Dao động điện từ Câu 1. Gọi Uo là hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện, Io là cường độ dòng điện cực đại qua cuộn cảm. Biểu thức liên hệ giữa Uo và Io của mạch dao động LC là A. Io = Uo. B. Uo = Io. C. Uo = Io. D. Io = Uo Câu 2. Mạch dao động điện từ dao động tự do với tần số góc là ω. Biết điện tích cực đại trên tụ điện là qo. Cường độ dòng điện qua cuộn dây có giá trị cực đại là A. Io = ωqo. B. Io = qo/ω. C. Io = ω²qo. D. Io = ω/qo. Câu 3. Một mạch dao động điện từ LC, gồm cuộn dây có lõi thép sắt từ, ban đầu tụ điện được tích điện qo nào đó, rồi cho dao động tự do. Dao động của dòng điện trong mạch là dao động tắt dần là vì A. Bức xạ sóng điện từ. B. Tỏa nhiệt do điện trở của cuộn dây. C. Do dòng Fucô trong lõi của cuộn dây. D. Do cả ba nguyên nhân trên. Câu 4. Trong mạch dao động LC lý tưởng, năng lượng điện từ của mạch A. biến thiên tuần hoàn với chu kì 2T. B. biến thiên tuần hoàn với chu kì T/4. C. biến thiên tuần hoàn với chu kì T/2. D. không biến thiên theo thời gian. Câu 5. Một mạch dao động gồm một tụ điện có C = 18nF và một cuộn dây thuần cảm có L = 6H. Hiệu điện thế cực đại ở hai đầu tụ điện là 4V. Cường độ dòng điện cực đại trong mạch là A. 87,2mA. B. 219mA. C. 12mA. D. 21,9mA. Câu 6. Dòng điện trong mạch dao động LC có biểu thức: i = 65sin (2500t + π/3) (mA). Tụ điện trong mạch có điện dung C = 750nF. Độ tự cảm L của cuộn dây là A. 426mH. B. 374mH. C. 213mH. D. 125mH. Câu 7. Một mạch dao động gồm một tụ điện có điện dung C và cuộn cảm L. Điện trở thuần của mạch R = 0. Biết biểu thức của dòng điện qua mạch là i = 0,04cos (2.107.t) (A). Điện tích cực đại là A. 1 nC. B. 4 nC. C. 2 nC. D. 8 nC. Câu 8. Một mạch dao động gồm một tụ có C = 5 μF và cuộn cảm L. Năng lượng của mạch dao động là 5.10–5 J. Khi điện áp giữa hai bản tụ là 3V thì năng lượng từ trường của mạch là A. 35 μJ. B. 27,5 μJ. C. 20 μJ. D. 10 μJ. Câu 9. Một mạch dao động LC gồm cuộn dây thuần cảm có L = 2/π mH và một tụ điện C = 0,8/π μF. Tần số riêng của dao động trong mạch là A. 50kHz. B. 25 kHz. C. 12,5 kHz. D. 2,5 kHz. Câu 10. Một mạch dao động LC gồm cuộn cảm có hệ số tự cảm L = 0,4mH và tụ có điện dung C = 4pF. Chu kì dao động riêng của mạch dao động là A. 2,51 ns B. 2,51 ps. C. 25,1 μs. D. 0,251 μs. Câu 11. Mạch dao động gồm tụ C có hiệu điện thế cực đại là 4,8V; điện dung C = 30nF; độ tự cảm L = 25mH. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là A. 3,72mA. B. 4,28mA. C. 5,20mA. D. 6,34mA. Câu 12. Mạch dao động gồm cuộn dây có độ tự cảm L, R = 0, tụ có C = 1,25 μF. Dao động điện từ trong mạch có tần số góc ω = 4000 (rad/s), cường độ dòng điện cực đại trong mạch Io = 40mA. Năng lượng điện từ trong mạch là A. 2.10–3J. B. 4.10–3J. C. 4.10–5J. D. 2.10–5J. Câu 13. Một mạch dao động gồm một tụ điện có điện dung C = 10 μF và một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 0,1 H. Khi hiệu điện thế ở hai đầu tụ điện là 4V thì cường độ dòng điện trong mạch là 0,02A. Hiệu điện thế cực đại trên tụ là A. 4,0 V. B. 5,66V. C. 4,47V. D. 7,07V. Câu 14. Một mạch dao động với tụ điện C và cuộn cảm L đang thực hiện dao động tự do. Điện tích cực đại trên bản tụ là qo = 2.10–6 C và dòng điện cực đại trong mạch là Io = 0,314 A. Lấy π² = 10. Tần số dao động điện từ tự do trong khung là A. 25kHz. B. 3MHz. C. 50kHz. D. 2,5MHz. Câu 15. Một mạch dao động gồm một cuộn dây L và tụ điện C thực hiện dao động điện từ tự do. Để tần số dao động riêng của mạch dao động giảm đi 2 lần thì phải thay tụ điện C bằng tụ điện Co có giá trị A. Co = 4C. B. Co = C/4. C. Co = 2C. D. Co = C/2. Câu 16. Trong mạch dao động LC có điện trở thuần không đáng kể. Sau những khoảng thời gian bằng 0,2.10–4 s thì năng lượng điện trường lại bằng năng lượng từ trường. Chu kỳ dao động của mạch là A. 0,4.10–4 s B. 0,8.10–4 s. C. 0,2.10–4 s. D. 1,6.10–4 s. Câu 17. Một mạch dao động LC có năng lượng là 36.10–6(J) và điện dung của tụ điện C là 2,5 μF. Khi hiệu điện thế giữa hai bản cực của tụ điện là 3V thì năng lượng tập trung tại cuộn cảm bằng A. 24,47 J. B. 24,75 mJ. C. 24,75 μJ. D. 24,75 nJ. Câu 18. Khi mắc tụ C1 vào mạch dao động thì tần số dao động riêng của mạch là f1 = 30kHz. Khi thay tụ C1 bằng tụ C2 thì tần số dao động riêng của mạch là f2 = 40kHz. Tần số dao động riêng của mạch dao động khi mắc nối tiếp hai tụ có điện dung C1 và C2 là A. 50kHz. B. 70kHz. C. 100kHz. D. 120kHz. Câu 19. Một mạch dao động gồm một tụ điện có C = 3500pF và cuộn dây có độ tự cảm L = 30 μH, điện trở thuần R = 1,5 Ω. Hiệu điện thế cực đại ở hai đầu tụ điện là 15V. Để duy trì dao động điện từ của mạch thì cần phải cung cấp một công suất bằng A. 13,7 mW. B. 16,7 mW. C. 19,7 mW. D. 23,7 mW. Câu 20. Một mạch dao động điện từ gồm một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L và hai tụ điện C1 và C2. Khi mắc cuộn dây riêng với từng tụ C1, C2 thì chu kì dao động của mạch tương ứng là T1 = 3ms và T2 = 4ms. Chu kì dao động của mạch khi mắc cuộn dây với bộ tụ gồm C1 song song C2 là A. 5ms. B. 7ms. C. 10ms. D. 2,4ms. Câu 21. Cho một tụ điện có điện dung C ghép với cuộn cảm L1 thì mạch dao động với tần số là f1 = 3 MHz, khi ghép tụ điện trên với cuôn cảm L2 thì mạch dao động với tần số là f2 = 4 MHz. Hỏi khi ghép tụ điện C với (L1 nối tiếp L2) tạo thành mạch dao động thì tần số dao động của mạch bằng A. 3,5 MHz. B. 7 MHz. C. 2,4 MHz. D. 5 MHz. Câu 22. Trong mạch dao động LC lý tưởng, biểu thức điện tích trên hai bản tụ là q = 5cos 107 t (nC). Kể từ thời điểm t = 0 cho đến khi năng lượng từ trường cực đại lần đầu tiên thì tụ điện đã phóng được một điện lượng bằng A. 2,5 nC. B. 10 nC. C. 5 nC. D. 1 nC. Câu 23. Trong một mạch dao động LC, tụ điện có điện dung là 5 μF, cường độ tức thời của dòng điện là i = 0,05sin (2000t) (A). Biểu thức điện tích của tụ là A. q = 25sin (2000t – π/2) (μC). B. q = 25sin (2000t – π/4) (μC). C. q = 25sin (2000t – π/2) (C). D. q = 2,5sin (2000t – π/2) (μC). Câu 24. Một mạch dao động gồm tụ điện có điện dung C = 20 nF và cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L. Điện trở của cuộn dây và các dây nối không đáng kể. Biết biểu thức của năng lượng từ trường trong cuộn dây là Wt = 10–6 sin² (2.106.t) J. Điện tích cực đại của tụ điện là A. 8.10–6 C. B. 4.10–7 C. C. 2.10–7 C. D. 8.10–7 C. Câu 25. Một tụ điện có điện dung C = 5,07 μF được tích điện đến hiệu điện thế Uo. Sau đó hai đầu tụ được đấu vào hai đầu của một cuộn dây có độ tự cảm bằng 0,5H. Bỏ qua điện trở thuần của cuộn dây và dây nối. Lần thứ hai điện tích trên tụ bằng một nửa điện tích lúc đầu q = qo/2 là ở thời điểm nào tính từ lúc khi t = 0 là lúc đấu tụ điện với cuộn dây. A. 1/400s. B. 1/120s. C. 1/600s. D. 1/300s. Câu 26. Mạch dao động LC gồm cuộn dây có độ tự cảm L = 1mH có điện trở R, tụ điện có điện dung C = 1 μF. Để duy trì hiệu điện thế cực đại ở hai cực của tụ điện Uo = 6 V, người ta phải cung cấp cho mạch một công suất trung bình sau mỗi chu kỳ là 10 mW. Giá trị của điện trở R của cuộn dây là A. 6,0 Ω. B. 0,06 Ω C. 0,6 Ω D. 6,0 mΩ Điện từ trường – Sóng điện từ – Truyền thông vô tuyến Câu 1. Cho mạch chọn sóng của máy thu vô tuyến điện gồm tụ Co ghép song song với tụ xoay C (điện dung của tụ xoay tỉ lệ theo hàm bậc nhất với góc xoay α. Cho góc xoay α biến thiên từ 0° đến 120° khi đó C biến thiên từ 10 μF đến 250 μF, nhờ vậy máy thu được dải sóng từ 10m đến 30m. Điện dung Co có giá trị bằng A. 40 μF. B. 20 μF. C. 30 μF. D. 10 μF. Câu 2. Cho mạch chọn sóng của máy thu thanh gồm cuộn cảm L và tụ điện C thì máy thu bắt được sóng điện từ có bước sóng λ = 376,8m. Nếu thay tụ điện C bởi tụ điện C’ thì máy thu bắt được sóng điện từ có bước sóng λ’ = 2λ. Nếu ghép thụ C song song với tụ C’ thì máy thu bắt được sóng điện từ có bước sóng bằng A. 337m. B. 824,5m. C. 842,5m. D. 743,6m. Câu 3. Mạch dao động chọn sóng của một máy thu gồm một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L bằng 0,5mH và tụ điện có điện dung C biến đổi được từ 20pF đến 500pF. Máy thu có thể bắt được tất cả các sóng vô tuyến điện có dải sóng nằm trong khoảng nào? A. từ 188,4m đến 942m. B. từ 18,85m đến 188m. C. từ 600m đến 1680m. D. từ 250m đến 1250m. Câu 4. Sóng FM của đài tiếng nói TP Hồ Chí Minh có tần số f = 100 MHz. Bước sóng λ là A. 3,0 m. B. 4,0 m. C. 5,0 m. D. 10 m. Câu 5. Mạch dao động của một máy thu vô tuyến điện có cuộn cảm L = 25 μF. Để thu được sóng vô tuyến có bước sóng 100m thì điện dung của tụ điện phải có giá trị là A. 112,6pF. B. 1,126nF. C. 1126.10–10F. D. 1,126pF. Câu 6. Mạch dao động của máy thu vô tuyến gồm một tụ điện có điện dung C = 285pF và một cuộn dây thuần cảm có L = 2 μH. Máy có thể bắt được sóng vô tuyến có bước sóng bằng A. 45 m. B. 30 m. C. 20 m. D. 15 m. Câu 7. Máy phát dao động điều hòa cao tần có thể phát ra dao động điện từ có tần số nằm trong khoảng từ f1 = 5 MHz đến f2 = 20 MHz. Dải sóng điện từ mà máy phát ra có bước sóng nằm trong khoảng nào? A. Từ 5m đến 15m. B. Từ 10m đến 30m. C. Từ 15m đến 60m. D. Từ 10m đến 100m. Câu 8. Một mạch điện thu sóng vô tuyến gồm một cuộn cảm có L = 2 μH và hai tụ điện có điện dung C1, C2 (C1 > C2). Biết bước sóng vô tuyến thu được khi hai tụ mắc nối tiếp và song song lần lượt là λnt = 9,234 (m) và λss = 6π (m). Điện dung của các tụ có thể là A. C1 = 30pF; C2 = 10pF. B. C1 = 20pF; C2 = 10pF. C. C1 = 30pF; C2 = 20pF. D. C1 = 40pF; C2 = 20pF. Câu 9. Trong một mạch dao động bắt tín hiệu của một máy thu vô tuyến điện, một tụ điện có điện dung biến đổi từ 50pF đến 680pF. Muốn cho máy thu bắt được các sóng từ 45m đến 3km, cuộn cảm trong mạch phải có độ tự cảm nằm trong giới hạn nào? A. 11 μH ≤ L ≤ 37,29 H. B. 11 μH ≤ L ≤ 3729 μH. C. 11 mH ≤ L ≤ 3729 μH. D. 11 mH ≤ L ≤ 3729 mH. Câu 10. Khi mắc tụ điện có điện dung C1 với cuộn cảm L thì mạch dao động thu được sóng có bước sóng λ1 = 60m; khi mắc tụ điện có điện dung C2 với cuộn cảm L thì mạch thu được sóng có bước sóng λ2 = 80m. Khi mắc (C1 nối tiếp C2) rồi mắc với cuộn L thì mạch thu được sóng có bước sóng là A. 48 m. B. 70 m. C. 100 m. D. 140 m. Câu 11. Khi mắc tụ điện có điện dung C1 với cuộn cảm L thì mạch dao động thu được sóng có bước sóng λ1 = 15m; khi mắc tụ điện có điện dung C2 với cuộn cảm L thì mạch thu được sóng có bước sóng λ2 = 36m. Khi mắc (C1 song song C2) rồi mắc với cuộn L thì mạch thu được sóng có bước sóng là bao nhiêu? A. 11 m. B. 51 m. C. 39 m. D. 14 m. Câu 12. Khi điện trường biến thiên theo thời gian sẽ làm xuất hiện từ trường, các đường sức của từ trường này có đặc điểm là A. song song với các đường sức của điện trường. B. những đường tròn đồng tâm có cùng bán kính. C. những đường thẳng song song cách đều nhau. D. những đường cong kín bao quanh các đường sức của điện trường. Câu 13. Tính chất nào sau đây không đúng với sóng điện từ? A. Sóng điện từ truyền được trong chân không. B. Sóng điện từ có bước sóng dài không có tính giao thoa, nhiễu xạ. C. Sóng điện từ là sóng ngang. D. Năng lượng sóng điện từ tỉ lệ với luỹ thừa bậc 4 của tần số. Câu 14. Đặc điểm nào sau đây không đúng với tính chất của sóng điện từ? A. Truyền được trong mọi môi trường, trừ chân không. B. Có mang năng lượng. C. Là sóng ngang. D. Lan truyền với tốc độ ánh sáng trong chân không. Câu 15. Trong quá trình truyền sóng điện từ, vectơ cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ luôn A. có phương song song và cùng chiều. B. có phương song song và ngược chiều. C. biến thiên ngược pha nhau. D. có phương vuông góc với nhau và vuông góc với phương truyền sóng. Câu 16. Điện từ trường xuất hiện trong vùng không gian nào dưới đây? A. Xung quanh một quả cầu tích điện. B. Xung quanh một hệ hai quả cầu tích điện trái dấu. C. Xung quanh một ống dây điện. D. Xung quanh một tia lửa điện. Câu 17. Trong quá trình lan truyền sóng điện từ, vectơ cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ A. biến thiên tuần hoàn cùng phương. B. biến thiên tuần hoàn cùng pha. C. biến thiên tuần hoàn cùng biên độ. D. biến thiên không tuần hoàn. Câu 18. Tốc độ truyền sóng điện từ trong một môi trường phụ thuộc vào A. bước sóng của sóng. B. tần số của sóng. C. biên độ sóng. D. tính chất của môi trường. Câu 19. Trong việc nào sau đây, người ta dùng sóng điện từ để truyền tải thông tin? A. Nói chuyện bằng điện thoại để bàn. B. Xem truyền hình cáp. C. Xem băng video. D. Điều khiển tivi từ xa. Câu 20. Trong sơ đồ khối của một máy thu sóng vô tuyến đơn giản không có bộ phận nào dưới đây? A. Mạch thu sóng điện từ. B. Mạch biến điệu. C. Mạch tách sóng. D. Mạch khuếch đại. Câu 21. Muốn cho dao động điện từ tạo ra bởi máy phát dao động có thể bức xạ ra không gian dưới dạng sóng điện từ thì cần phải A. bố trí mạch dao động của máy phát như một anten. B. liên kết cuộn dây của anten với cuộn cảm trong mạch dao động của máy phát dao động. C. cho máy hoạt động sao cho mạch dao động có tần số lớn. D. cung cấp nhiều điện tích cho mạch dao động của máy phát. Câu 22. Nguyên tắc hoạt động của máy thu sóng điện từ dựa trên hiện tượng A. phản xạ, khúc xạ sóng điện từ. B. cảm ứng điện từ. C. lực điện từ tác dụng lên khung dây. D. cộng hưởng điện.
Tài liệu đính kèm: