Đề kiểm tra học kì I – Năm học : 2014 – 2015 môn: Công nghệ khối: 8

doc 4 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1160Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I – Năm học : 2014 – 2015 môn: Công nghệ khối: 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I – Năm học : 2014 – 2015 môn: Công nghệ khối: 8
PHÒNG GD&ĐT ................	 	CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS ....................	Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC : 2014 – 2015
 Môn: CÔNG NGHỆ	Khối: 8
 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
 Ngày thi: 
I. MỤC TIÊU:
	- Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS.
	- Làm cơ sở để cho GV điều chỉnh phương pháp dạy cho phù hợp với đối tượng HS. 
	- Động viên và kích lệ HS phấn đấu vươn lên trong học tập.
II. CHUẨN BỊ:	
	- Học sinh ôn tập các kiến thức đã học
	- Giáo viên biên soạn hệ thống câu hỏi phù hợp với ma trận đề kiểm tra do phòng giáo dục quy định
III. MA TRẬN:
Tên chủ đề
Mức độ nhận thức
Cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Chương 1:
Bản vẽ các khối hình học.
1. Trình bày được khái niệm về bản vẽ kĩ thuật, gồm:
- Các thông tin kĩ thuật cần thiết dưới dạng quy ước thống nhất bằng các kí hiệu.
- Bản vẽ cơ khí: liên quan đễn thiết kế, chế tạo, lắp ráp, sử dụng chi tiết, máy móc, thiết bị. 
- Bản vẽ xây dựng: liên quan đến thiết kế, thi công, sử dụng cho các công trình xây dựng. 
2. Trình bày được tầm quan trọng của bản vẽ kĩ thuật.
3. Phân tích được các phép chiếu, các mặt phẳng chiếu, các hình chiếu và cách biểu diễn hình chiếu cơ bản trên bản vẽ kĩ thuật.
4. Nhận biết vị trí các hình chiếu của vật thể trên bản vẽ kĩ thuật.
5. Trình bày được khái niệm khối hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đều.
6.Nhận dạng được các khối tròn xoay
14. Kể được các ứng dụng của bản vẽ kĩ thuật trong đời sống và thực tế sản xuất.
15. Hiểu rõ sự tương quan giữa hình chiếu trên bản vẽ và vật thể.
16. Phân tích được vật thể có dạng hình trụ, hình nón, hình cầu.
17. Nhận dạng được các hình chiếu của khối tròn xoay để đọc được bản vẽ của các khối tròn xoay.
22. Biết biểu diễn hình chiếu của vật thể (khối đa diện) trên mặt phẳng chiếu để củng cố kiến thức về hình chiếu. 
26. Áp dụng kiến thức được học về phép chiếu vuông góc để vẽ được hình chiếu của các khối tròn xoay (hình trụ, hình nón, hình cầu) trên bản vẽ kĩ thuật.
Chương 2: Bản vẽ kĩ thuật.
7. Trình bày được khái niệm và công dụng của hình cắt trong thiết kế.
8. Trình bày được nội dung bản vẽ chi tiết; các bước đọc bản vẽ chi tiết.
9. Nhận dạng được chi tiết có ren trên bản vẽ kĩ thuật.
10. Trình bày được các quy ước vẽ các loại ren. 
11. Biết cách đọc bản vẽ lắp đơn giản.
12. Đọc được bản vẽ nhà theo đúng trình tự nhất định.
18. Vận dụng kiến thức về phép chiếu và hình chiếu vuông góc để phân tích được nội dung bản vẽ lắp đơn giản.
19. Phân tích được nội dung bản vẽ nhà
23. Đọc được bản vẽ chi tiết đơn giản.
Chương 3: Gia công cơ khí
20. Phân lọai được các vật liệu cơ khí
24. Biết các tính chất của vật liệu cơ khí
Chương 4: Chi tiết máy và lắp ghép
13. Khái niệm về chi tiết máy
21. Nêu dấu hiệu nhận biết chi tiết máy
25. Phân loại chi tiết máy
Tổng số câu hỏi
13
8
4
 1
24
Tổng số điểm
3 đ
4 đ
2đ
1đ
10
IV. NỘI DUNG ĐỀ:
Câu 1: Thế nào là bản vẽ kĩ thuật? (1điểm)
Câu 2: Nêu khái niệm về hình chiếu? có những phép chiếu nào? (1điểm)
Câu 3: Kể tên ứng dụng của bản vẽ kĩ thuật trong: sản xuất và đời sống? (1điểm)
Câu 4: Bản vẽ chi tiết gồm có những nội dung nào? (1điểm)
Câu 5: Vẽ hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh của vật thể sau? (1điểm)
Câu 6: Nêu tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí? (2 điểm)
Câu 7: Mối ghép không tháo được có đặc điểm gì khác với mối ghép tháo được về quá trình tạo mối ghép và tháo mối ghép. Lấy 2 ví dụ về mối ghép tháo được và 2 ví dụ về mối ghép không tháo được trong thực tế. (2điểm)
Câu 8: Nêu dấu hiệu nhận biết chi tiết máy? Nêu hai ví dụ về nhóm chi tiết có công dụng chung, một ví dụ về nhóm chi tiết có công dụng riêng (1điểm)
V. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM:
CÂU HỎI
NỘI DUNG
ĐIỂM
Câu 1
(1 điểm)
Bản vẽ kĩ thuật trình bày các thông tin kĩ thuật của sản phẩm dưới dạng các hình vẽ
 và kí hiệu theo các quy tắc thống nhất và thường vẽ theo tỉ lệ.
0,5
0,5
Câu 2
(1 điểm)
- Hình nhận được trên mặt phẳng chiếu được gọi là hình chiếu
- Phép chiếu song song
- Phép chếu xuyên tâm
- Phép chiếu vuông góc 
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 3
(1 điểm)
- Trong đời sống là tài liệu giúp chúng ta sử dụng sản phẩm một cách hiệu quả. 
- Trong sản xuất là tài liệu dùng để chế tạo ra sản phẩm
0,5
0,5
Câu 4
(1 điểm)
Bản vẽ chi tiết gồm có các nội dung:
- Hình biểu diễn,
- Kích thước, 
- Yêu cầu kĩ thuật, 
- Khung tên.
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 5
(1 điểm)
1
Câu 6
(1 điểm)
- Tính chất cơ học: tính cứng, tính dẻo, tính bền,.. 
- Tính chất vật lý: thể hiện qua các hiện tượng vật lý như: nhiệt độ
 nóng chảy, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, khối lượng riêng, 
- Tính hóa học: khả năng chịu tác dụng hóa học của môi trường như: tính chịu axít và muối, tính chịu ăn mòn, 
- Tính chất công nghệ: khả năng gia công như: tính đúc, tính hàn, tính rèn, khả năng gia công cắt gọt, 
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 7
(2 điểm)
- Về tạo mối ghép: (0.5đ)
 +Mối ghép không tháo được: tạo mối ghép đơn giản, nhanh gọn
 +Mối ghép tháo được: tạo mối ghép phức tạp, nhiều thao tác và chi tiết.
- Về tháo mối ghép: 
+Mối ghép không tháo được: khó tháo, mối ghép bị phá hủy sau khi tháo rời chi tiết
+Mối ghép tháo được: dễ tháo, mối ghép không bị phá hủy sau khi tháo rời chi tiết
-Lấy đúng 2 ví dụ về mối ghép không tháo được: 
-Lấy đúng 2 ví dụ về mối ghép tháo được:
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 8
(1 điểm)
-Dấu hiệu nhận biết chi tiết máy: Là phấn tử có cấu tạo hoàng chỉnh và không thể tháo rời ra được nữa nữa 
-Ví dụ nhóm chi tiết có công dụng chung: Bulông, đai ốc..
-Ví dụ nhóm chi tiết có công dụng riêng: khung xe đạp
0,5
0,25
0,25
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
NĂM HỌC : 2014 – 2015
MÔN: CÔNG NGHỆ 8
THỜI GIAN: 45 PHÚT (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên HS: .
Lớp:.
Số báo danh:
Ngày thi:.
Điểm
Giám khảo
(Kí tên và ghi họ tên)
Giám thị
(Kí tên và ghi họ tên)
Bằng số
Bằng chữ
ĐỀ:
Câu 1: Thế nào là bản vẽ kĩ thuật? (1điểm)
Câu 2: Nêu khái niệm về hình chiếu? có những phép chiếu nào? (1điểm)
Câu 3: Kể tên ứng dụng của bản vẽ kĩ thuật trong: sản xuất và đời sống? (1điểm)
Câu 4: Bản vẽ chi tiết gồm có những nội dung nào? (1điểm)
Câu 5: Vẽ hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh của vật thể sau? (1điểm)
Câu 6: Nêu tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí? (2 điểm)
Câu 7: Mối ghép không tháo được có đặc điểm gì khác với mối ghép tháo được về quá trình tạo mối ghép và tháo mối ghép. Lấy 2 ví dụ về mối ghép tháo được và 2 ví dụ về mối ghép không tháo được trong thực tế. (2điểm)
Câu 8: Nêu dấu hiệu nhận biết chi tiết máy? Nêu hai ví dụ về nhóm chi tiết có công dụng chung, một ví dụ về nhóm chi tiết có công dụng riêng (1điểm)
BÀI LÀM

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_hoc_ky_1_mon_cong_nghe_hay.doc