Tuần:20 Tiết : 41 Chương II: PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN Bài 1: MỞ ĐẦU VỀ PHƯƠNG TRÌNH I .MỤC TIÊU. 1.Kiến thức : Học sinh hiểu khái niệm phương trình và các thuật ngữ như: Vế phải, vế trái, nghiệm của phương trình, tập nghiệm của phương trình. Hiểu và biết cách sử dụng các thuật ngữ cần thiết khác để diển đạt bài giải phương trình sau này. Hiểu được khái niệm giải phương trình, bước đầu là quen và biết cách sử dụng quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân. 2.Kỹ năng: Có kỹ năng lấy ví dụ về phương trình, tính giá trị để đi đến nghiệm của phương trình, ghi tập hợp nghiệm và lấy ví dụ về hai phương trình tương đương. 3.Thái độ: Có thái độ hào hứng khi học về phương trình. II .CHUẨN BỊ: Giáo viên: các nội dung cơ bản và bài tập. Học sinh: Bài mới. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài củ: ( không kiểm tra 3. Nội dung bài mới: a.Đặt vấn đề và giới thiệu chương 3 (5 phút) Bài toán tìm x, mà ta thường gặp còn gọi là gì? còn có cách giải nào khác ngoài những cách ma ta đã học , đó là nội dung bài học hôm nay. b.Triển khai bài. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC * Hoạt động 1: Phương trình một ẩn. GV: Giới thiệu phương trình một ẩn. Trong bài toán: Tìm x, biết 2x + 5 = 3(x-1) + 2, ta gọi hệ thức 2x + 5 = 3(x-1) + 2 là một phương trình với ẩn số x. ? Vậy phương trình với ẩn x là phương trình có dạng như thế nào? HS: Trả lời khái niệm về phương trình một ẩn. GV: Lấy ví dụ mẩu sau đó cho học sinh hoạt động theo nhóm làm [?1] và [?2] HS: làm ?1 và ?2 GV: Giới thiệu: x=6 ta gọi đó là nghiệm của phương trình 2x + 5 = 3(x-1) + 2. ? Vậy nghiệm của phương trình là gì ? HS: Trả lời. GV: Chốt lại vấn đề. GV: y.c hs làm ?3 HS: lên bảng trả lời. ? Hệ thức x = m có phải là một phương trình không? ? Phương trình có thể có bao nhiêu nghiệm? GV: Rút ra điều cần chú ý. * Hoạt động 2: Giải phương trình. GV: Giới thiệu thuật ngữ giải phương trình và tập hợp nghiệm của phương trình. GV: y/c hs làm ?4 HS: Tiến hành làm và lên bảng trình bày. * Hoạt động 3: Phương trình tương đương. GV: Phương trình x = -1 và phương trình x + 1 = 0 có nghiệm như thế nào với nhau? HS: Chúng có cùng tập nghiệm với nhau. GV: Hai phương trình đó được gọi là hai phương trình tương đương với nhau, vậy hai phương trình như thế nào gọi là tương đương? HS: Tả lời. GV: Giới thiệu ký hiệu tương đương. GV: y/c hs làm BT5 sgk HS: Suy nghỉ và lên bảng trả lời. GV: Chốt lại bài học. 1. Phương trình một ẩn: Phương trình có dạng A(x) = B(x), trong đó vế trái A(x) và vế phải B(x) là hai biểu thức của cùng một biến x. Ví dụ: 2x + 1 = x; 2t - 5 = 3(4 - t) - 7. [?1] [?2] Khi x = 6, ta có: VT = 2x + 5 = 2.6 + 5 = 17 VP = 3(6 - 1) + 2 = 17 Vậy x = 6 thoả mản phương trình, x = 6 là nghiệm của phương trình trên. * Vậy nghiệm của phương trình là giá trị của ẩn làm cho phương trình thoả mản. * Chú ý: SGK. 2. Giải phương trình. - Quá trình tìm nghiệm của phương trình gọi là giải phương trình. - Tập hợp tất cả các nghiệm của phương trình gọi là tập hợp nghiệm của phương trình. [?4] a)Phương trình x = 2 có tập nghiệm là S ={2} b) Phương trình vô nghiệm có tập nghiệm là S = f 3. Phương trình tương đương. Hai phương trình được gọi là tương đương khi chúng có cùng tập hợp nghiệm. Kí hiệu: Û ( dấu tương đương) 2.Hai phương trình x = 0 và x(x-1) = 0 không tương đương với nhau . 4.Cũng cố -Khái niệm về phương trình một ẩn, các thuật ngữ về nghiệm, phương trình tương đương. 5- Dặn dò: - Học kỷ các khai niệm và các thuật ngữ đã nêu trên. - Làm bài tập 1, 2, 3 SGK. - Đọc phần có thể em chư biết, và xem trước bài phương trình bậc nhất một ẩn. IV. RÚT KINH NGHIỆM: Tuần:20 Tiết ppct: 42 Bài 2: PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN VÀ CÁCH GIẢI I. MỤC TIÊU. 1.Kiến thức : Học sinh nắm được: - Khái niệm phương trình bậc nhất một ẩn. - Quy tắc chuyển vế, quy tắc nhân và vận dụng được quy tắc để giải phương trình. 2.Kỹ năng: Rèn kỉ năng giải phương trình bậc nhất một ẩn. 3.Thái độ: Có thái độ hào hứng, nghiêm túc. II.CHUẨN BỊ: Giáo viên: bảng phụ ghi các nội dung cơ bản và bài tập. Học sinh: bài tập về nhà. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1.Ổn định lớp: Nắm sỉ số. 2.Kiểm tra bài củ: - Phát biểu khái niệm phương trình, định nghĩa hai phương trình tương đương. - Hai phương trình sau có tương đương với nhau hay không x - 2 = 0 và 4x - 8 = 0 3. Nội dung bài mới a.Đặt vấn đề. Ta thấy hai phương trình sau có gì khác nhau: 3x + 6 = 0 và 3x2 + 6 = 0 Và phương trình có dạng như phương trình 3x + 6 = 0 còn gọi là phương trình gì ? cách giải của nó như thế nào ? đó là nội dung bài học hôm nay. b.Triển khai bài. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC * Hoạt động 1: Định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn. GV: Căn cứ vào phương trình như đã nêu, em nào có thể hình dung được phương trình bậc nhất là như thế nào? HS: Phát biểu định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn. GV: Chốt lại và lấy ví dụ minh hoạ. * Hoạt động 2: Hai quy tắc biến đổi phương trình. GV: Em nào còn nhớ quy tắc chuyển vế trong một đẵng thức số? HS: Phát biểu quy tắc chuyển vế trong đẵng thức số. GV: Đối với phương trình ta cũng làm tương tự, vậy em nào có thể nêu được quy tắc chuyển vế của phương trình? HS: Phát biểu quy tắc. BT1: Giải các phương trình sau: a) x - 4 = 0; b) + x = 0; c) 0,5 - x = 0 ; d) x- a = 0 ; ( a là hằng số) HS: Hoạt động theo nhóm và làm bài tập trên . GV: Nhận xét và chốt lại quy tắc chuyển vế. GV: Hãy phát biểu quy tắc nhân hai vế với cùng một số trong đẵng thức số ? HS: Phát biểu. GV: Tương tự hãy phát biểu quy tắc nhân với một số vào hai vế của phương trình. BT 2: Giải phương trình: a) = -1 ; b) 0,1x = 1,5 ; c) -2,5x = 10 ; HS: Làm tại chổ và phát biểu. GV: Nhận xét và chốt lại quy tắc. * Hoạt động 3: Cách giải phương trình bậc nhất một ẩn. Ví dụ 1: Giải phương trình: 3x - 9 = 0. Làm theo các bước sau: - Hãy chuyển -9 sang vế phải rồi đổi dấu. - Chia cả hai vế cho 3. GV: Các phương trình đó có tương đương với nhau không? HS: Trả lời nghiệm của phương trình. Ví dụ 2: Giải phương trình 1 - x = 0 GV: Tương tự giải phương trình trên như thế nào ? HS: Trả lời cách giải. GV: Từ đó rút ra cách giải tổng quát phương trình ax + b = 0 (a ¹ 0 ) BT 3: Giải phương trình - 0,5x + 2,4 = 0. 1. Định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn. Phương trình dạng ax + b = 0, với a và b là hai số đã cho và a ¹ 0, được gọi là phương trình bậc nhất một ẩn. Ví dụ: 2x + 3 = 0 ; 2 - 3x = 1; 2. Hai quy tắc biến đổi phương trình. a) Quy tắc chuyển vế. Trong một phương trình, ta có thể chuyển một hạng tử từ vế này sang vế kia và đổi dấu hạng tử đó. BT1: Giải các phương trình sau: a) x - 4 = 0 Û x = 4 b) + x = 0 Û x = - c) 0,5 - x = 0 Û x = 0,5 d) x- a = 0 Û x = a b) Quy tắc nhân với một số. - Trong một phương trình, ta có thể nhân cả hai vế với cùng một số khác không. - Trong một phương trình, ta có thể chia cả hai vế với cùng một số khác không. BT2: Giải phương trình: a) = -1 Û x = 2 b) 0,1x = 1,5 Û x = 1,5:0,1 = 15 c) -2,5x = 10 Û x = 10:(-2,5) = -4 3. Cách giải phương trình bậc nhất mọt ẩn. Ví dụ 1: Giải phương trình: 3x - 9 = 0. 3x - 9 = 0 Û 3x = 9 ( chuyển vế) Û x = 3 ( chia cả hai vế cho 3) Ví dụ 2: Giải phương trình 1 - x = 0 Û -x = -1 Û 7x = 3 Û x = * Tổng quát: Phương trình ax + b = 0 (a ¹ 0 ) luôn có nghiệm duy nhất x = - BT 3: Giải phương trình - 0,5x + 2,4 = 0. Û x = = 4,8 4.Cũng cố - Nhắc lại định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn, các quy tắc biến đổi phương trình và cách giải phương trình bậc nhất một ẩn. - Làm thêm bài tập 6 (trang 9, SGK) nếu còn thời gian. 5. Dặn dò: - Học kỹ định ngiã, quy tắc của phương trình bậc nhất một ẩn. - Làm bài tập 7,8,9 SGK. - Xem trước bài phương trình đưa được về dạng ax + b = 0. IV. Rút kinh nghiệm.
Tài liệu đính kèm: