CHUYÊN ĐỀ III: NHIỆT HỌC DẠNG TOÁN 1: MỘT SỐ BT ĐƠN GIẢN VẬN DỤNG CÔNG THỨC TÍNH NHIỆT LƯỢNG VÀ PT CÂN BẰNG NHIỆT ( ĐỀ SỐ 2) BT1 ( B.91/ Sách 121 BTVL Nâng cao8/ tr.84) Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi 200cm3 nước trong một ấm nhôm có khối lượng 500g từ 200C đến khi sôi. Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.độ và của nhôm là 880J/kg.độ ( ĐS: 102,4kJ) BT2 ( Câu 103/ Sách 121 BTVL Nâng cao8/ tr.149) Một đồng tiền xu gồm 90% bạc và 10% đồng về khối lượng. Tính nhiệt dung riêng của đồng tiền xu này. Biết nhiệt dung riêng của bạc là c1= 230J/kg.độ và đồng c2= 400J/kg.độ ( Đs: 247J/kg.độ) BT3 ( Câu 111/ Sách 121 BTVL Nâng cao8/ tr.149) Cần phải trộn m1(kg) nước ở t1= 140C và m2(kg) nước ở t2= 830C để có 120 lít nước ở 370C. Hãy tính m1 và m2 ( Đs: 80kg;40kg) BT4 ( Bài 2.92/ Sách Bồi dưỡng và Nâng cao VL8/ tr.128) Một hỗn hợp gồm 3 chất lỏng không có tác dụng hoá học với nhau có khối lượng lần lượt là m1= 1kg; m2= 2kg; m3= 3kg. Biết nhiệt dung riêng và nhiệt độ của chúng lần lượt là c1= 2000J/kg.độ, t1= 100C; c2= 4000J/kg.độ, t1= 100C; c3= 3000J/kg.độ, t1= 500C. Hãy tính: Nhiệt độ của hỗn hợp khi có cân bằng nhiệt. Nhiệt lượng để làm nóng hỗn hợp từ điều kiện ban đầu đến 300C. ( Đs: ≈28,90C; 20kJ) BT5 ( Bài 2.101/ Sách Bồi dưỡng và Nâng cao VL8/ tr.130) Một bếp dầu đun sôi 1 lít nước đựng trong ấm bằng nhôm khối lượng 300g thì sau thời gian t1= 10 phút nước sôi. Nếu dùng bếp trên để đun 2 lít nước trong cùng điều kiện thì sau bao lâu nước sôi. Cho nhiệt dung riêng của nước và nhôm lần lượt c1= 4200J/kg.độ và 880J/kg.độ. Biết nhiệt lượng do bếp dầu cung cấp một cách đều đặn. ( Đs: ≈ 19,4 ph) BT6 ( B.80/ Sách 121 BTVL Nâng cao 8 cũ/ tr.64) Người ta đun nước trong thùng bằng 1 dây nung nhúng trong nước có công suất 1,2kW. Sau thời gian 3ph nước nóng lên từ 800C đến 900C. Sau đó người ta rút dây nung ra khỏi nước thì thấy cứ sau mỗi phút nước trong thùng nguội đi 1,50C. Coi rằng nhiệt toả ra môi trường 1 cách đều đặn. Hãy tính khối lượng nước đựng trong thùng. Bỏ qua sự hấp thụ nhiệt của thùng . Cho cnước= 4200J/kg.độ ( ĐS: ≈ 3,55kg) BT7 ( Bài 2.15/ Sách 500 BTVL THCS/ tr.124) Một khối sắt có khối lượng m1 ở nhiệt độ 1500C khi thả vào 1 bình nước thì làm nhiệt độ của nước tăng từ 200C lên 600C. Thả tiếp vào nước khối sắt thứ hai có khối lượng m1/2 ở 1000C thì nhiệt độ sau cùng của nứơc là bao nhiêu. Coi như chỉ có sự trao đổi nhiệt giữa các khối sắt và nước. ( Đs: ≈ 65,30C) BT8 (Bài 2.16/ Sách 500 BTVL THCS/ tr.124) Hai bình giống nhau chứa hai lượng nước như nhau. Bình thứ nhất có nhiệt độ t1; bình thứ hai có nhiệt độ t2= 3/2t1. Sau khi trộn lẫn vào nhau thì nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là 250C. Tìm t1 và t2 ( Đs: 200C; 300C) BT9 ( Bài 2.27/ Sách 500 BTVL THCS/tr.126) Người ta đổ m1= 200g nước sôi vào 1 cốc thuỷ tinh có khối lượng m2= 120g đang ở nhiệt độ 200C. Sau khoảng 5phút nhiệt độ của cốc nước bằng 400C. Xem rằng sự mất nhiệt xảy ra 1 cách đều đặn. Hãy xác định nhiệt lượng toả ra môi trường xung quanh trong mỗi giây. Cho nhiệt dung riêng của nước c1= 4200J/kg.độ của thuỷ tinh làm cốc c2= 840J/kg.độ Đs: 161,28J) BT10 (Bài 2.29/ Sách 500 BTVL THCS/tr.126) Một bếp điện đun một ấm đựng 500g nước ở 150C. Nếu đun 5ph thì nhiệt độ của nước lên đến 230C. Nếu lượng nước là 750g thì cũng đun trong 5ph nhiệt độ chỉ 20,80C. Hãy tính: Nhiệt lượng của ấm thu vào để tăng lên 10C. Nhiệt lượng do bếp điện toả ra trong 1ph. Cho biết hiệu suất của bếp là 40% và nhiệt dung riêng của nước c= 4200J/kg.độ ( Đs: ≈668,2 J/kg; ≈11072,7J) BT11 (Bài 2.32/ Sách 500 BTVL THCS/tr.126) Một thau nhôm khối lượng 0,5kg đựng 2kg nước ở 200C. Thả vào trong thau một thỏi đồng có khối lượng 200g được lấy ra từ lò. Nước trong thau nóng lên đến 21,20C. Tìm nhiệt độ của bếp lò. Biết nhiệt dung riêng của nhôm; nước; đồng tương ứng là c1= 880J/kg.độ; c2= 4200J/kg.độ; c3= 380J/kg.độ. Bỏ qua sự toả nhiệt ra môi trường Thực ra trong trường hợp này nhiệt lượng đã toả ra môi trường là 10% nhiệt lượng cung cấp cho thau nước. Tìm nhiệt độ thực sự của bếp lò? ( Đs: ≈ 160,80C; ≈ 174,70C) BT12 ( Câu 2/ Đề ôn tập c/bị thi Tỉnh/ THCS Yên Lạc 2009) Nước máy có nhiệt độ 220C. Muốn có 20 lít nước ở nhiệt độ 350C để tắm cho con; một chị đã mua 4 lít nước ở nhiệt độ 990C. Hỏi: Lượng nước nóng đó có đủ không? Hay thừa bao nhiêu. Nếu dùng hết cả 4 lít nước nóng trên thì được nước ấm ở bao nhiêu độ. ( Đs: Thừa 0,62lít; 37,40C) BT13 ( B.2/ Đề KT đội tuyển số 4/ H. Yên Lạc 2009) Người ta bỏ 1 miếng hợp kim chì và kẽm có khối lượng 50g ở nhiệt độ 1360C vào 1 nhiệt lượng kế chứa 50g nước ở 140C. Hỏi có bao nhiêu gam chì và bao nhieu gam kẽm có trong miếng hợp kim trên. Biết rằng nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là 180C và muốn cho riêng nhiệt lượng kế nóng lên thêm 10C thì cần 65,1J. Cho nhiệt dung riêng của nước; chì; kẽm lần lượt là 4190J/kg.độ; 130J/kg.độ và 210J/kg.độ. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài. ( Đs: ≈14,9g; 35,1g) BT14 ( Câu 3/ Đề thi HSG Lý 9/ Vòng 1/ THCS Bồ Lý 2013- T.Tiến) Có 3 chai sữa giống nhau đều có nhiệt độ 200C. Người ta thả chai sữa thứ nhất vào phích đựng nước ở nhiệt độ 420C. Khi đặt cân bằng nhiệt chai sữa thứ nhất nóng tới nhiệt độ t1= 380C. Lấy chai sữa này ra và thả vào phích nước đó chai sữa thứ hai. Đợi đến khi cân bằng nhiệt xảy ra người ta lấy chai sữa thứ hai ra rồi tiếp tục thả chai sữa thứ 3 vào. Hỏi ở trạng thái cân bằng nhiệt chai sữa thứ 3 có nhiệt độ là bao nhiêu. Giả sử không có sự mất mát năng lượng ra môi trường xung quanh. Cho cnước= 4200 J/kg.độ (ĐS ≈320C) BT15 ( Câu 3/ Đề thi k/s HSG Lý 9/ THCS Hồ Sơn 2011) Người ta đổ 1 lượng nước sôi vào 1 thùng đã chứa nước ở nhiệt độ của phòng là 250C thì thấy khi cân bằng nhiệt nước trong thùng ở 700C. Nếu đổ lượng nước sôi trên vào thùng này nhưng ban đầu không chứa nước thì nhiệt độ của nước khi xảy ra cân bằng là bao nhiêu? Biết rằng lượng nước sôi gầp 2 lần lượng nước nguội. ( Đs: ≈89,30C) BT16 (Câu2/ Đề 20/ Sưu tầm T.Thuỷ 2012). Một cái nồi bằng nhôm chứa nước ở 200C, cả nước và nồi có khối lượng 3kg. Đổ thêm vào nồi 1 lit nước sôi thì nhiệt độ của nước trong nồi khi cân bằng là 450C. Hãy cho biết phải đổ thêm bao nhiêu lít nước sôi nữa để nhiệt độ của nước trong nồi 600C. Bỏ qua sự mất mát nhiệt ra môi trường bên ngoài và cnước= 4200J/kg.độ ( 1,2lit)
Tài liệu đính kèm: