1/ Những nội dung chính của đề tài : Trong đề tài này tôi xin đưa đề cập tới 5 dạng bài thường gặp ở bậc THCS: 1. Bài tập về hỗn hợp oxit bazơ tác dụng với chất khử. 2. Bài tập hỗn hợp kim loại tác dụng với nước. 3. Bài tập về hỗn hợp kim loại tác dụng với dd axit. 4. Bài tập về hỗn hợp muối tác dụng với dd axit. 5. Bài tập về hỗn hợp oxit bazơ tác dụng với dung dịch axit. 2.1. DẠNG I: OXIT BAZƠ TÁC DỤNG VỚI CHẤT KHỬ Oxit bazơ của những kim loại sau Al trong dãy hoạt động hóa học của kim loại tác dụng được với nhiều chất khử như CO; H2; C; Al... tuy nhiên trong đề tài này tôi chỉ xét 2 trường hợp: oxit bazơ tác dụng với 2 chất khử CO và H2 1/ Trường hợp 1: Oxit bazơ tác dụng với khí CO VD: CuO + CO Cu + CO2 Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2 Từ 2 PTHH trên ta có PTHH tổng quát : RxOy + yCO xR + yCO2 (*) R là những kim loại sau Al trong dãy hoạt động hóa học của kim loại Nhận xét: - Phản ứng (*) có thể viết gọn như sau: [O]oxit + CO CO2 mR = moxit – m[O] trong oxit - Từ phản ứng (*) ta thấy trong oxit BÀI TẬP MINH HỌA Bài 1. Để khử hoàn toàn 17,6g hỗn hợp Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 cần vừa đủ 2,24 lít CO(đktc). Khối lượng Fe thu được sau phản ứng là: A. 15g. B. 16g. C. 18g. D. 15,3g. Nhận xét: Nếu vận dụng cách làm thông thường theo kiểu làm tự luận: Đặt ẩn, lập PTHH sau đó lập hệ phương trình để tìm ẩn thì sẽ không cho kết quả chính xác vì bài cho biết có 2 dữ kiện trong khi đó có 4 ẩn lên không thể lập hệ phương trình được. Bài làm Cần nhớ: Oxit bazơ tác dụng với khí CO thì trong oxit mol nCO = 0,1 mol mFe = moxit – m oxi nguyên tử trong oxit = 17,6 – 0,1.16 = 16 gam Đáp án B. Hoặc áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: m kim loại = moxit + mCO - = 17,6 + 0,1.28 + 0,1.44 = 16 gamĐáp án B. Bài 2. Khử 44,8g hỗn hợp A gồm các oxit CuO, FeO, Fe3O4, Fe2O3 bằng V(lít) khí CO ở nhiệt độ cao, thu được 40 gam chất rắn X. Giá trị của V là: A. 0,672 lít B. 6,72 lít C. 2,24 lít D. 22,4 lít Bài làm Phản ứng khử oxit bởi CO có thể hiểu là: Trước là 44,8g oxit sau thu được 40g chất rắn. Vậy lượng chất rắn sau phản ứng bị giảm . ∆m rắn giảm = m O (trong oxit) = 44,8 – 40 = 4,8g nO = 0,3 mol Mà trong oxit VCO = 0,3× 22,4 = 6,72 lít. Chọn đáp án B Bài 3 Dẫn từ từ V lít khí CO (ở đktc) đi qua một ống sứ đựng lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO, Fe2O3 (ở nhiệt độ cao). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí X. Dẫn toàn bộ khí X ở trên vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2 thì tạo thành 4 gam kết tủa. Giá trị của V là A.1,12 lít B.0,896 lít C.0,448 lít D.0,224 lít Bài làm - Sản phẩm khí sinh ra là CO2. Dẫn vào dd Ca(OH)2 dư có phương trình: CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O (*) Theo PTHH (*) - Cần nhớ: Oxit bazơ tác dụng với CO thì: trong oxit VCO = 0,04.22,4 = 0,896 lít . Chọn đáp án B BÀI TẬP CỦNG CỐ Bài 1 Dùng khí CO khử hoàn toàn a (g) hỗn hợp gồm CuO, Fe3O4, FeO nung nóng. Sau phản ứng thu được 4,12 g hỗn hợp kim loại. Và khí thoát ra được dẫn vào nước vôi trong dư thấy có 3g kết tủa trắng. Giá trị của a (g) là: A. 3,8g B. 4 g C. 4,6g D. 8,4 g Bài 2. Cho khí CO khử hoàn toàn hỗn hợp FeO, Fe2O3, Fe3O4 thấy có 4,48 lít khí CO2 đktc thoát ra. Thể tích khí CO tham gia phản ứng là: A. 0,224 lít B. 0,448 lít C. 0,672 lít D. 4,48 lít Bài 3. Khử 4,64g hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 có số mol bằng nhau bằng CO thu được chất rắn Y. Khí thoát ra sau phản ứng được dẫn vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 1,79g kết tủa. Khối lượng của chất rắn Y là: A. 4,48g B. 4,84g C. 4,40g D. 4,68g ĐÁP ÁN BÀI TẬP CỦNG CỐ Bài 1. Đáp án C Bài 2. Đáp án B Bài 3. Đáp án A 2/ Trường hợp 2: Oxit bazơ tác dụng với khí H2 VD: CuO + H2 Cu + H2O Fe2O3 + 3H2 2Fe + 3H2O Từ 2 PTHH trên ta có PTHH tổng quát : RxOy + yH2 xR + yH2O (*) - R là những kim loại sau Al. Nhận xét : - Phản ứng (*) có thể viết gọn như sau: [O]oxit + H2 H2O mR = moxit – m[O]oxit - Từ phản ứng (*) ta thấy trong oxit BÀI TẬP VẬN DỤNG Bài 1. Khử hoàn toàn 4,72 gam hỗn hợp Fe3O4; Fe2O3 và CuO cần dùng 1,792 lít khí H2 đktc. Tổng khối lượng kim loại thu được sau phản ứng là: A. 3,73 g B. 3,6 g C. 3,65 g D. 3,44 g Bài làm * Cách 1. Với bài tập này HS không cần viết PTHH mà chỉ cần nhớ phản ứng cho oxit bazơ tác dụng với kim loại thì trong oxit trong oxit = 0,08 mol. mO = 0,08.16 = 1,28g Mà moxit = mkim loại + moxi mkim loại = moxit –moxi = 4,72-1,28= 3,44. Chọn đáp án D * Cách 2. Áp dụng đinh luật bảo toàn khối lượng: moxit + mhiđro = mkim loại + m nước m kim loại = (moxit + mhiđro) - mnước = (4,72 + 0,08.2) – 0,08.18 = 3,44 gam.Chọn đáp án D Bài 2. Khử hoàn hoàn 24 gam hỗn hợp Fe2O3 và CuO bằng khí H2, sau phản ứng thu được 17,6 gam hỗn hợp 2 kim loại. Tổng thể tích khí H2 đã dùng là: A. 4,48 lít B, 6,72 lít C. 8,96 lít D. 11,2 lít Bài làm moxit = mkim loại + moxi moxi = moxit – mkim loại = 24 – 17,6 = 6,4 g nO = Khi oxit bazơ tác dụng với H2 thì trong oxit Mà nO trong oxit = 0,4 mol = 0,4 mol = 0,4. 22,4 = 8,96 lít. Chọn đáp án C Bài 3: Thổi từ từ V lít hỗn hợp khí (đktc) gồm CO và H2 đi qua một ống đựng 16,8 gam hỗn hợp 3 oxit: CuO, Fe3O4, Al2O3 nung nóng, phản ứng hoàn toàn. Sau phản ứng thu được sản phẩm gồm m gam chất rắn; một hỗn hợp khí và hơi nặng hơn khối lượng của hỗn hợp V là 0,32 gam. Tính V và m. A. 0,224 lít và 14,48 gam. B. 0,448 lít và 18,46 gam. C. 0,112 lít và 12,28 gam. D. 0,448 lít và 16,48 gam. Nhận xét: Cần lưu ý hỗn hợp 3 oxit trên chỉ có CuO và Fe3O4 tham gia phản ứng khử với CO và H2 Bài làm Thực chất phản ứng khử các oxit trên là CO + O ¾® CO2 H2 + O ¾® H2O. Khối lượng hỗn hợp khí tạo thành nặng hơn hỗn hợp khí ban đầu chính là khối lượng của nguyên tử Oxi trong các oxit tham gia phản ứng. Do vậy: mO = 0,32 gam. Þ Þ . Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: moxit = mchất rắn + 0,32 Þ 16,8 = m + 0,32 Þ m = 16,48 gam. Þ lít. Chọn đáp án D BÀI TẬP CỦNG CỐ Bài 1. Thổi rất chậm 2,24 lít (đktc) một hỗn hợp khí gồm CO và H2 qua một ống sứ đựng hỗn hợp Al2O3, CuO, Fe3O4, Fe2O3 có khối lượng là 24 gam và nung nóng. Sau khi kết thúc phản ứng khối lượng chất rắn còn lại trong ống sứ là A. 22,4 gam. B. 11,2 gam. C. 20,8 gam. D. 16,8 gam. Bài 2. Khử hoàn toàn 24 gam hỗn hợp Fe2O3 và CuO cần dùng 8,96 lít khí H2 đktc. Tổng khối lượng kim loại thu được sau phản ứng là: A. 11,2 g B. 17,6 g C. 15,7 g D. 14,4 g Bài 3. Cho khí H2 khử hoàn toàn m gam hỗn hợp FeO, Fe2O3, Fe3O4 phải dùng 1,792 lít khí H2 đktc, thu được 3,36 g hỗn hợp kim loại. Giá trị của m là: A. 3,36 g B. 5,6 g C. 4,8 g D. 4,64 g Bài 4.Thổi một luồng khí CO dư đi qua ống sứ đựng hỗn hợp hai oxit Fe3O4 và CuO nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,32 gam hỗn hợp kim loại. Khí thoát ra đưa vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy có 5 gam kết tủa trắng. Tính khối lượng hỗn hợp hai oxit kim loại ban đầu? A. 2,13g B. 1,23g C. 3,12g D. 2,53g ĐÁP ÁN BÀI TẬP CỦNG CỐ Bài 1. Đáp án A Bài 2. Đáp án B Bài 3. Đáp án D Bài 4. Đáp án C 2.2. DẠNG 2. KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI NƯỚC Một số kim loại kiềm: Na, K, Ba, Ca tác dụng với H2O dd kiềm và H2 VD: 2Na + 2H2O 2NaOH + H2 Ba + 2H2O Ba(OH)2 + H2 Nhận xét: - Điểm giống nhau ở các phản ứng trên: nOH trong bazơ =2 - Nếu lấy hóa trị của kim loại (gọi là a) nhân (số mol kim loại) = 2 số mol H2 có công thức BÀI TẬP VẬN DỤNG Bài 1. Cho 1,83 gam hỗn hợp 2 kim loai Na và Ba tác dụng với một lượng nước dư, thấy thoát ra 0,448 lít khí H2 đktc. Tổng khối lượng bazơ sinh ra là: A. 2,1 g B. 2,15g C. 2,51g D. 2,6g Bài làm mol Cần nhớ rằng các kim loại kiềm khi tác dụng với nước thì nOH trong bazơ=2mà nOH trong bazơ= 2.0,02 = 0,04 mol mbazơ= mkim loại + mOH = 1,83 + 0,04.17 = 2,51 g.. Chọn đáp án B Bài 2. Cho 1,67 gam hỗn hợp gồm hai kim loại ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA tác dụng hết với H2O (dư), thoát ra 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Hai kim loại đó là (cho Be = 9, Mg = 24, Ca = 40, Sr = 87, Ba = 137) A. Be và Mg. B. Mg và Ca. C. Sr và Ba. D. Ca và Sr. Bài làm Vận dụng công thức n kim loại= = => Chọn D Bài 3. Cho 1,24 g hỗn hợp Na và K tác dụng hết với nước, sau phản ứng thu được 1,92 g hỗn hợp 2 bazơ NaOH và KOH. Thể tích khí H2 sinh ra ở đktc là: A. 0,224 lít B. 0,48 lít C. 0,336 lít D. 0,448 lít. Bài làm. mbazơ= mkim loại + m gốc OH m gốc OH= mbazơ – mkim loại= 1,92 – 1,24 = 0,68g n gốc OH= 0,04 mol Kim loại kiềm khi tác dụng với nước thì nOH trong bazơ=2 hay nOH trong bazơ .0,04 = 0,02 mol 0,02 .22,4 = 0,448 lít. Chọn đáp án D BÀI TẬP CỦNG CỐ Bài 1. Cho 0,6 gam hỗn hợp gồm hai kim loại ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IA tác dụng hết với H2O (dư), thoát ra 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Hai kim loại đó là: (cho Li = 7, Na= 23, K = 39; Ca = 40) A. Li và Na. B. Li và K C. Na và K. D. Ca và K Bài 2. Cho 1,77 g hỗn hợp Ca và Ba tác dụng hết với nước, sau phản ứng thu được 2,27g hỗn hợp 2 bazơ Ca(OH)2 và Ba(OH)2.Thể tích khí H2 sinh ra ở đktc là: A. 0,224 lít B. 0,448 lít C. 0,336 lít D. 0,48 lít Bài 3. Cho 0,85 g hỗn hợp 2 kim loại Na và K tác dụng hết với nước, sau phản ứng thu được 0,336 lít khí H2 (đktc). Tổng khối lượng hiđroxit sinh ra là: A. 0,48g B. 1,06g C. 3,02g D. 2,54g ĐÁP ÁN BÀI TẬP CỦNG CỐ Bài 1. Đáp án A Bài 2. Đáp án B Bài 3. Đáp án A 2.3.DẠNG 3 . KIM LOẠI R TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH AXIT R: là kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại. Có nhiều kim loại tác dụng với nhiều axit khác nhau. Tuy nhiên trong đề tài tôi chỉ đề cập tới 2 axit thường gặp trong chương trình THCS là HCl và H2SO4(loãng) tác dụng với kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại. 1. Trường hợp 1. Kim loại + HCl Muối clorua + H2 VD: 2Na + 2HCl 2NaCl + H2 Mg + 2HCl MgCl2 + H2 2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2 * Nhận xét: - Qua 3 PTHH trên ta thấy điểm giống nhau của 3 phản ứng là: ngốc Cl = nHCl = (*) Từ (*) có thể áp dụng định luật bảo toàn khối lượng tính được khối lượng của muối khi biết khối lượng của kim loại và lượng HCl hoặc lượng H2. - Cứ 1 mol H2 sinh ra thì có 2 mol gốc axit (gốc clorua) tao ra, mà 2 mol gốc clorua = 71g. Do vậy có thể tính được khối lượng của muối clorua bằng công thức: BÀI TẬP VẬN DỤNG Bài 1: Cho 0,52 gam hỗn hợp hai kim loại Mg và Fe tan hoàn toàn trong dd HCl, dư thấy thoát ra 0,336 lít khí (đktc). Tính tổng khối lượng muối clorua thu được sau phản ứng là : A. 15,85 g B. 1,585 g C. 9,5 g D. 12,7 g Bài làm * Cách 1: Cách giải thông thường Gọi x,y lần lượt là số mol của Mg và Fe (x, y > 0) Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 (1) x mol 2xmol xmol x mol Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (2) ymol 2ymol ymol ymol Theo bài ra ta có: mMg + mFe = 0,52 hay 24x + 56y = 0,52 (*) Theo phương trình (1) và (2): x + y = 0,015(mol) (**) Giải (*) và (**) lập hệ phương trình : Giải hệ phương trình trên được x = 0,01; y = 0,005 Thay x,y vào phương trình (1) và (2) -> Tổng khối lượng của muối = 0,01. 95 + 0,005. 127 = 1,585 (g)Chọn đáp án B * Cách 2: Học sinh có thể không cần viết phương trình hóa học mà vận dụng ngay công thức: m muối clorua = 0,52 + 71. 0,015 = 1,585 (g). Chọn đáp án B Cách 3: Cần nhớ: Khi cho kim loại tác dụng với dd axit HCl thì nHCl = mà → nHCl = 2.0,015 = 0,03 mol Theo định luật bảo toàn khối lượng: Chọn đáp án B Cách 4: Cần nhớ: Khi cho kim loại tác dụng với dd axit HCl thì ngốc Cl = nHCl = mà → nCl = 2.0,015 = 0,03 mol mmuối = m kim loại + mgốc axit m muối = 0,52 + 0,03. 35,5= 1,585 (g). Chọn đáp án B * Nhận xét: Nếu làm theo cách thông thường thì HS mất nhiều thời gian và HS phải biết cách lập PTHH và lập hệ phương trình và giải hệ phương trình. Với cách 2,3,4 thì HS không cần lập phương trình hóa học và hệ phương trình mà chỉ áp dụng công thức có thể cho ngay đáp án chính xác Bài 2. Cho 14,5 gam hỗn hợp 3 kim loại Mg; Fe và Zn tác dụng vừa đủ với 300ml dung dịch HCl 2M. a/ Thể tích khí H2 thu được ở đktc là: A. 2,24 lít B. 22,4 lít C. 4,48 lít D. 6,72 lít b/ Khối lượng muối clorua thu được sau phản ứng là: A. 21,6g B. 13,44g C. 35,8g D. 57,1g Nhận xét: Với bài tập trên nếu vận dụng cách giải thông thường: đặt ẩn, viết phương trình hóa học và lập hệ phương trình thì sẽ không cho được kết quả đúng vì bài có 3 ẩn mà chỉ cho biết có 2 giữ kiện thì không thể lập và giải hệ phương trình được. Nếu sử dụng công thức giải nhanh thì HS không cần viết PTHH mà cần có thể làm được: Bài làm a/ nHCl = 0,3.2 = 0,6 mol Cần nhớ: Khi cho kim loại tác dụng với dd axit HCl thì hay = 0,3.22,4 = 6,72 lít. Chọn đáp án D b/ Tính được số mol của H2 = 0,3 mol Vận dụng công thức mmuối clorua= 14,5 + 71.0,3 = 35,8 gam. Chọn đáp án C Bài 3. Hoà tan 13,4 gam hỗn hợp gồm ba kim loại Mg, Fe, và Al vừa đủ trong dung dịch HCl, kết thúc phản ứng cô cạn dung dịch thu được 48,9 gam muối khan. Thể tích khí H2 thu được ở đktc là: A. 4,48 lít B. 6,72 lít C. 8,96 lít D. 11,2 lít. * Nhận xét: Bài tập này cho biết khối lượng kim loại phản ứng và khối lượng muối sinh ra, yêu cầu tính thể tích khí H2. Nếu HS vận dụng cách giải thông thường bằng cách lập hệ phương trình hoặc phương pháp đại số thì không cho kết quả đúng. Bài làm * Cách 1. mmuối = m kim loại + mgốc axit → m gốc axit = mmuối - m kim loại mgốc Cl = 48,9 – 13,4 = 35,5 gam nCl = Mà kim loại tác dụng với dd HCl thì ngốc Cl = nHCl = hay ngốc Cl → Chọn đáp án C * Cách 2. Từ công thức → = 0,5 . 22,4 = 11,2 lít. Chọn đáp án C Bài 3: Cho 1,04 gam hỗn hợp hai kim loại A và B chưa rõ hóa trị tan hoàn toàn trong dung dịch HCl loãng, dư thấy thoát ra 0,672 lít khí (đktc). Tính tổng khối lượng muối clorua thu được sau phản ứng là: A. 1,5g B. 1,585g C. 1,78g D. 3,17 g Bài làm * Cách 1. Theo định luật bảo toàn khối lượng: = 3,17g. Chọn đáp án B * Cách 2. Cần nhớ: Kim loại tác dụng với dd HCl thì ngốc Cl = nHCl = nCl = 0,03 . 2 = 0,06 mol Mà mmuối = m kim loại + mgốc axit mmuối clorua = 1,04 + 0,06.35,5 = 3,17 gam. Chọn đáp án B BÀI TẬP CỦNG CỐ Bài 1: Hòa tan hoàn toàn 10 gam hỗn hợp Mg và Fe trong dd HCl dư tạo ra 2,24 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dd sau phản ứng thu được số gam muối khan là: A. 1,71 gam B. 17,1 gam C. 3,42 gam D.34,2 gam Bài 2. Cho 5 gam hỗn hợp 3 kim loại Mg, Zn, Fe tác dụng hết với dd HCl thấy thoát ra 0,56 lít khí ở đktc. Khối lượng muối clorua thu được trong dd là: A. 15,5 gam B. 14,65 gam C. 6,775 gam D. 12,5 gam Bài 3. Cho 12,1 gam hỗn hợp Zn và Fe tác dụng vừa đủ với m gam dd HCl 7,3%. Cô cạn dd sau phản ứng được 26,3 g muối. a/ Giá trị của m là: A. 100 gam B. 130 gam C. 146 gam D. 200 gam b/ Tổng thế tích khí H2 sinh ra ở đktc là: A. 4,48 lít B. 0,336 lít C. 0,56 lít D. 6,72 lít ĐÁP ÁN BÀI TẬP CỦNG CỐ Bài 1. Đáp án B Bài 2. Đáp án C Bài 3.a/ Đáp án D. b/ Đáp án A 2. Trường hợp 2. Kim loại + H2SO4 (loãng) Muối sunfat + H2 VD: 2Na + H2SO4 Na2SO4 + H2 Mg + H2SO4 MgSO4 + H2 2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2 * Nhận xét: - Qua 3 PTHH trên ta thấy điểm giống nhau của 3 phản ứng đó là: (*) Từ (*) có thể áp dụng định luật bảo toàn khối lượng tính được khối lượng của muối sunfat khi biết khối lượng của kim loại và lượng H2SO4 hoặc biết khối lượng kim loại và lượng H2. - Cứ 1 mol H2 sinh ra thì có 1 mol gốc axit (gốc sunfat) tao ra, mà khối lượng 1 mol gốc sunfat = 96 gam. Do vậy có thể tính được khối lượng của muối sunfat bằng công thức: BÀI TẬP VẬN DỤNG Bài 1 Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dd H2SO4 loãng, thu được 1,344 lít hiđro (ở đktc) và dd chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 10,27. B. 9,52. C. 8,98. D. 7,25. Nhận xét: Vì đầu bài cho biết có 2 giữ kiện nhưng lại có 3 ẩn, nếu áp dụng cách giải thông thường: Đặt ẩn, lập PTHH và lập hệ phương trình ... thì không cho kết quả đúng.Với bài tập trên HS không cần viết PTHH mà vận dụng ngay công thức Bài làm * Cách 1: Áp dụng công thức tính nhanh ta có: => Chọn đáp án C * Cách 2: Vận dụng công thức. = 0,06 mol mmuối = m kim loại + mgốc axit = 3,22 + 0,06.96 = 8,98 gam. Chọn đáp án C Bài 2. Cho 29 gam hỗn hợp Mg, Zn, Fe tác dụng hết với dd H2SO4 loãng thấy thoát ra V lít khí H2 ở đktc. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 86,6 gam muối khan. Giá trị của V là: A. 6,72 lít B. 13,44 lít C.22,4 lít D. 4,48 lít Nhận xét. Bài tập cho biết khối lượng hỗn hợp 3 kim loại mà chỉ cho biết 2 giữ kiện. Nếu áp dụng phương pháp: Viết PTHH rồi đặt ẩn và lập hệ phương trình ... thí không cho kết quả chính xác. Do vậy phải áp dụng công thức giải nhanh Bài làm * Cách 1: Áp dụng công thức = 0,6. 22,4 = 13,44 lít. Chọn đáp án B * Cách 2 . Từ công thức mmuối = m kim loại + mgốc axit => mgốc axit = mmuối – mkim loại = 86,6 – 29 = 57,6 gam Theo công thức (3) . Chọn đáp án B Bài 3. Hoà tan hết 7,74 gam hỗn hợp bột Mg, Al bằng 500 ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,28M thu được dung dịch X và 8,736 lít khí H2(ở đktc). Cô cạn dung dịch X thu được lượng muối khan là A.38,93g B.103,85g C.25,95g D.77,96g Nhận xét: Đây là bài cho hỗn hợp 2 kim loại tác dụng với hỗn hợp 2 axit lên phải dựa vào lượng H2 sinh ra để tính xem axit còn dư hay phản ứng hết sau đó áp dụng công thức để tính Bài làm nH= mol. Vậy hỗn hợp 2 axit phản ứng vừa hết. Áp dụng công thức và ta có: m = 7,74 + 0,5.( 1.35,5 + 0,28.96) = 38,93 gam => chọn A BÀI TẬP CỦNG CỐ Bài 1. Hòa tan hoàn toàn 1,75g hỗn hợp ba kim loại Zn, Fe,Al vào dd H2SO4 loãng thấy thoát ra 1,12 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dd sau phản ứng thu được bao nhiêu gam muối khan? A. 4,66g B. 6,55g C. 9,7g D. 7,9g Bài 2 Cho 1,04g hỗn hợp hai kim loại tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng dư thoát ra 0,672 lít khí H2 (đktc). Khối lượng hỗn hợp muối sunfat khan là: A. 3,92g B. 1,96g C.3,52g D.5,88g Bài 3. Cho X gam hỗn hợp 2 kim loại Mg; Fe tác dụng hết với 300 ml dd H2SO4 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 39,2 gam muối khan. Giá trị của X là: A. 8,9 gam B. 11,2 gam C. 7,6 gam D. 10,4 gam ĐÁP ÁN BÀI TẬP CỦNG CỐ Bài 1. Đáp án A Bài 2. Đáp án A Bài 3. Đáp án D 2.4. DẠNG 4 OXIT BAZƠ TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH AXIT Có nhiều axit tác dụng với oxit bazơ khác nhau, tuy nhiên trong đề tai này tôi chỉ để cập tới 2 axit thường gặp ở bậc THCS đó là HCl và H2SO4 1/ Trường hợp 1: Oxit bazơ + ddH2SO4 loãng Muối sunfat + H2O VD: Na2O + H2SO4 Na2SO4 + H2O MgO + H2SO4 MgSO4 + H2O Fe2O3 + 3H2SO4 Fe2(SO4)3 + 3H2O Nhận xét:- Các phảng ứng hóa học trên có điểm giống nhau là - Khi chuyển từ oxit thành muối sunfat, thì cứa 1 mol H2SO4 tham gia phản ứng thì khối lượng muối tăng: ( R + 16) gam(R + 96) gam1 mol H2O sinh ra hoặc 1 mol H2SO4 tham gia phản ứng . Từ đó có công thức: BÀI TẬP VẬN DỤNG Bài 1. Hòa tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml H2SO4 0,1 M (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là A. 6,81 g B. 4,81 g C. 3,81 g D. 5,81 g Bài làm * Cách 1: Cần nhớ phản ứng cho oxit bazơ tác dụng với H2SO4 thì - Số mol H2SO4 = 0,5. 0,1 = 0,05 mol số mol H2O = 0,05 mol - Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: moxit + maxit sunfuric = mmuối sunfat + m nước mmuối sunfat = (moxit + maxit sunfuric) - mnước = (2,81 + 0,05.98) + (0,05.18) = 6,81 gam. Chán đáp án A * Cách 2. Số mol H2SO4 = 0,5. 0,1 = 0,05 mol Áp dụng công thức ta có: mmuối sunfat = 2,81+0,05.80 = 6,81 g. Đáp án: A Bài 2. Cho m gam hỗn hợp gồm MgO, Fe2O3, CuO tác dụng vừa đủ với 300ml dd H2SO4 2M. Cô cạn dd sau phản ứng thu được 80g muối khan. Giá trị của m là A. 32g B. 32,5g C. 64g D. 48g Bài làm * Cách 1. = 0,3.2 = 0,6 mol Áp dụng công thức: m oxit = m muối sunfat – 80. = 80 - 80.0,6 = 32 g. Chọn đáp án A * Cách 2. Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng Cần nhớ: Phản ứng cho oxit bazơ tác dụng với H2SO4 thì - Số mol H2SO4 = 0,3. 2 = 0,6 mol số mol H2O = 0,6 mol - Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: moxit + maxit sunfuric = mmuối sunfat + m nước moxit = (mnước + mmuối sunfat) – maxit sunfuric = 0,6 .18 + 80 – 0,6.98 = 32g. Chọn đáp án A BÀI TẬP CỦNG CỐ Bài 1. Cho 2,8g hỗn hợp CuO, MgO, Fe2O3 tác dụng vừa đủ với 50 ml dd 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là: A
Tài liệu đính kèm: