Giáo án Đại số 7 - Tuần 13 - GV: Đặng Đình Phương

doc 5 trang Người đăng minhphuc19 Lượt xem 867Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 7 - Tuần 13 - GV: Đặng Đình Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Đại số 7 - Tuần 13 - GV: Đặng Đình Phương
Tuần 13 Ngày soạn: 22/11/2008 
Tiết26	 § ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ NGHỊCH
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Nắm vững khái niệm 2 đại lượng tỉ lệ nghịch và tính chất của nó.
Kỷ năng: Nhận biết 2 đại lượng có tỉ lệ nghịch hay không? Biết cách tìm hệ số tỉ lệ nghịch, tìm giá trị của một đại lượng khi biết hệ số tỉ lệ và giá trị tương ứng của đại lượng kia.
Thái độ: Giáo dục tư duy linh hoạt, nhạy bén khi nhận biết hai đại lượng có tỉ lệ nghịch hay không?; tinh thần làm việc theo nhóm.
II. CHUẨN BỊ:
* GV:Bảng phụ các và bài tập 13 (SGK).
* HS:Bảng nhóm; xem trước bài mới .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1) Ổn định lớp:( 1/) Giáo viên kiểm tra sĩ số lớp; vệ sinh, ánh sáng lớp học ; bảng nhóm học sinh
2) Kiểm tra bài cũ:(5/)
+ Nêu định nghĩa và tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận? Chữa bài tập 13 trang 44 SBT?
3) Bài mới:
a) Giới thiệu bài:(1/) Ở tiểu học ta đã được học hai đại lượng tỉ lệ nghịch. GV cho HS nhắc lại? Lớp 7 cũng được học hai đại lượng tỉ lệ nghịch nhưng nghiên cứu kĩ hơn. Để thấy rõ hơn điều đó , nội dung tiết học hôm nay các em ta sẽ nghiên cứu.
b) Bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
10/
HĐ 1: Định nghĩa
GV: Cho HS làm SGK.
GV: Có gì giống nhau giữa các công thức trên?
GV: Giới thiệu định nghĩa như SGK. 
GV: Nhấn mạnh công thức y = hay x.y = a
GV: Lưu ý : Khái niệm tỉ lệ nghịch ở tiểu học(a > 0) chỉ là một trường hợp riêng của định nghĩa với a 0
GV: Cho HS làm SGK
GV: Hãy xét xem trong trường hợp tổng quát : Nếu y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ a thì x tỉ lệ nghịch
HS: Làm SGK.
a) S = xy = 12
y = 12/x
b) xy = 500
y = 500/x
c) v.t = 16 
v = 16/t
HS: Giống nhau là: Đại lượng này bằng một hằng số chia cho đại lượng kia .
HS: Đọc lại định nghĩa.
HS: Làm trên bảng con
HS: y = a/x 
x = a/y. Vậy x tỉ lệ nghịch với y cũng theo hệ số tỉ lệ a.
1.Định nghĩa:
Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức y = a/x hay x.y = a ( a là một hằng số khác 0) thì ta nói y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ a .
với y theo hệ số tỉ lệ nào?Điều này khác với 2 đại lượng tỉ lệ thuận như thế nào?
GV: Cho HS đọc chú ý trong SGK
HS: .
HS: Đọc chú ý SGK
10/
HĐ 2: Tính chất
GV: Cho HS hoạt động nhóm SGK
GV: Sau khi HS làm ; GV trình bày như SGK 
GV: Giới thiệu 2 tính chất đóng khung.
GV: So sánh 2 tính chất của hai đại lượng tỉ lệ nghịch với 2 tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận?
HS: Hoạt động nhóm SGK
HS: Đọc 2 tính chất.
2. Tính chất:( SGK)
15/
HĐ 3: Củng cố
GV: Cho HS làm bài tập12,13,14 SGK .
HS: Thực hiện cá nhân .
4) Hướng dẫn học ở nhà:(3/)
+) Nắm vững định nghĩa và 2 tính chất của hai đại lượng tỉ lệ nghịch( so sánh với tỉ lệ thuận)
+) BT: 15/ trang 58 SGK ; 18 đến 22 trang 45,46 SBT
+) Xem trước bài:> 
IV. RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG: 
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Ngày soạn:23/11/2008 
Tiết27 § MỘT SỐ BÀI TOÁN VỀ ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ NGHỊCH
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:Nắm vững các bài toán về tỉ lệ nghịch .
Kĩ năng:Biết phát hiện 2 đại lượng tỉ lệ nghịch trong bài toán.
Thái độ:Giáo dục tính cẩn thận khi áp dụng dãy tỉ số bằng nhau.
II. CHUẨN BỊ:
* GV: Bảng phụ ghi đề bài toán 1 và 2; ghi đề bài tập 16,17 SGK .
* HS: Nắm vững tính chất của dãy tỉ số bằng nhau; tính chất của hai đại lượng tỉ lệ nghịch.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1) Ổn định lớp:( 1/)
2) Kiểm tra bài cũ:(8/)
+) Thế nào là hai đại lượng tỉ lệ nghịch? Cho ví dụ?
+) Nêu tính chất của hai đại lượng tỉ lệ nghịch?Cho biết x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch. Hãy điền vào ô trống trong bảng sau:
x
x1= 2
x2=3
x3= 4
x4= 5
y
y1=30
y2=?
y3 =?
y4 = ?
3) Bài mới:
a) Giới thiệu bài:(1/) Vận dụng định nghĩa và tính chất của hai đại lượng tỉ lệ nghịch vào việc giải các bài toán như thế nào?
b) Bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
8/
HĐ 1: Bài toán 1
GV: Treo đề bài toán trên bảng
GV: Bài toán có mấy đại lượng? Quan hệ giữa các đại lượng như thế nào?
GV: Gọi vận tốc cũ và mới của ôtô lần lượt là v1;v2. Thời gian ứng với các vận tốc trên là t1,t2.
GV: Theo đề bài cho biết những điều gì? cần tìm?
GV: Làm sao tìm được t2?
GV: ( Nhấn mạnh) Phát hiện cho được hai đại lượng tỉ lệ nghịch và áp dụng tính chất của nó.
GV: Thay đổi nội dung bài toán: Nếu v2= 0,8v1 thì t2=?
HS: Đọc đề bài.
HS: Vận tốc và thời gian là hai đại lượng tỉ lệ nghịch.
HS: v2 = 1,2v1; t1= 6 ; t1/t2=v2/v1
HS: Áp dụng tính chất của tỉ lệ thức tìm được t2= 5 (h)
HS: t2 = 7,5(h)
1. Bài toán 1:( SGK)
Gọi vận tốc cũ và mới của ôtô lần lượt là v1 và v2 ( km/h); Thời gian tương ứng của ôtô đi từ A đến B lần lượt là t1 và t2(h).
Ta có: v2= 1,2v1; v1= 6. Vận tốc và thời gian là hai đại lượng tỉ lệ nghịch nên:v2/v1 = t1/t2. Suy ra t2= 5(h)
Trả lời: Nếu đi với vận tốc mới thì ôtô đó đi từ A đến B hết 5 giờ.
15/
HĐ 2: Bài toán 2
GV: Treo bảng phụ ghi đề bài toán 2 SGK trên bảng.
GV: Hãy tóm tắt đề bài ?
GV: Quan hệ giữa số ngày và số máy?
GV: Gọi x1,x2,x3,x4 lần lượt là số máy của mỗi đội; theo đề bài toán ta có điều gì?
GV: Vì số ngày và số máy là hai đại lượng tỉ lệ nghịch , theo tính chất 1, ta có các tích nào bằng nhau?
GV: Biến đổi các tích nàybằng dãy tỉ số bằng nhau?
GV: Gợi ý: 4x1= 	
GV: Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau , hãy tìmcác giá trị củax1,x2,x3,x4?
GV: Qua bài toán 2 ta thấy được mối quan hệ giữa bài toán tỉ lệ thuận và bài toán tỉ lệ nghịch. Nếu y tỉ lệ nghịch với x thì y tỉ lệ thuận với 1/x vì y = a/x = a. 1/x. Vậy nếu x1,x2,x3,x4 tỉ lệ nghịch với các số 4,6,10,12 thì x1,x2,x3,x4 tỉ lệ thuận với các số ¼; 1/6;1/10;1/12.
GV: Cho HS hoạt động nhóm ? SGK.
HS: Tóm tắt đề bài toán
HS: Là 2 đại lượng tỉ lệ nghịch.
HS:x1+x2+x3+x4 = 36
HS: 4x1= 6x2=10x3=12x4
HS: Biến đổi được
HS: Tìm được các giá trị x1= 15; x2 = 10 ; x3 = 6 ; x4 = 5
HS: Hoạt động nhóm ? SGK.
2. Bài toán 2:(SGK)
10/
HĐ 3: Củng cố 
GV: Cho HS giải miệng bài 16 SGK( bảng phụ)
GV: Cho HS giải cá nhân bài 17 SGK( bảng phụ)
GV: Hệ số tỉ lệ nghịch a= ?
GV: Gọi HS đứng tại chỗ điền vào ô trống?
GV: Cho HS hoạt động nhóm bài 18 SGK?
HS: (Trả lời miệng)
HS: Tìm được a = 10.1,6 = 16. Từ đó điền được vào ô trống.
HS: Hoạt động nhóm
+) Cử đại diện nhóm trình bày , HS cả lớp nhận xét.
4) Hướng dẫn học ở nhà:(2/)
+) BTVN: 19,20,21 SGK ; 25,26,27SBT.
IV. RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuaàn 13 Ngaøy soaïn.doc