết tần số f có giá trị trong khoảng từ 98 Hz đến 102 Hz. Bước sóng của sóng đó có giá trị là A. 4 cm. B. 6 cm. C. 8 cm. D. 5 cm. Câu 14: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng có k=100N/m khối lượng vật nặng m=0,5kg. Ban đầu đưa vật đến vị trí lò xo không biến dạng rồi thả nhẹ. Khi vật đi qua vị trí cân bằng người ta chồng nhẹ một vật cùng khối lượng lên vật m, lấy g=10m/s2. Biên độ dao động của hệ hai vật sau đó là A. 2,5cm. B. 2,5cm. C. 5cm. D. 5cm. Câu 15: Một con lắc lò xo đặt nằm ngang gồm một vật có khối lượng 100 g gắn vào một lò xo có độ cứng 10 N/m. Hệ số ma sát giữa vật và sàn là 0,1. Đưa vật đến vị trí lò xo bị nén một đoạn rồi thả ra. Vật đạt vận tốc cực đại lần thứ nhất tại O và vmax = 60 cm/s. Quãng đường vật đi được đến lúc dừng lại là A. 24,5 cm. B. 21 cm. C. 24 cm. D. 25 cm. Câu 16: Khi nói về sóng âm, phát biểu nào sau đây sai ? A. Sóng âm không truyền được trong chân không. B. Hạ âm có tần số nhỏ hơn 16 Hz. C. Đơn vị của mức cường độ âm là W/m2. D. Siêu âm có tần số lớn hơn 20000 Hz. Câu 17: Một người đứng ở gần chân núi hét lớn tiếng thì sau 7 s nghe thấy tiếng vang từ núi vọng lại. Biết tốc độ âm trong không khí là 330 m/s. Khoảng cách từ chân núi đến người đó bằng A. 1155 m. B. 4620 m. C. 2310 m. D. 1775 m. Câu 18: Tốc độ âm trong không khí và trong nước lần lượt là 330 m/s và 1450 m/s. Khi âm truyền từ trong không khí vào nước thì bước sóng của nó tăng lên bao nhiêu lần? A. 5 lần. B. 6 lần. C. 4,4 lần. D. 4 lần. Câu 19: Tại hai điểm A, B trên mặt nước có hai nguồn dao động cùng pha và cùng tần số 12 Hz. Tại điểm M cách các nguồn A, B những đoạn d1 = 18 cm, d2 = 24 cm sóng có biên độ cực đại. Giữa M và đường trung trực của AB có hai đường vân dao động với biên độ cực đại. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước bằng: A. 26 cm/s. B. 28 cm/s. C. 20 cm/s. D. 24 cm/s. Câu 20: Mức cường độ âm do một nguồn âm S gây ra tại một điểm M là L. Nếu tiến thêm một khoảng d = 50 m thì mức cường độ âm tăng thêm 10 dB. Khoảng cách SM là A. 73,12 cm. B. 7,312 km. C. 7,312 m. D. 73,12 m. ----------- HẾT ----------
Tài liệu đính kèm: