Giáo án Đại số 7 - Tiết 43 và 44

doc 5 trang Người đăng minhphuc19 Lượt xem 552Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 7 - Tiết 43 và 44", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Đại số 7 - Tiết 43 và 44
Ngày soạn: 10. 1. 2016.
Tiết: 43.	Bài dạy: BẢNG TẦN SỐ CÁC GIÁ TRỊ CỦA DẤU HIỆU.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hiểu được bảng tần số là một hình thức thu gọn có mục đích của bảng số số liệu thống kê ban đầu, nó giúp cho việc sơ bộ nhận xét về giá trị của dấu hiệu được dễ dàng hơn. 
	2. Kỹ năng: Biết cách lập bảng tần số từ bảng số liệu thống kê ban đầu và biết cách nhận xét .
	3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận khi lập bảng tần số .
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, SBT, thước thẳng, bảng phụ ghi bảng 7, bảng 8 SGK và phần đóng khung.
	2. Chuẩn bị của học sinh: Học thuộc bài cũ, đọc trước bài mới trong SGK, Bảng nhóm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Ổn định tình hình lớp (1 ph): Kiểm tra sỹ số học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ (7 ph): Số lượng học sinh nam của mỗi lớp trong một trường THCS đượcghi lại trong bảng dưới đây: 
18
14
20
27
25
14
19
20
16
18
14
16
	- Dấu hiệu là gì? Số tất cả các gía trị của dấu hiệu.
	- Nêu các giá trị khác nhau của dấu hiệu và tìm tần số của từng giá trị đó
( Dấu hiệu: Số học sinh nam của mỗi lớp trong một trường THCS. Số tất cả các giá trị của dấu hiệu: 12 giá trị. 
Các gía trị khác nhau của dấu hiệu: 7 (14, 16, 18, 19, 20, 25, 27). 
Tần số tương ứng: 3, 2, 2, 1, 2, 1, 1).
3. Giảng bài mới (35 ph):
	- Giới thiệu bài (1 ph): Có thể thu gọn bảng số liệu thống kê ban đầu của bảng 7 SGK được 	không? Nội dung tiết học hôm nay ta sẽ nghiên cứu.
	- Tiến trình bài dạy:
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
14 ph
Hoạt động 1:
Treo bảng 7 trên bảng và yêu cầu HS hoạt động nhóm 
Bổ sung thêm vào ta có bảng như hình bên :
Giải thích : 
Giá trị (x); 
Tần số (n); N = 30; 
Bảng như thế gọi là “bảng phân phối thực nghiệm của dấu hiệu”. Để cho tiện ta gọi bảng đó là bảng “tần số “
Yêu cầu học sinh trở lại bảng 1 lập bảng tần số ?
Hoạt động 1:
Quan sát bảng 7
Hoạt động nhóm 
Kết quả hoạt động nhóm của:
1. Lập bảng “tần số”
Giá trị (x)
98
99
100
101
102
Tần số (n)
3
4
16
4
3
N = 30
Giá trị (x)
28
30
35
50
Tần số (n)
2
8
7
3
N = 20
12 ph
Hoạt động 2:
Hướng dẫn học sinh chuyển bảng tần số dạng ngang như bảng 8 thành bảng dọc, chuyển dòng thành cột (như bảng 9 SGK)
Tại sao phải chuyển bảng số liệu thống kê ban đầu thành bảng tần số? Cho HS đọc chú ý b)
Đưa phần đóng khung trong SGK đã ghi trên bảng phụ treo lên bảng và gọi một HS đọc to cho cả lớp nghe và theo dõi.
Hoạt động 2:
Việc chuyển thành bảng tần số giúp chúng ta quan sát, nhận xét về giá trị của dấu hiệumột cách dễ dàng, có nhiều thuận lợi trong việc tính toán sau này.
Đọc to phần đóng khung trong SGK.
2. Chú ý:
a. Có thể chuyển bảng “tần số” dạng “ngang” thành bảng “dọc”
b. Bảng” tần số” giúp chúng ta quan sát, nhận xét về giá trị của một dấu hiệu dễ dàng, thuận lợi trong việc tính toán.
Tóm lại: 
Từ bảng số liệu thống kê ban đầu có thể lập bảng “ tần số” (bảng phân phối thực nghiệm của dấu hiệu)
Bãng “tần số” giúp người điều tra dễ có những nhận xét chung về sự phân phối các giá trị của dấu hiệu và tiện lợi cho việc tính toán sau này.
8 ph
Hoạt động 3: Củng cố.
Cho HS hoạt động nhóm bài tập 6 SGK
Hướng dẫn giải bài 7 SGK:
a. Dấu hiệu: Tuổi nghề của mỗi công nhân trong một phân xưởng
b. Bảng tần số
Nhận xét:
 - Tuổi nghề thấp nhất là 1 năm.
- Tuổi nghề cao nhất là 10 năm.
- Giá trị có tần số lớn nhất: 4
Hoạt động 3:
Học sinh hoạt động nhóm 
a. Dấu hiệu: Số con của mỗi gia đình.
b. Bảng tần số
b) Nhận xét:
- Số con của các gia đình trong thôn là từ 0 đến 4 con
- Số gia đình có hai con chiếm tỉ lệ cao nhất 
- Số gia đình có từ 3 con trở lên chỉ chiếm xấp xỉ 23,3%
Số con của mỗi gia đình (x)
0
1
2
3
4
Tần số (n)
2
4
17
5
2
N=30
	4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (2 ph): 
	- Ra bài tập về nhà: 8, 9 trang 12 SGK
	- Chuẩn bị bài mới: Làm bài tập đầy đủ, tiết sau luyện tập.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
+Ngày soạn: 11. 1. 2016.
Tiết: 44.	Bài dạy: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Củng cố khái niệm giá trị của dấu hiệu và tần số tương ứng.
	2. Kỹ năng: Lập bảng tần số từ bảng số liệu thống kê ban đầu và ngược lại.
	3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận khi lập bảng tần số và bảng số liệu thống kê ban đầu.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, SBT, thước thẳng, bảng phụ ghi bảng 13, 14 SGK.
	2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, học thuộc bài, làm bài tập đầy đủ, bảng nhóm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Ổn định tình hình lớp (1 ph): Kiểm tra sỹ số học sinh.
	2. Kiểm tra bài cũ (7 ph): Thế nào là dấu hiệu, tần số ? 
	Bài 7.
	a. Dấu hiệu: Tuổi nghề của mỗi công nhân trong một phân xưởng
	b.Bảng tần số
	Nhận xét:
	-Tuổi nghề thấp nhất là 1 năm.
	-Tuổi nghề cao nhất là 10 năm.
	-Giá trị có tần số lớn nhất: 4
	3. Giảng bài mới (35 ph):
- Giới thiệu bài (1 ph): Các em đã biết bảng tần số có hai dạng: bảng tần số dạng ngang và dạng dọc. Hôm nay các em hãy vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.
	- Tiến trình bài dạy:
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
 15 ph
Hoạt động 1:
Đưa đề bài tập 8 trang 12 SGK trên bảng phụ và yêu cầu HS đọc đề bài.
Gọi lần lượt HS trả lời từng câu hỏi.
Dấu hiệu ở đây là gì? 
Xạ thủ bắn bao nhiêu phát?
Lập bảng tần số và rút ra nhận xét?
Hoạt động 1:
Đọc đề bài 
a) Dấu hiệu: 
Điểm số đạt được của mỗi lần bắn súng.
Xạ thủ bắn 30 phát.
b) Bảng tần số 
Nhận xét:
- Điểm số thấp nhất: 7
- Điểm số cao nhất: 10
- Số điểm 8 và 9 chiếm tỉ lệ cao.
Điểm số (x)
7
8
9
10
Tần số (n)
3
9
10
8
N = 30
15 ph
Hoạt động 2:
Cho HS hoạt động nhóm bài tập 9 SGK trên bảng nhóm (đề bài trên bảng phụ)
Hoạt động 2:
a. Dấu hiệu: Thời gian giải một bài toán của mỗi học sinh (tính theo phút)
Số các giá trị : 35
b. Bảng tần số:
Nhận xét: 
- Số các giá trị khác nhau: 8.
- Thời gian giải một bài toán nhanh nhất: 3 phút
- Thời gian giải một bài toán chậm nhất: 10 phút.
- Thời gian giải một bài toán từ 7 đến 10 phút chiếm tỉ lệ cao.
Thời gian (x)
3
4
5
6
7
8
9
10
Tần số (n)
1
3
3
4
5
11
3
5
N = 35
 4 ph
Hoạt động 3:
Trong giờ luyện tập hôm nay các em đã biết:
Hoạt động 3:
+ Dựa vào bảng số liệu thống kê tìm dấu hiệu, biết lập bảng tần số theo hàng ngang cũng như theo cột dọc và từ đó rút ra nhận xét cần thiết (số các giá trị của dấu hiệu, số các giá trị khác nhau, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, giá trị có tần số lớn nhất, các giá trị thuộc vào khoảng nào là chủ yếu)
+ Dựa vào bảng tần số viết lại bảng số liệu thống kê ban đầu.
4. Củng cố toàn bài
	4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (2 ph): 
- Ra bài tập về nhà: Học ôn các khái niệm: dấu hiệu; số các giá trị; số các giá trị khác nhau; tần số. Xem các bài tập đã chữa.
	- Chuẩn bị bài mới: Biểu đồ.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Đưa đề bài 3. Bài 7 trang 4 SBT: trên bảng phụ và yêu cầu HS đọc đề bài 
Em có nhận xét gì về nội dung yêu cầu của bài này so với bài vừa làm?
Bảng số liệu ban đầu này phải có bao nhiêu giá trị, các giá trị như thế nào?
Có rất nhiều cách trình bày.
Bài toán này là bài toán ngược với bài toán lập bảng tần số .
Bảng số liệu ban đầu này có 30 giá trị, trong đó có: 
4 giá trị 110; 
7 giá trị 115; 
9 giá trị 120; 
8 giá trị 125; 
2 giá trị 130.
3. Bài 7 trang 4 SBT:
Ví dụ cách trình bày như sau:
110
115
125
115
120
110
125
115
125
120
130
120
125
115
130
110
120
125
115
125
120
120
120
115
125
115
120
120
125
110
x
110
115
120
125
130
n
4
7
9
8
2
N = 30

Tài liệu đính kèm:

  • doct43 - 44d.doc