Giáo án Chương IV: Phản ứng oxi hóa - Khử

doc 9 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1866Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chương IV: Phản ứng oxi hóa - Khử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Chương IV: Phản ứng oxi hóa - Khử
 PHẦN 1: LÝ THUYẾT
CHƯƠNG IV: PHẢN ỨNG OXI HÓA - KHỬ 
Mục tiêu:
HS hiểu:
Học sinh nắm vững các khái niệm: sự khử, sự oxi hóa, chất khử, chất oxi hóa và phản ứng oxi hóa khử. 
Nhận biết phản ứng oxi hóa khử, cân bằng phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa khử, phân loại phản ứng hóa học
 Kĩ năng:
Phát triển kỹ năng cân bằng phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa khử bằng phương pháp thăng bằng electron
Rèn luyện kỹ năng giải các bài tập tính toán đơn giản về phản ứng oxi hóa khử.
Chuẩn bị:
GV: Chuẩn bị các bài tập liên quan đến phản ứng oxi hoá – khư
HS: Làm bài tập ở nhà
Tiến trình dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:
Sự khử là gì? Sự oxi hóa là gì? Hai quá trình này diễn ra như thế nào trong một phản ứng?
Chất khử là gì? Chất oxi hóa là gì?
Có 2 định nghĩa về phản ứng oxi hóa khử
Dựa vào số oxi hóa người ta chia phản ứng hóa học thành 2 loại
Hoạt động 2:
- Bài 2 (Trang 89)
- Bài 3 (Trang 89)
- Bài 4 (Trang 89)
- Bài 5 (Trang 89)
- Bài 6 (Trang 89)
- Bài 7 (Trang 89)
- Bài 8 (Trang 90)
- Bài 9 (Trang 90)
- Bài 10 (Trang 90)
A. Kiến thức cơ bản cần nắm vững
Học sinh trả lời như trong sách giáo khoa:
Hai quá trình này diễn ra đồng thời
Học sinh trả lời như trong nội dung ôn tập
Học sinh nêu 2 định nghĩa trong SGK
Phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa và phản ứng không có sự thay đổi số oxi hóa
B. Bài tập
c. Phản ứng thế trong hóa học vô cơ
d. x = 3
M2O3 + HNO3 → M(NO3)3 + H2O
-	Câu a, c đúng; 
	Câu b, d sai.
- , , , , , , ;
, , , , , ;
, , , ;
, , ;
, , , , ,
a. Sự oxi hóa nguyên tử Cu
	Cu → Cu2+ + 2e
Sự khử Ag+
	Ag+ + 1e → Ag
b, c tương tự
a. 	2 + → 2
	H2 là chất khử, O2 là chất oxi hóa
b. + 
	N+5 (KNO3) là chất oxi hóa;
	O-2 (KNO3) là chất khử.
c. + H2O
N-3 (NH4NO3) là chất khử;
N+5 (NH4NO3) là chất oxi hóa.
a. Br¯ (HBr) là chất khử;
Cl2 là chất oxi hóa.
b. Cu là chất khử;
S+6 (H2SO4) là chất oxi hóa.
a.	2Al0 → 2Al+3 +6e	x4
	3Fe+8/3 + 8e → Fe0	x3
8Al + 3Fe3O4 → Fe + Al2O3
b.	Fe+2 → Fe+3 + 2e	x5
	Mn+7 + 5e → Mn+2	x2
10FeSO4 + 2KMnO4 +8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 + K2SO4 + 8H2O
c.	FeS2 → Fe+3 + 2S+4 + 11e	x4
	O2 + 4e → 2O2-	x11
4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2
-	Mg + Cl2 → MgCl2
	Mg + CuCl → MgCl2 + Cu
Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + H2O
Cũng cố:
HS làm các bài tập còn lại được giao chuẩn bị tiết luyện tập tiếp theo
CHƯƠNG VI: NHÓM OXI – LƯU HUỲNH 
Mục tiêu:
 HS hiểu:
Oxi và lưu huỳnh là những nguyên tố phi kim có tính oxh mạnh, trong đó oxi là chất oxh mạnh hơn S
Hai dạng thù hình của n.tố oxi là O2 và O3
Mối quan hệ giữa cấu tạo nguyên tử, độ âm điện, số oxi hoa của nguyên tố với những tính chất hóa học của oxi, S
Tính chất hóa học cơ bản của hợp chất S phụ thuộc vào trạng thái oxi hoá của nguyên tố S trong hợp chất
Giải thích được các hiện tượng thực tế liên quan đến tính chất của S và các hợp chất của nó
 	Kĩ năng
Viết cấu hình e n.tử của oxi, lưu huỳnh
Giải các bài tập định tính và định lượng về các hợp chất của lưu huỳnh
Chuẩn bị
GV: Một số bài tập liên quan đến chương oxi lưu huynh
HS: Ôn tập kiến thức của chương trước ở nhà
Tiến trình dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: 
GV: Yêu cầu HS viết cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố O , S và nhận xét?
Hoạt động 2:
GV: Yêu cầu HS so sánh độ âm điện của O, S(3,44 ; 2,58). HS nhận xét tính oxh và khả năng tham gia pứ của Oxi và S
GV: Yêu cầu HS cho ví dụ về tính oxi hóa mạnh của oxi : Phản ứng với kim loại, phi kim, hợp chất? và nhận xét sự biến đổi số oxi hóa ?(giảm từ 0 xuống -2)
GV: Yêu cầu HS cho vi dụ về tính oxi hóa mạnh của S : phản ứng với kim loại, phi kim và nhận xét sự biến đổi số oxi hóa ?
GV: S tác dụng với chất khử mạnh, số oxi hoá của S giảm từ 0 xuống -2 nên S thể hiện tính oxi hoá hay tính khử?
GV: S tác dụng với chất oxh mạnh, số oxi hoá của S tăng từ 0 đến +4 hoặc +6 nên S thể hiện tính oxi hoá hay tính khử
GV: HS hãy so sánh khả năng thể hiện số oxh giữa Oxi và lưu huỳnh?
Hoạt động 3:
GV: Yêu cầu HS thảo luận: cho biết số oxh của nguyên .tố S và tính chất hóa học cơ bản của H2S? Viết phương trình phản ứng ?
GV: Yêu cầu HS cho biết số oxh của S trong SO2, cho ví dụ tương ứng về tính oxi hoá và tính khử của SO2? 
A. Kiến thức cần nắm vững
I. Cấu tạo, tính chất của oxi và lưu huỳnh
1. Cấu hình electron nguyên tử
- Giống nhau: Lớp e ngoài cùng đều có 6 e, ns2 np4
- Khác nhau: 
+ Bán kính nguyên tử tăng
+ Lớp ngoài cùng O không có phân lớp d, các nguyên tố khác có phân lớp d trống
2. Độ âm điện
 Độ âm điện của O > S
3. Tính chất hóa học
a. O và S có đô âm điện lớn
Tính oxi hoá của S < O
b. Khả năng tham gia phản ứng hoá học:
Oxi
- Phản ứng với kim loại
2O2 + 3Fe → Fe3O4
- Phản ứng với phi kim 
O2 + C → CO2
- Phản ứng với hợp chất
3O2 + C2H5OH → 2CO2 + 3H2O
O2 + 2CO → 2CO2
Lưu huỳnh
- Phản ứng với kim loại
 S + Fe → FeS
 S + Hg → HgS
- Phản ứng với phi kim 
 S + O2 → SO2
 S + 3F2 → SF6
II. Tính chất các hợp chất của oxi, lưu huỳnh
1. Hiđro sunfua (H2S)
Có tính khử
2H2S + O2 → 2S + 2H2O
2H2S + 3O2 → 2SO2 + 2H2O
2H2S + 4Cl2 + 4H2O→ H2 SO4 + 8HCl
2. Lưu huỳnh đioxit: SO2 
 SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O
SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr
3/ Lưu huỳnh trioxit và axit sunfuric:
a) Lưu huỳnh trioxit: SO3
SO3 + H2O → H2SO4 
b) Axit sunfuric: H2SO4
6H2SO4(đ,nóng)+2Fe → Fe2(SO4)3 + 6H2O+ 
 3SO2
2H2SO4(đ,nóng) + S → 3 SO2 + 2 H2O
H2SO4(đ,nóng) + 2 HI → I2 + SO2 + 2H2O
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV: Cho HS giải bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 (SGK): 
Bài 1: GV gọi HS trả lời và giải thích tại sao chọn đáp án đó.
Bài 2: GV gọi HS trả lời và giải thích tại sao chọn đáp án đó.
Bài 3:GV gọi HS giải thích tại sao? Viết phương trình phản ứng hóa học và nhận xét.
Bài 4: GV gọi HS trình bày 2 phương pháp điêu chế H2S? Viết phương trình hoá học và nhận xét.
Bài 5: GV gọi HS trình bày phương pháp phân biệt? Viết pthh nếu có? nhận xét.
Bài 6: GV gọi HS trình bày cách nhận biết sau khi đã chọn thuốc thử? Viết phương trình hoá học và nhận xét.
Bài 7: GV gọi HS giải thích bằng phương trình phản ứng và nhận xét.
Bài 8: GV gọi HS lên bảng trình bày cách giải nhận xét.
B. Bài tập
Bài 1:
 Đáp án D
Bài 2: 
1. Đáp án C
2. Đáp án B
Bài 3:
a. Vì lưu huỳnh trong H2S có số oxi hóa là -2 thấp nhất nên chỉ thể hiện tính khử.
 Vì lưu huỳnh trong H2SO4 có số oxi hóa là +6 cao nhất nên chỉ thể hiện tính oxi hóa.
b. Phương trình hoá học
2H2S + SO2 3S + 2H2O
Cu + 2H2SO4đ CuSO4 + SO2+ 2H2O
Câu 4: Hai phương pháp:
Phương pháp 1:
 Fe + S FeS
 FeS + 2HCl H2S + FeCl2
Phương pháp 2:
 Fe + 2HCl H2 + FeCl2
 H2 + S H2S
Câu 5: 
- Dùng que đóm còn than hồng để nhận biết khí O2.
- Còn lại 2 bình là khí H2S và SO2 mang đốt khí nào cháy được là H2S, khí không cháy là SO2. 
 2H2S + 3O2 2SO2 + 2H2O
Bài 6: 
Lấy mỗi dung dịch 1 ít cho mỗi lần thử:
Dùng BaCl2 nhỏ vào 3 ống nghiệm:
- Có kết tủa trắng là 2 ống đựng H2SO4 và H2SO3.
 H2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2HCl
 H2SO3 + BaCl2 BaSO3 + 2HCl
- Ống còn lại không có hiện tượng là HCl.
Lấy dd HCl vừa nhận được cho vào các kết tủa, nếu kết tủa tan là BaSO3 nhận H2SO3 và không tan là BaSO4 nhận H2SO4.
 BaSO3 + 2HCl BaCl2 + SO2 + H2O
Bài 7: 
a. Khí H2S và SO2 không thể tồn tại trong cùng một bình chứa vì H2S là chất khử mạnh, khi tiếp xúc với SO2 sẽ xảy ra phản ứng:
 2H2S + SO2 3S + 2H2O
b. Khí O2 và Cl2 có thể tồn tại trong một bình vì O2 không tác dụng trực tiếp với Cl2.
c. Khí HI và Cl2 không tồn tại trong một bình vì Cl2 là chất oxi hóa mạnh và HI là chất khử mạnh.
 Cl2 + 2HI I2 + 2HCl
Bài 8:
Gọi x, y là số mol của Zn, Fe trong hỗn hợp
Phương trình hóa học:
 Zn + S ZnS
 x x
 Fe + S FeS
 y y
Vì S dư Zn, Fe phản ứng hết.
 ZnS + H2SO4 ZnSO4 + H2S
 x x
 FeS + H2SO4 FeSO4 + H2S
 y y
Ta có hệ pt:
Khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu là:
Cũng cố
GV: Yêu cầu HS nắm các phương pháp giải về các bài toán hoá học liên quan đến oxi lưu huỳnh
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HÈ MÔN HÓA LỚP 10 LÊN 11 NĂM 2015
Câu 1: Cấu hình lớp electron ngoài cùng của các nguyên tố nhóm oxi là:
A. ns2np6	 B. ns2np5	 C. ns2np4	 D. (n-1)d10ns2np6
Câu 2: Trong các hợp chất hoá học số oxi hoá thường gặp của lưu huỳnh là:
A. +1, +4, +6	 B. -2,0,+2,+4,+6	C. -2,0,+4,+6	 D. -2, +4, +6.
Câu 3(THPT QG 2015): Lưu huỳnh trong chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử?
A. Na2SO4. B. H2SO4. C. SO2.	 D. H2S.
Câu 4: Oleum H2SO4.nSO3 có công thức phân tử là H2S2O7. Giá trị n bằng?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Oxi(O2) và ozon(O3) là hai dạng thù hình của nguyên tố oxi.
B. Lưu huỳnh có hai dạng thù hình: Lưu huỳnh tà phương(S) và lưu huỳnh đơn tà(S).
C. Quặng pirit sắt là một trong những nguyên liệu dùng sản xuất axit Sunfuric trong công nghiệp, nó có công thức phân tử là FeS2.
D. Oxi và lưu huỳnh đều là chất khí ở điều kiện thường. 
Câu 6: Dãy nào sau đây được sắp xếp theo trật tự số oxi hoá của Oxi tăng dần?
A. F2O H2O O3 H2O2	B. H2O H2O2 O3 F2O
C. F2O O3 H2O2 H2O	D. H2O2 H2O O3 F2O
Câu 7: Để phân biệt CO2 và SO2 chỉ cần dùng thuốc thử là 
A. Nước brom. 	 B. CaO. 	
C. Dung dịch Ba(OH)2. 	 D. Dung dịch NaOH.
Câu 8: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxi bằng cách
A. Điện phân nước. 	 B. Nhiệt phân Cu(NO3)2.
C. Nhiệt phân KClO3 có xúc tác MnO2. 	 D. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
Câu 9: Có thể phân biệt 3 dung dịch: KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là
A. giấy quỳ tím. 	 B. Zn. 	 C. Al. 	D. BaCO3.
Câu 10: Hơi thuỷ ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thuỷ ngân rồi gom lại là	
A. vôi sống. 	 B. cát. 	 C. muối ăn. 	D. lưu huỳnh.
Câu 11(THPT QG 2015): Khi làm thí nghiệm với H2SO4 đặc, nóng thường sinh ra khí SO2. Để hạn chế tốt nhất khí SO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây?
A. Giấm ăn.	B. Muối ăn. C. Cồn. D. Xút.
Câu 12: Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon? 
A. Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn. 	 B. Chữa sâu răng. 
C. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm. 	 D. Sát trùng nước sinh hoạt.
Câu 13: (ĐH – B 2012): Một mẫu khí thải được sục vào dung dịch CuSO4, thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng này do chất nào có trong khí thải gây ra?
A. H2S.	B. NO2. C. SO2.	D. CO2.
Câu 14: (CĐ – AB 2013): Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. Al2O3, Ba(OH)2, Ag. B. CuO, NaCl, CuS.
C. FeCl3, MgO, Cu. D. BaCl2, Na2CO3, FeS.
Câu 15: Dung dịch H2S để lâu trong không khí sẽ có hiện tượng:
A. Vẩn đục màu đen	B. Vẩn đục màu vàng
C. Cháy	D. Không có hiện tượng gì
Câu 16: Hoà tan sắt II sunfua vào dd HCl thu được khí A. đốt hoàn toàn khí A thu được khí C có mùi hắc. khí A,C lần lượt là:
A. SO2, hơi S	B. H2S, hơi S	C. H2S, SO2	 D. SO2, H2S
Câu 17: Nguyên tắc pha loãng axit Sunfuric đặc là:
A. Rót từ từ axit vào nước và khuấy nhẹ	 B. Rót từ từ nước vào axit và khuấy nhẹ
C. Rót từ từ axit vào nước và đun nhẹ	 D. Rót từ từ nước vào axit và đun nhẹ
Câu 18(CĐ – AB 2013): Thuốc thử nào sau đây dùng để phân biệt khí H2S với khí CO2?
A. Dung dịch HCl.	 B. Dung dịch Pb(NO3)2.
C. Dung dịch K2SO4.	 D. Dung dịch NaCl.
Câu 19: Các chất khí điều chế trong phòng thí nghiệm thường được thu theo phương pháp đẩy không khí (cách 1, cách 2) hoặc đầy nước (cách 3) như các hình vẽ dưới đây:
Có thể dùng cách nào trong 3 cách trên để thu khí Oxi ?
A. Cách 2 hoặc Cách 3. B. Cách 3. C. Cách 1.	 D. Cách 2.
Câu 20: Cho hình vẽ bên dưới minh họa việc điều chế khí Y trong phòng thí nghiệm
Khí Y có thể là khí nào dưới đây
A. O2.	B. Cl2.	C. NH3.	D. H2.
dd H2SO4 đặc
Na2SO3 tt
dd Br2
Câu 21: Cho hình vẽ như sau:
Hiện tượng xảy ra trong bình eclen chứa dung dịch Br2 là:
A. Có kết tủa xuất hiện.
B. Dung dịch Br2 bị mất màu.
C. Vừa có kết tủa vừa mất màu dung dịch Br2.
D. Không có phản ứng xảy ra.
Câu 22(THPT QG 2015): Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng oxi hóa – khử?
A. CaCO3 CaO + CO2. B. 2KClO3 2KCl + 3O2.
C. 2NaOH + Cl2 NaCl + NaClO + H2O. D. 4Fe(OH)2 + O2 2Fe2O3 + 4H2O.
Câu 23: (TSĐHCĐ khối A 2008)Cho các phản ứng sau:
4HCl + MnO2 MnCl2 + Cl2 + 2H2O.
2HCl + Fe → FeCl2 + H2.
14HCl + K2Cr2O7 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O.
6HCl + 2Al → 2AlCl3 + 3H2.
16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O.
Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính oxi hóa là
A. 3.	B. 4.	C. 2.	D. 1.
Câu 24: (TSĐHCĐ khối B 2009) Cho các phản ứng sau:
(a) 4HCl + PbO2 ® PbCl2 + Cl2 + 2H2O.
(b) HCl + NH4HCO3 ® NH4Cl + CO2 + H2O.
(c) 2HCl + 2HNO3 ® 2NO2 + Cl2 + 2H2O.
(d) 2HCl + Zn ® ZnCl2 + H2.
Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính khử là
A. 2.	B. 3.	C. 1.	D. 4.
Câu 25(CĐ – 2014): Cho các phản ứng hóa học sau:
	(a) 	 (b) 
	(c) 	 (d) 	
Số phản ứng trong đo S thể hiện tính khử là
A.2 B. 3	C. 1 	D. 4
Câu 26(KHỐI A – 2014). Phản ứng nào dưới đây thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử?
A. NaOH + HCl → NaCl + H2O.	 B. CaO + CO2 → CaCO3 
C. AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3. 	 D. 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O.
Câu 27: Trường hợp không xảy ra phản ứng hóa học là
A. 3O2 + 2H2S 2H2O + 2SO2. 	B. FeCl2 + H2S ® FeS + 2HCl.
C. O3 + 2KI + H2O ® 2KOH + I2 + O2. 	D. Cl2 + 2NaOH ® NaCl + NaClO + H2O.
Câu 28: Có các thí nghiệm sau: 
Nhúng thanh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội. 	
(II) Sục khí SO2 vào nước brom. 
Sục khí CO2 vào nước Gia-ven. 	
(IV) Nhúng lá nhôm vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội. 
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng hoá học là 	
A. 2. 	 B. 1. 	 C. 3. 	D. 4.
Câu 29: (ĐH – A 2013): Trong điều kiện thích hợp, xảy ra các phản ứng sau
2H2SO4 + C à 2SO2 + CO2 + 2H2O
H2SO4 + Fe(OH)2 à FeSO4 + 2H2O
4H2SO4 + 2FeO à Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O
6H2SO4 + 2Fe à Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
Trong các phản ứng trên, phản ứng xảy ra với dung dịch H2SO4 loãng là
A. (a)	B. (c)	C. (b)	D. (d)
Câu 30: Cho biết các phản ứng xảy ra sau:
2FeBr2 + Br2 → 2FeBr3 
2NaBr + Cl2 → 2NaCl + Br2. 
Phát biểu đúng là
A. Tính khử của mạnh hơn . B. Tính khử của mạnh hơn Fe2+.
C. Tính oxi hoá của Br2 mạnh hơn Cl2. D. Tính oxi hoá của Cl2 mạnh hơn của Fe3+.
Câu 31: Phản ứng giữa: 3Cl2 + 6NaOHNaClO3 + 5NaCl + 3H2O thuộc loại phản ứng hóa học nào sau đây?
A. Phản ứng oxi hóa-khử liên phân tử	B. Phản ứng axit-bazơ
C. Phản ứng oxi hóa–khử nội phân tử	D. Phản ứng tự oxi hóa–khử
Câu 32: Trong phản ứng đốt cháy CuFeS2 tạo ra sản phẩm CuO, Fe2O3 và SO2 thì một phân tử CuFeS2 sẽ
A. nhận 13 electron. B. nhường 13 electron. 
C. nhường 12 electron. D. nhận 12 electron.
Câu 33: (TSĐHCĐ khối B 2012) Cho phương trình hóa học (với a, b, c, d là các hệ số): 
 aFeSO4 + bCl2 → cFe2(SO4)3 + dFeCl3. Tỉ lệ a : c là
A. 4 : 1.	B. 3 : 2.	C. 2 : 1.	D. 3 : 1.
Câu 34: Cho các phản ứng:
(1) O3 → O2 + O (2) Ca(OH)2 + Cl2 → CaOCl2 + H2O
(3) KClO3 → t0 KCl + 3/2O2 (4) 2KMnO4 → t0 K2MnO4 + MnO2 + O2
(5) 4KClO3 → t0 KCl + 3KClO4 (6) 2H2S + SO2 → 3S + 2H2O
Số phản ứng tự oxi hóa khử là:
A. 3	B. 2	C. 1	D. 4
Câu 35: Đốt cháy hoàn toàn các chất sau : FeS2, Cu2S, Ag2S, HgS, ZnS trong oxi (dư). Sau các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số phản ứng tạo ra oxit kim loại là
A. 5.	B. 2.	C. 4.	D. 3.
Câu 36: Cho các chất sau đây: FeS, FeS2, Cu2S, FeSO4, H2S, Ag, Fe, KMnO4, MgSO3, Fe(OH)2. Số chất có thể phản ứng với H2SO4 đặc, nóng tạo SO2 là:
A. 9 B. 10 C. 7 D.8
Câu 37: Cho pthh: SO2 + KMnO4 +H2O"K2SO4 + MnSO4 +H2SO4
Sau khi cân bằng hệ số của chất oxi hoá và chất khử là: 
A. 5 và 2 	 B. 2 và 5 	 C. 2 và 2 	 D. 5 và 5
Câu 38: Cho phương trình hóa học: Fe3O4 + HNO3 Fe(NO3)3 + NaOb + H2O.
Sau khi cân bằng phương trình hóa học trên với hệ số của các chất là những số nguyên, tối giản thì hệ số của H2O là
A. 45a – 18b.	B. 13a – 9b.	C. 46a – 18b.	D. 23a – 9b.
Câu 39: Cho phản ứng:
CH3-CCH + KMnO4 + KOH CH3COOK + MnO2 + K2CO3 + H2O 
Tổng các hệ số (nguyên tối giản) của các chất trong phương trình là:
A. 28	B. 27	C. 21	D. 19
Câu 40(THPT QG 2015): Hòa tan hoàn toàn 6,5 gam Zn bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 2,24.	B. 3,36.	C. 1,12.	D. 4,48.
Câu 41(THPT QG 2015): Cho 0,5 gam một kim loại hóa trị II phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được 0,28 lít H2 (đktc). Kim loại đó là
A. Ba.	B. Mg.	C. Ca.	D. Sr.
Câu 42: Một hỗn hợp O2 và O3 ở đktc có tỉ khối hơi với H2 là 18. Thành phần % về thể tích của O3 trong hỗn hợp là
A. 15% B. 25% C. 35% D. 45%.
Câu 43: Khi nhiệt phân hoàn toàn 100 gam mỗi chất sau: KClO3 (xúc tác MnO2), KMnO4, KNO3 và AgNO3. Chất tạo ra lượng O2 lớn nhất là 	
A. KClO3. 	 B. KMnO4. 	 C. KNO3. 	D. AgNO3.
Câu 44(KA – 2012). Hòa tan hoàn toàn 2,43 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn vào một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được 1,12 lít H2 (đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối trong dung dịch X là
A. 5,83 gam.	B. 7,33 gam.	C. 4,83 gam.	D. 7,23 gam.
Câu 45. Hòa tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml axit H2SO4 0,1M (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là
A. 6,81 gam. B. 4,81 gam. C. 3,81 gam. D. 5,81 gam.
Câu 46: Cho 3,68 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10%, thu được 2,24 lít khí H2 (ở đktc). Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là 
A. 101,68 gam. 	 B. 88,20 gam. 	C. 101,48 gam. 	 D. 97,80 gam.
Câu 47: Hoà tan 8,45 gam oleum vào nước, thu được dung dịch X. Để trung hoà X cần 200 ml dung dịch NaOH 1M. Công thức của oleum đó là
A. H2SO4.9SO3. B. H2SO4.3SO3.	 C. H2SO4.5SO3. D. H2SO4.2SO3.
Câu 48: Để sản xuất được 16,9 tấn oleum H2SO4.3SO3 phải dùng m tấn quặng pirit chứa 16% tạp chất trơ, hiệu suất của quá trình sản xuất là 80%. Giá trị của m là:
A. 8,64 tấn	B. 17,85 tấn	 C. 16,67 tấn	 D. 12 tấn
Câu 49: Nung mg bột Cu trong ôxi, thu được 37,2 gam hỗn hợp chất rắn X gồm Cu, CuO, Cu2O. Hoà tan hoàn toàn X trong H2SO4 đặc nóng thoát ra 6,72 lít khí SO2 duy nhất (đktc). Giá trị m là:
A. 14,4 B. 22,08 C. 31,68 D. 33,6
Câu 50: Hòa tan hoàn toàn 20,88 gam một oxit sắt bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được dung dịch X và 3,248 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Cô cạn dung dịch X, thu được m gam muối sunfat khan. Giá trị của m là
A. 52,2. B. 48,4. C. 58,0. D. 54,0.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN VA DE CUONG ON TAP HOA 10 LEN 11 NAM 2015.doc