Ngày soạn 13. 3. 2016. Tiết 29. Bài dạy:LẮP ĐẶT DÂY DẪN CỦA MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ I.MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Hiểu được một số phương pháp lắp đặt dây dẫn điện cuả mạng điện trong nhà. 2. Kỹ năng: Nhận biết được các kiểu lắp đặt và lắp đặt được dây dẫn của mạng điện trong nhà. 3. Thái độ: Có ý thức học tập nghiêm túc, yêu thích công việc, say mê trong học tập. II.CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, SBT, phấn màu, - Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS: + Một số loại dây dẫn điện + Phụ kiện lắp đặt gồm ống PVC tròn và ống vuông có nắp, các khớp nối, puly, kẹp sứ. - Cho cả lớp: Tranh vẽ các kiểu lắp đặt dây dẫn điện. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Tìm kiếm một số mẫu dây điện - Sưu tầm một số tranh ảnh về các kiểu lắp đặt dây dẫn điện của mạng điện trong nhà. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Ổn định tình hình lớp (1 ph): Kiểm tra sỹ số học sinh . 2.Kiểm tra bài cũ ( 7 ph): Hãy nêu quy trình lắp đặt một mạng điện (HS có thể trả lời bằng sơ đồ) 3.Giảng bài mới (35 ph): - Giới thiệu bài (2 ph): Dây dẫn là một bộ phận quan trọng trong mạng điện. Việc lắp đặt dây dẫn cần có những yêu cầu kỹ thuật nhất định, để đảm bảo an toàn, thẩm mỹ, chức năng truyền taỉ điện. Bài học hôm nay giúp các em hiểu được một số phương pháp lắp đặt dây dẫn điện của mạng điện trong nhà -> Bài mới - Tiến trình bài dạy: THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG 12 ph Hoạt động 1: Giới thiệu các kiểu lắp đặt dây dẫn: - GV treo tranh vẽ hình 11.1 SGK và tranh vẽ căn phòng lắp đặt kiểu ngầm. Hỏi: Mạch điện trong các tranh được lắp đặt như thế nào? - GV nhận định: Có 2 kiểu lắp đặt dây dẫn điện, đó là: Lắp đặt nổi và lắp đặt ngầm. - Hỏi: Mạng điện trong phòng học này được lắp đặt kiểu nổi hay ngầm? Hoạt động 1: - HS quan sát các tranh vẽ và trả lời các câu hỏi của GV . - HS quan sát mạng điện trong lớp và trả lời câu hỏi của GV . 1. 12 ph Hoạt động 2: Tìm hiểu mạng điện lắp đặt kiểu nổi: - Làm thế nào để cách điện và cố định dây dẫn với tường nhà ? - GV đưa ra khái niệm mạng điện lắp đắt dây dẫn kiểu nổi và nêu rõ: Việc lựa chọn phương pháp lắp đặt nổi (Dùng puly sứ hay ống PVC tròn) tuỳ thuộc vào: + Điều kiện môi trường + Yêu cầu kỹ thuật + Yêu cầu của người sử dụng - GV nhấn mạnh: Thông dụng nhất là dùng ống PVC. - Yêu cầu HS tìm hiểu vật liệu, phụ kiện và cách đặt ống tròn. - Yêu cầu HS đọc thông tin về yêu cầu kỹ thuật của phương pháp lắp đặt dây dẫn kiểu nổi và giải thích một số yêu cầu cụ thể. - GV dùng mẫu vật và hình vẽ minh hoạ để giải thích thêm một số ý. - GV giới thiệu: Hiện nay thường dùng ống vuông có nắp đậy, gắn vào tường bằng đinh thép, không cần có khớp nối, thuận lợi hơn trong lắp đặt và sửa chữa. Hoạt động 2: - HS trả lời: Dùng puly sứ, dùng các ống PVC. - HS quan sát tranh , mẫu vật, liên hệ thực tế, thảo luận nhóm và trả lời: + Ống được gắn trên tường bằng kẹp đỡ ống, tiết diện ống có nhiều cỡ khác nhau. + Dùng các ống nối: thẳng, chữ T, chữ L. - HS thảo luận, trả lời câu hỏi của GV 1. Mạng điện lắp đặt kiểu nổi: a) Khái niệm: Dây dẫn được lắp đặt nổi trên các vật cách điện đặt dọc theo trần nhà, cột, dầm, xà b) Các vật cách điện: Puly sứ, máng gỗ, ống cách điện và các phụ kiện phù hợp. c) Yêu cầu kiõ thuật: (SGK) * Ưu điểm : Tránh được tác động xấu của môi trường đến dây dẫn điện và dễ sửa chữa . 9 ph Hoạt động 3: Tìm hiểu phương pháp lắp đặt kiểu ngầm: - Hỏi: Thế nào là lắp đặt dây dẫn ngầm? Thực hiện khi nào? Ưu và nhược điểm của cách lắp đặt này? - GV cho HS xem hình 11.7 SGK và thông báo: Việc lựa chọn phương thức đặt dây phù hợp với môi trường, kết cấu Thông thường đặt các ống sao cho đường đi đơn giản nhất để tiết kiệm dây dẫn, đặt các hộp nối dây hợp lý. Hoạt động 3: - HS thảo luận, liên hệ thực tế và trả lời: Dây dẫn được đặt trong ống cách điện đặt ngầm trong tường thường được thực hiện trong lúc xây dựng, chống được tác động xấu của môi trường, thẩm mỹ nhưng khó sửa chữa. 2. Lắp đặt mạng điện kiểu ngầm: a) Khái niệm: Dây dẫn được đặt trong rãnh kết cấu xây dựng và các phần tử kết cấu khác của ngôi nhà. b) Yêu cầu: Lựa chọn cách đặt dây phù hợp với môi trường , yêu cầu sử dụng và đảm bảo an toàn điện . * Ưu điểm: Đảm bảo được yêu cầu mỹ thuật , tránh được tác động xấu của môi trường đến dây dẫn điện * Nhược điểm: Khó sửa chữa Hoạt động 4: Tổng kết. - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi cuôí bài học. - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK Hoạt động 4: 4. 4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (2 ph). - Ra bài tập về: - Học bài. - Chuẩn bị bài mới: - Xem trước bài 12 SGK. Tìm kiếm một số dây điện cũ, bị bóc vỏ. IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Tài liệu đính kèm: