Giáo án Đại số 7 - Tuần 33 - Trường THCS Mỹ Quang

doc 3 trang Người đăng khoa-nguyen Lượt xem 995Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 7 - Tuần 33 - Trường THCS Mỹ Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Đại số 7 - Tuần 33 - Trường THCS Mỹ Quang
Ngày soạn: 18-04-2014 
Tuấn :33
Tiết: 66 
 ÔN TẬP CHƯƠNG IV
 I .MỤC TIÊU:
 	1. Kiến thức : - Củng cố và hệ thống hóa các kiến thức về biểu thức đại số, đơn thức, đa thức.Các qui
 tắc cộng, trừ đơn thức đồng dạng; cộng, trừ đa thức. Nghiệm của đa thức.
 	2. Kỹ năng : - Viết đơn thức, đa thức, thu gọn và xác định bậc của đơn thức, đa thức, tính giá trị của 
 đơn thức, đa thức tại những giá trị cho trước của biến; sắp xếp, cộng trừ đa thức một biến - Rèn kĩ 
 năng cộng, trừ các đơn thức, đa thức, sắp xếp các đa thức theo cùng một thứ tự,
 xác định nghiệm của đa thức.
3. Thái độ: cẩn thận, chính xác.
 II .CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
 + Phương tiện dạy học:Thước thẳng, phấn màu, Bảng phụ bài 58, 62 SGK và bài tập trắc nghiệm
 + Phương thức tổ chức lớp:Hoạt động cá nhân, nhóm 
2.Chuẩn bị của học sinh:
 + Ôn tập các kiến thức:Bảng nhóm, ôn tập các bài đã học ở chương I, làm câu hỏi và 5 bài tập ở(sgk) 
 + Dụng cụ: Thước, phấn màu, bảng nhóm.
 III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1.Ổn định tình hình lớp : (1’ )Kiểm tra sỉ số, tác phong HS.
 2. Kiểm tra bài cũ: (Thông qua ôn tập )
 	 3. Giảng bài mới:
 	 a) Giới thiệu : (1’) Củng cố và hệ thống hóa các kiến thức về biểu thức đại số, đơn thức, đa thức.
 các qui tắc cộng, trừ các đơn thức đồng dạng; Cộng, trừ đa thức; Nghiệm của đa thức.
 b) Tiến trình tiết dạy :
Tg
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
10’
Hoạt động 1: Tính giá trị của biểu thức
Bài 58 SGK : 
 -Các biểu thức trên là đa thức hay đơn thức? (hstb)
-Gọi Hs nhắc lại khái niệm đơn thức, đa thức.
-Nêu cách tính giá trị của biểu thức? (hstb)
- Gọi 2 hs lên bảng thực hiện
- Nhận xét và chốt lại cách tính giá trị của biểu thức đại số.
-Các biểu thức trên là đa thức
- Nhắc lại khái niệm đa thức và đơn thức
Hs: Thay các giá trị cho trước của biến vào biểu thức rồi thực hiện phép tính
Hs: 2 HS lên bảng thực hiện
- Nhận xét và chú ý nội dung mà GV chốt lại.
Dạng1:Tính giá trị của biểu thức
Bài 58 sgk :
a) Thay x = 1; y = -1; z = -2 vào biểu thức ta được:
2.1.(-1)[5.1.(-1)+ 3.1–(-2)] 
= -2 [(-5)+3 + 2]= -2. 0 = 0
Vậy giá trị của biểu thức 2xy(5x2y + 3x – z) bằng 0 tại 
x = 1; y = -1; z = -2
b) Thay x = 1; y = -1; z = -2 vào biểu thức ta được:
1.(-1)2+(-1)2.(-2)3+ (-2)3.14
= 1.1 +1.(-8) + (-8) .1= -15 
Vậy giá trị của biểu thức
xy2 + y2z3 + z3y4 bằng -15 tại 
x = 1; y = -1; z = -2
12’
Hoạt động 2 Tính tích các đơn thức ( Thu gọn đơn thức)
Bài 59 SGK 
-Treo bảng phụ nêu đề bài
-Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm theo kỷ thuật khăn trải bàn trong 4 phút
-Yêu cầu HS đại diện vài nhóm treo bảng phụ lên bảng và trình bày bài làm của nhóm
- Gọi đại diện vài nhóm khác nhận xét , góp ý bài làm của nhóm bạn
Bài 61 SGK
- Muốn tính tích các đơn thức ta làm như thế nào ?
-Yêu cầu HS độc lập làm bài
-Gọi hai học sinh lên bảng làm bài tập
- Hai đơn thức tích có phải là hai đơn thức đồng dạng không ? Vì sao?
- Hoạt động nhóm làm bài tập 59-SGK
-Đại diện vài nhóm treo bảng phụ lên bảng và trình bày bài làm của nhóm
-Đại diện vài nhóm khác nhận xét,góp ý bài làm của nhóm bạn
- HS.TB nêu cách tính tích các đơn thức
-Độc lập làm bài tập 61 vào vở
trong 3 phút
-Hai HS lên bảng làm bài tập
-HS.TB trả lời: và là hai đơn thức đồng dạng vì chúng có cùng phần biến
Dạng 2: Thu gọn đơn thức 
Bài 59 SGK 
Bài 61 SGK
a) xy3 .(– 2x2yz2) = - x3y4z2 
Hệ số : -; Bậc : 9
b) -2x2yz . (-3xy3z) = 6x3y4z2 
Hệ số : 6 ; Bậc :9
10’
Hoạt động 3: Cộng trừ đa thức một biến
Bài 62 SGK
 -Treo bảng phụ nêu đề bài
-Nêu cách sắp xếp các hạng tử của mỗi đa thức trên theo lũy thừa giảm của biến? 
-Gọi 2 HS lên bảng sắp xếp và tính P(x) + Q(x) ; P(x) – Q(x)
-Gọi HS nhận xét góp ý bài làm của bạn
- Khi nào thì x = a được gọi là nghiệm của đa thức P(x)? 
- Khi nào thì x = a không phải là nghiệm của đa thức Q(x)? 
- Gọi HS lên bảng làm câu c.
- Nhận xét,sửa chữa và chốt lại:
Cộng trừ đa thức một biến và nghiệm của đa thức một biến
-Thu gọn đa thức bằng cách cộng các đơn thức (hạng tử) đồng dạng sau đó sắp xếp.
 -HS lên bảng sắp xếp và tính
+ HS1 tính: P(x) + Q(x) 
+ HS 2 tính : P(x) – Q(x)
- Vài HS nhận xét góp ý bài làm của bạn
-Nếu tại x = a, đa thức P(x) có giá trị bằng 0 thì x = a được gọi là nghiệm của đa thức P(x) 
- Nếu tại x = a giá trị của Q(x) khác 0 thì x = a không phải là nghiệm của đa thức Q(x).
 -HS.TBK lên bảng làm câu c
Dạng3:Cộng trừ đa thức một biến
a) P(x) =x5+7x4–9x3–2x2 - x
Q(x)=–x5+ 5x4–2x3+4x2 - 
b)
 P(x) = x5 +7x4 – 9x3–2x2 - x 
 Q(x) = –x5+5x4–2x3+4x2 - 
P +Q = 12x4–11x3+ 2x2-x - 
P(x) = x5+ 7x4– 9x3 –2x2 - x
Q(x) = –x5+ 5x4–2x3 + 4x2 - 
P- Q= 2x5+2x4–7x3 -6x2 -x +
c) 
 P(0) = 05+7.04– 9.03 –2.02 -.0 
 = 0 
Vậy x = 0 là nghiệm của P(x)
Q(0) = –05+ 5.04–2.03 + 4.02 - 
 = - 0
Vậy x = 0 không phải là nghiệm của đa thức Q(x).
8’
Hoạt động4: Bài tập trắc nghiệm
- Treo bảng phụ nêu đề bài
Khoanh tròn đáp án đúng: 
Câu 1: Trong các biểu thức sau, biểu thức nào không phải là đơn thức:
A. 5x B. 2x3y C. x2yz – 1 D. 5
Câu 2 : Bậc của đa thức x2 + x3 là:
 A. 2 B. 3 C. 1 D. 5
Câu 3: Cho đa thức 3x4 – x3 – x + 5x2 – 3x4 -1
a) Bậc của đa thức là:
A.4 B. 3 C. 2 D. 1
b) Hệ số cao nhất là:
A. 5 B. 3 C. -1 D. -3
c) Hệ số tự do là:
A. 3 B. -3 C. -1 D. 5
Câu 4: Nghiệm của đa thức M(x) = x2-3x+2 là: 
A. -2 và -1 B. -1 và 2 C. 1 và 2 D. 2 và -2
-Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm nhỏ làm bài trên phiếu học tập
- Đổi bài chéo nhóm và chấm chữa 
- Đông viên khen thưởng các nhóm làm bài tốt
Dạng 4: Trắc nghiệm
1. C
2. B
3. a) B
 b) C
 c) C
4. C
4. Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (2’ )
 + Ra bài tập về nhà:
 - Làm các bài tập : 59, 63, 64, 65 SGK 51, 52, 53 SBT
 - Xem lại các bài tập đã giải
 + Chuẩn bị bài mới:
 - Ôn tập lại toàn bộ nội dung kiến thức của chương, trả lời các câu hỏi ôn tập chương.
 - Tiết sau kiểm tra viết 45’ ( kiểm tra chương IV)
IV. RÚT KINH NGHIỆM-BỔ SUNG: 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 33.đs7.doc