Giáo án Đại số 7 - Tuần 7

doc 8 trang Người đăng khoa-nguyen Lượt xem 1219Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 7 - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Đại số 7 - Tuần 7
Ngày soạn: 
Tuần :7 
Tiết 13
§8. TÍNH CHẤT CỦA DÃY TỈ SỐ BẰNG NHAU (tt)
I .MỤC TIÊU 
 1. Kiến thức: Củng cố lại các tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, của tỉ lệ thức
 2. Kỹ năng: Thay tỉ số giữa các số hữu tỉ bằng tỉ số giữa các số nguyên; tìm x trong tỉ lệ thức; giải bài toán về chia tỉ lệ
 3.Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác ,hợp lý
II. CHUẨN BỊ
 1. Chuẩn bị của giáo viên
- Đồ dùng dạy học: Phấn màu, bảng phụ ghi tóm tắt các công thức của tỉ lệ thức, ghi bài 58;64 SGK
- Phương án tổ chức lớp học: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm theo kỷ thuật khăn trải bàn 
 2.Chuẩn bị của học sinh:
 - Nội dung kiến thức học sinh ôn tập:Định nghĩa ,tính chất tỉ lệ thức,làm các bài tập cho về nhà.
- Dụng cụ học tập: Thước thẳng có chia khoảng, máy tính bỏ túi
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Ổn định tình hình lớp :(1’) 
+ Điểm danh học sinh trong lớp.
+ Chuẩn bị kiểm tra bài cũ 
 2.Kiểm tra bài cũ : (6’)
Câu hỏi kiểm tra
Dự kiến phương án trả lời của học sinh
Điểm
-Viết tính chất của dãy tỉ số bằng nhau? 
-Áp dụng : Tìm x và y biết: 
 7x = 3y và x – y = 16
 - Viết đúng tính chất như sgk
Ta có:	7x = 3y
-Áp dụng tính chất của tỉ lệ thức
Vậy:x = -12; y = -28 
5
3
2
-Gọi HS nhận xét đánh giá - GV nhận xét ,sửa sai ,đánh giá ghi điểm 
 a) Giới thiệu bài:(1’) 
 Vận dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau để giải các bài toán chia tỉ lệ như thế nào?
 b)Tiến trình bài dạy:
Tg
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
2’
Hoạt động1: Kiến thức cần nhớ
-Nhắc lại các tính chất của dãy tỉ số bằng nhau? 
Treo bảng phụ ghi các tính chất của dãy tỉ số bằng nhau.
-Vài HS nhắc lại các tính chất
1.Kiến thức cần nhớ:
+Nếu:( b, d0 bd)
 = 
+Nếu = thì ta suy ra === 
(giả thiết các tỉ số đều có nghĩa)
34’
Hoạt động 2 : Luyện tập
Dạng1: Đưa về tỉ số của 2 số nguyên
Bài 59 SGK tr.31
Thay tỉ số giữa các số hữu tỉ bằng tỉ số giữa các số nguyên
a) 2,04 : (- 3,12)
b) (- 1):1,25
 -Gọi HS nêu cách làm 
 - Gọi 2 HS lên bảng trình bày
-Nhận xét, sửa sai.
Đọc và ghi đề bài
-Vài HS xung phong nêu cách làm bài
HS.TB lên bảng thực hiện, cả lớp làm bài vào vở
2. Luyện tập
Dạng 1: Đưa về tỉ số của 2 số nguyên
Bài 59 SGK tr.31
a) 
b) 
Dạng 2: Tìm số hạng của tỉ lệ thức.
Bài 61 SGK tr.31 
Tìm ba số x, y, z biết: và x + y – z = 10
- Từ hai tỉ lệ thức làm thế nào để có dãy tỉ số bằng nhau?
- Gọi HS lên bảng giải.
- Gọi vài HS nhận xét , góp ý bài làm của bạn
Bài 62 SGK tr.31 
Tìm các số x,y biết rằng : và x.y = 10
- Bài này không cho biết x +y hoặc x – y mà cho xy.
- Nếu thì có bằng hay không?
- Gợi ý bằng ví dụ cụ thể nếu HS không trả lời được
- Hướng dẫn HS cách làm
- Ta phải biến đổi sao cho trong hai tỉ lệ thức có hai tỉ số cùng bằng tỉ số thứ 3.
- HS.TBK lên bảng trình bày 
- Vài HS nhận xét , góp ý bài làm của bạn
- Cả lớp suy nghĩ trả lời
 ≠ 
-Chú ý lắng nghe, ghi nhớ
-Thực hiện theo hướng dẫn
Dạng2: Tìm số hạng của tỉ lệ thức.
Bài 61 SGK tr.31 
 Þ x = 8.2 = 16
 y = 12.2 = 24
 z = 15.2 = 30
Bài 62 SGK tr.31 
Đặt 
Do đó xy = 2k.5k = 10k2 = 10
Þ k2 =1 Þ k = ±1
Với k =1 Þ x = 2; y = 5
Với k = -1 Þ x = -2; y = -5
Dạng 3: Bài toán chia tỉ lệ
Bài 64 SGK tr.31
-Treo bảng phụ nêu đề bài
-Yêu cầu HS đọc và tóm tắc nôi dung đề bài
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm theo kỹ thuật “khăn trải bàn” trong 6 phút
-Gọi HS nhận xét kết quả của các nhóm,góp ý, bổ sung
 -Nhận xét bài làm của từng nhóm, đánh giá, động viên
-Chốt lại : Đối với dạng toán chia tỉ lệ ta làm như sau:
+ Gọi điều phải tìm là a, b, c (hoặc x, y ,z )
+ Dựa vào đề cho lập dãy tỉ số bằng nhau.
+ Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau tìm a , b, c ..
+ Kết luận.
-Đọc và tóm tắc nôi dung đề bài
-Thảo luận nhóm theo kỹ thuật “khăn trải bàn”
+Cá nhân hoạt động độc lập trên phiếu học tập (2’)
 +Hoạt động tương tác, chọn ý đúng nhất ghi vào khăn (1’)
+Đại diện nhóm trình bày bài giải trên bảng nhóm (2’)
-Vài HS nhận xét kết quả của các nhóm,góp ý, bổ sung
-Chú ý lắng nghe, ghi chép
Dạng 3: Bài toán chia tỉ lệ
Bài 64 SGK tr.31
Gọi số học sinh của các khối 6, 7, 8, 9 lần lượt là a, b, c, d. 
Theo đề bài ta có:
 và b – d = 70
= 
 a = 315; b = 280
 c = 245; d = 210
Vậy số học sinh của các khối 6, 7, 8, 9 lần lượt là 315hs, 280hs; 245hs; 210hs.
Dạng 4: Chứng minh tỉ lệ thức
Bài 63 SGK tr.31
Chứng minh rằng từ tỉ lệ thức:
ta có thể suy ra 
-Gợi ý: 
+Từ,áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta suy ra ?
+Từ , áp dụng tính chất của tỉ lệ thức ta suy ra?
-Yêu cầu HS vẽ bản đồ tư duy về tỉ lệ thức theo nhóm trong 5 phút
- Thu và treo bảng phụ của vài nhóm thực hiện đúng thời gian quy định
-Gọi đại diện các nhóm khác nhận xét bổ sung
- Nhận xét, đánh giá , bổ sung , và treo bảng phụ vẽ bản đồ tư duy về tỉ lệ thức cho HS tham khảo
-Đọc tìm hiểu đề
-
-HS.TBK xung phong trả lời
-Các nhóm vễ bản đồ tư duy trên bảng nhóm trong 5 phút
- Cả lớp quan sát bảng phụ của các nhóm được treo lên bảng
-Đại diện các nhóm khác nhận xét góp ý ,bài làm của nhóm bạn
- Quan sát, ghi chép.
Dạng 4:chứng minh tỉ lệ thức
Bài 63 SGK tr.31
Áp dụng tính chất của tỉ lệ thức ta có:
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau: 
 4.Dăn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (1’)
 	 - Ra bài tập về nhà:
+ Làm các bài tập 61, 62 SGK; bài 74, 75, 76, 80 SBT
 -Chuẩn bị bài mới:
 + Ôn lại các tính chất của tỉ lệ thức và tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, 
 + Đọc trước bài §9 số thập phân hữu hạn số thập phân vô hạn tuần hoàn.
 + Chuẩn bị thước , máy tính cầm tay.	
PHỤ LỤC
Ngày soạn: 
Tiết 14 
§9. SỐ THẬP PHÂN HỮU HẠN SỐ THẬP PHÂN
VÔ HẠN TUẦN HOÀN
 I .MỤC TIÊU
 1.Kiến thức: Hiểu được rằng số hữu tỉ là số có thể biểu diễn được dưới dạng số thập phân hữu hạn 
 hoặc số thập phân vô hạn tuần hoàn
 2. Kỹ năng: Nhận biết số thập phân hữu hạn, điều kiện để một phân số tối giản biểu diễn được dưới 
 dạng số thập phân hữu hạn và số thập phân vô hạn tuần hoàn
 3.Thái độ: Giáo dục tính nhanh nhẹn cho HS
II .CHUẨN BỊ:
 1. Chuẩn bị của giáo viên
 - Đồ dùng dạy học,phiếu học tập: Phấn màu, Bảng phụ ghi bài ?1, bài 65 SGK , máy tính bỏ túi
 - Phương án tổ chức lớp học,nhóm học: Hoạt động cá nhân, 
 2.Chuẩn bị của học sinh:
 -Nội dung kiến thức học sinh ôn tập : Định nghĩa số hữu tỉ ,làm các bài tập cho về nhà.
 - Dụng cụ học tập: Thước thẳng có chia khoảng,máy tính bỏ túi
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Ổn định tình hình lớp :(1’)
 + Điểm danh học sinh trong lớp.
 + Chuẩn bị kiểm tra bài cũ 
 2.Kiểm tra bài cũ : (5’)
Câu hỏi kiểm tra
Dự kiến phương án trả lời của học sinh
Điểm
-Thế nào là một số hữu tỉ ?
-Viết các số dưới dạng số thập phân?
-Trả lời đúng như SGK
-Viết đúng mỗi kết quả:
1
3
3
3
 Gọi HS nhận xét đánh giá - GV nhận xét ,sửa sai ,đánh giá cho điểm .
 3. Giảng bài mới:
a) Giới thiệu bài:(1’)Đã biết số 0,15; 1,48 là các số hữu tỉ. Vậy số 0,666... có phải là số hữu tỉ không? Nội dung bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời.
 	b)Tiến trình bài dạy :
Tg
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NÔI DUNG
13’
Hoạt động 1: Số thập phân hữu hạn. Số thập phân vô hạn không tuần hoàn
-Yêu cầu HS làm ví dụ 1:
Viết các phân số dưới dạng số thập phân
- Hãy nêu cách làm
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện.
-Yêu cầu HS kiểm tra phép chia bằng máy tính bỏ túi.
- Nêu cách làm khác.
- Giới thiệu số thập phân hữu hạn.
- Yêu cầu HS làm ví dụ 2.
- Có nhận xét gì về phép chia này?
- Giới thiệu số thập phân vô hạn tuần hoàn.
- Kí hiệu (6) chỉ rằng số 6 được lặp lại vô hạn lần.
-Hãy viết các phân số: 
dưới dạng số thập phân, chỉ ra chu kì của nó rồi viết gọn lại.
( Cho HS dùng máy tính)
-Cả lớp làm ra nháp
- Chia tử cho mẫu
- Hai em lên bảng trình bày 
- Đứng tại chỗ trả lời.
- Lắng nghe, ghi chép
-Cả lớp làm bài vào vở
-Phép chia này không bao giờ chấm dứt.
-Chú ý , lắng nghe
-HS xung phong trả lời
1.Số thập phân hữu hạn. Số thập phân vô hạn không tuần hoàn
a. Ví dụ 1:
- Số 0,15; 1,48 được gọi là số thập phân hữu hạn.
Ví dụ 2
- Số 0,41666... gọi là số thập phân vô hạn tuần hoàn.
 Viết gọn: 0,41666 = 0,41(6)
 Số 6 được gọi là chu kì của số thập phân vô hạn tuần hoàn 0,41666.
20’
Hoạt động 2: Nhận xét
 - Các phân số ; đều ở dạng tối giản. Hãy xét xem mẫu các phân số này chứa thừa số nguyên tố nào?
- Vậy các phân số tối giản với mẫu dương có mẫu như thế nào thì viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn ?
-Tương tự với số thập phân vô hạn tuần hoàn?
- Gọi HS nhắc lại nhận xét 
- Cho hai phân số 
- Mỗi phân số trên viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn hay vô hạn tuần hoàn? Vì sao?
- Cho HS làm ?
- Gợi ý: Xét lần lượt từng phân số theo các bước:
+ Đưa về phân số tối giản.
+ Xét mẫu của phân số chứa các thừa số nguyên tố nào?
+ Đối chiếu nhận xét, kết luận
- Yêu cầu HS làm bài 65 SGK
- Gọi 2 HS lên bảng trình bày 
- Nhận xét ,đánh giá , bổ sung
- Cho HS là bài 66 SGKtrang 34
- Gọi 2 HS lên bảng trình bày 
- Gọi HS nhận xét góp ý bài làm của bạn.
-Ngược lại mỗi số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn biễu diễn một số hữu tỉ.
- Hãy viết các số thập phân 0,(3); 0,(25) dưới dạng phân số
-Gọi HS lên bảng thực hiện
- Nhận xét, bổ sung
-Gọi HS đọc phần kết luận của SGK
+Phân số có mẫu là 20 chứa thừa số nguyên tố 2 và 5.
 +Phân số có mẫu là 25 chứa 
thừa số nguyên tố 5.
+ Phân số có mẫu là 12 chứa thừa số nguyên tố 2 và 3.
- Đọc nhận xét (SGK)
- Đứng tại chỗ trả lời 
-Vài HS xung phong trả lời
- Hai em đứng tại chỗ đọc kết quả: viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn.
viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.
- Cả lớp làm ra nháp 
- Hai em lên bảng thực hiện.
- Cả lớp làm ra nháp 
- Hai em lên bảng thực hiện 
-Vài HS nhận xét, góp ý bài làm của bạn
-HS.KG lên bảng trình bày
-Vài HS đọc phần kết luận của SGK
2.Nhận xét: (sgk)
a.nhận xét 
- Phân số tối giản với mẫu dương, mẫu không có ước nguyên tố khác 2 và 5 thì phân số đó viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn.
- Phân số tối giản với mẫu dương, mẫu có ước nguyên tố khác 2 và 5 thì phân số đó viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.
b.Áp dụng
+ Ta có , mẫu 25 = 52 không có ước nguyên tố khác 2 và 5 .Nên viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn.
+ Phân số ,mẫu là: 30 = 2.3.5 có ước nguyên tố 3 khác 2 và 5 .Nên viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn
Bài 1 ( Bài 65 SGK tr 34)
Bài 2 ( Bài 66 SGK tr 34)
Bài 3
 0,(3) = 0,(1).3 = .3 = 
 0,(25) = 0,(01).25 =.25 = 
3’
Hoạt động 3: Củng cố
+ Cho vài ví dụ về số thập phân hữu hạn và vô hạn không tuần hoàn?
+ Nhắc lại dấu hiệu nhận biết một phân số khi nào viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn?
-Số 0,1231213... có phải là số thập phân vô hạn tuần hoàn không? Giải thích?
-Vài HS .TBY cho ví dụ...
-Trả lời như SGK 
-Số thập phân vô hạn nhưng không tuần hoàn vì không có chu kì.
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (2’)
 -Ra bài tập về nhà:
	 + Làm các bài tập 67, 68, 69, 70, 71 sgk
 + BT dành cho HS khá giỏi : So sánh
 a) 0,(234) và 0,(24) b) 0,261 và 0, (261)
 -Chuẩn bị bài mới:
	 + Ôn tập : Điều kiện để viết được một số hữu tỉ dưới dạng số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn. Kết luận về quan hệ giữa số hữu tỉ và số thập phân
	 + Chuẩn bị thước và máy tính cầm tay.
 + Tiết sau Luyện tập

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 7.đs.doc