Ngày soạn:/... /12 /2015 Tiết 34 KIỂM TRA HỌC KỲ I I.MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Phạm vi kiến thức: Từ tiết 1 đến tiết 27 theo PPCT (chương I: bản vẽ các khối đa diện, chương II: bản vẽ kĩ thuật, chương III : Gia công cơ khí , Chương IV : Chi tiết máy và lắp ghép ) 2. Kỹ năng: - Đọc được bản vẽ hình chiếu của vật thể có dạng các khối đa diện và khối tròn xoay. - Nhận dạng được hình chiếu của các khối hình học. - Nhận biết được vị trí của các hình chiếu của các khối hình học ở trên bản vẽ. - Biết được các vật liệu cơ khí đơn giản , biết được các mối ghép trong lắp ghép các chi tiết máy . 3. Thái độ: - Có ý thức tự giác và nghiêm túc làm bài kiểm tra. II.PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC: III.CHUẨN BỊ: 1.Chuẩn bị của GV: Đề kiểm tra học kỳ 2.Chuẩn bị của HS: Ôn tập các nội dung cơ bản đã học để làm bài cho tốt IV.KHUNG MA TRẬN VÀ ĐỀ KIỂM TRA: Kiểm tra TN 40% và TL 60%.( Thời gian : 45 phút ) Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TNKQ TL TNKQ TL Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL Vẽ kĩ thuật 1. Biết được vai trò của bản vẽ kỹ thuật trong sản xuất và đời sống. 2. Nhận biết được các hình chiếu của vật thể trên bản vẽ kĩ thuật. 3. Nhận dạng các khối đa diện thường gặp: HHCN, hình lăng trụ đều, hình chóp đều. 4. Biết được sự tương quan giữa hướng chiếu và hình chiếu 5.Nhận dạng được các khối tròn xoay thường gặp: hình trụ, hình nón, hình cầu.hình lăng trụ được các bản vẽ vật thể có hình dạng trên. 6.Biết được khái niệm và công dụng của hình cắt. 7. Biết được các nội dung của bản vẽ chi tiết. 8.Biết được nội dung và công dụng của bản vẽ lắp 9.Biết được nội dung và công dụng của bản vẽ nhà. 10. Hiểu được thế nào là hình chiếu. 11. Hiểu rõ được tầm quan trọng của hình chiếu bản vẽ kỷ thuật. 12. Hiểu được nội dung bản vẽ chi tiết. 13. Hiểu được nội dung bản bản vẽ chi tiết đơn giản có ren. 14. Đọc được các bản vẽ vật thể có hình tròn xoay. 15. Đọc được các bản vẽ khối đa diện. 16. Vẽ được hình chiếu của một số vật thể đơn giản 17. Đọc được bản vẽ chi tiết đơn giản có hình cắt và có ren. 18.Đọc được bản vẽ chi tiết đơn giản có ren. 19. Đọc được bản vẽ lắp đơn giản. bản vẽ nhà đơn giản . Số câu hỏi 3 2 1 6 Số điểm 1,5 1 1,5 4 Cơ khí 1. Biết vai trò cơ khí trong sản xuất và đời sống 2. Biết một số vật liệu cơ khí trong sản xuất và đời sống. 3. Biết được hình dáng, cấu tạo và vật liệu chế tạo dụng cụ cơ khí, biết đc công dụng và sử dụng một số dụng cụ cơ khí 4. Biết được khái niệm và phân loại chi tiết máy, biết được các kiểu lắp ghép chi tiết máy 5. Biết được cấu tạo, nguyên lí làm việc, ứng dụng cơ cấu truyển chuyển động, biến đổi chuyển động 6.Hiểu được quy trình và 1 số phương pháp gia công cơ khí bằng tay. 7.Hiểu được một số kiểu lắp ghép chi tiết máy và ứng dụng của chúng trong cơ khí( mối ghép có định, mối ghép tháo được, mối ghép động) 8.Hiểu được Khái khiệm về các kiểu mối ghép 9.Hiểu được khái niệm truyền chuyển động trong thực tế 10.Gia công được sản phẩm bằng các dụng cụ cầm tay 11.Tháo lắp được 1 số mối ghép đơn giản 12.Mô tả được nguyên lí làm việc của bộ truyền động, biến đổi chuyển động 13.Ưng dụng một số cơ cấu biến đổi chuyển động trong thực tế 14.Liên hệ thực tế, giải thích được cơ cấu biến đổi chuyển động 15.Đo được các số liệu cơ bản, tính được tỉ số truyền cơ cấu chuyển động Số câu hỏi 2 1 1 1 5 Số điểm 1 0,5 2 2,5 6 TS câu hỏi 5 3 3 11 TS điểm 2,5 1,5 6 10 V.ĐỀ KIỂM TRA VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM: ( 2 Đề ) 1. ĐỀ KIỂM TRA: I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm ) Chọn câu trả lời đúng nhất: Câu 1: Phép chiếu vuông góc là phép chiếu có các tia chiếu: A. Song song với nhau và vuông góc với mặt phẳng chiếu B. Song song với nhau C. Cùng đi qua một điểm D. Song song với mặt phẳng cắt và đi qua một điểm Câu 2: Các hình chiếu vuông góc của hình cầu đều là: A. Tam giác cân C. Hình chữ nhật B. Hình tròn D. Hình vuông Câu 3: Đối với ren trục, đường đỉnh ren được vẽ bằng A. Nét liền mảnh C. Nét chấm gạch mảnh, nét chấm gạch B. Nét đứt,nét chấm gạch D. Nét liền đậm Câu 4: Dụng cụ kẹp chặt gồm: A. Kìm, êtô. C. Tua vít, êtô, kìm. B. Tua vít, kìm, êtô. D. Mỏ lết, cờlê,Tua vít. Câu 5: Trong bản vẽ kĩ thuật có ghi tỷ lệ 1: 1000 nghĩa là: A. Bản vẽ phóng to so với vật thật và nhỏ hơn kích thước trong bản vẽ. B. Bản vẽ thu nhỏ so với vật thật và bằng kích thước trong bản vẽ. C. Kích thước trong bản vẽ lớn hơn kích thước ngoài 1000 lần D. Kích thước trong bản vẽ nhỏ hơn kích thước ngoài 1000 lần Câu 6: Nhóm chi tiết máy có công dụng chung gồm: A. Khung xe đạp, bulông, đai ốc. C. Trục khuỷu, kim khâu, khung xe đạp. B. Bulông, đai ốc, lò xo, bánh răng. D. Kim khâu, bánh răng, lò xo. Câu 7: Mối ghép cố định là mối ghép có: A. Các chi tiết ghép có thể xoay, trượt với nhau. B. Các chi tiết ghép chuyển động tương đối với nhau. C. Các chi tiết ghép chuyển động ăn khớp với nhau. D. Các chi tiết ghép không có chuyển động tương đối với nhau. Câu 8: Hình chiếu là gì? A. Là hình nhận được trên mặt phẳng cắt. C.Là hình nhận được trên mặt phẳng chiếu. B. Là hình nhận được sau mặt phẳng chiếu. D. Cả ba ý( A,B,C) đều sai II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm) Câu 1: (2,5điểm) Tại sao máy và thiết bị cần truyền chuyển động? Hãy nêu cấu tạo, nguyên lí làm việc và ứng dụng của bộ truyền động đai. Câu 2:(2đ) Một hệ thống truyền động bằng xích. Biết đĩa dẫn có 60 răng, cứ đĩa dẫn quay được 1 vòng thì đĩa bị dẫn quay được 3 vòng. Hãy tính số răng của đĩa bị dẫn? h d Câu 3:(1,5 điểm) Cho vật thể có dạng như sau: hãy vẽ các hình chiếu (đứng, bằng, cạnh) của vật thể sau: II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm) Câu 1: (2,5điểm). Tại sao máy và thiết bị cần truyền chuyển động? Hãy nêu cấu tạo, tính chất và ứng dụng của bộ truyền động xích. Câu 2:(2đ) Bánh dẫn của bộ truyền động đai quay với tốc độ n1=900 vòng/phút, có tỉ số truyền i=1/2 thì bánh bị dẫn sẽ quay với tốc độ n2 bằng bao nhiêu? Câu 3:(1,5 điểm) Cho vật thể có dạng như sau: Hãy vẽ các hình chiếu (Đứng, bằng, cạnh) của vật thể sau: 2. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM: I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm ) Chọn câu trả lời đúng nhất: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 đáp án A B D A D B D C ĐỀ SỐ 1 II. TỰ LUẬN: (6đ) Câu 1: (2,5điểm) * Sở dĩ cần truyền chuyển động là vì: - Các bộ phận của máy thường đặt xa nhau và được dẫn động từ một chuyển động ban đầu. (0,5 điểm) - Các bộ phận của máy thường có tốc độ quay không giống nhau. (0,5 điểm) * Cấu tạo của bộ truyền động đai: - Bánh dẫn (0,25 điểm) - Bánh bị dẫn (0,25 điểm) - Dây đai (0,25 điểm) * Nguyên lí làm việc: Khi bánh dẫn 1 (có đường kính D1) quay với tốc độ nd (n1) (vòng/phút), nhờ lực ma sát giữa dây đai và bánh đai, bánh bị dẫn 2 (có đường kính D2) sẽ quay với tốc độ nbd (n2) (vòng/phút), tỉ số truyền i được xác định bởi công thức: hay (0,5 điểm) * Ứng dụng: trong máy khâu đạp chân, ô tô, máy khoan ... (0,25đ) Câu 2:(2đ) * Biết: Z1 = 60 răng i = 3 ( 0, 5 đ) Tính : Z2 = ? răng * Ta có: i =Nên: Z2 === 20 răng (1,5 đ) Câu 3:(1,5 điểm) Mỗi hình chiếu vẽ đúng 0,5đ ĐỀ SỐ 2 II. TỰ LUẬN: (6đ) Câu 1: (2,5điểm) * Sở dĩ cần truyền chuyển động là vì: - Các bộ phận của máy thường đặt xa nhau và được dẫn động từ một chuyển động ban đầu. (0,5 điểm) - Các bộ phận của máy thường có tốc độ quay không giống nhau. (0,5 điểm) * Cấu tạo của bộ truyền động xích: - Đĩa dẫn (0,25 điểm) - Đĩa bị dẫn (0,25 điểm) - Xích (0,25 điểm) * Tính chất: Nếu đĩa dẫn 1 (có số răng Z1) quay với tốc độ n1 (vòng/phút), đĩa bị dẫn 2 (có số răng Z2) quay với tốc độ n2 (vòng/phút), thì tỉ số truyền : hay (0,5 điểm) * Ứng dụng: Xe đạp,xe máy, máy nâng chuyển ... (0,25đ) Câu 2:(2đ) * Biết: n1 = 900 vòng/phút i = 1/2 ( 0, 5 đ) Tính : n2 = ? vòng/phút * Ta có: i =Nên: n2 == (1,5 đ) Câu 3:(1,5 điểm) Mỗi hình chiếu vẽ đúng 0,5đ
Tài liệu đính kèm: