Giáo án Chương 4: Phản ứng oxi hóa – khử - Môn hóa 10

doc 19 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 2635Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chương 4: Phản ứng oxi hóa – khử - Môn hóa 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Chương 4: Phản ứng oxi hóa – khử - Môn hóa 10
CHƯƠNG 4: PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ 
I. Các khái niệm:
Chất khử (chất bị oxi hóa) là chất nhường electron .
Chất oxi hóa (chất bị khử) là chất thu electron .
Quá trình oxi hóa (sự oxi hóa) là quá trình nhường electron .
Quá trình khử (sự khử) là quá trình thu electron.
Trong phản ứng hóa hợp, số oxi hóa của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thay đổi.
Trong phản ứng phân hủy, số oxi hóa của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thay đổi.
Trong hóa học vô cơ, phản ứng thế bao giờ cũng có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố .
Trong phản ứng trao đổi, số oxi hóa của các nguyên tố không đổi.
Dựa vào số oxi hóa người ta chia các phản ứng hóa học thành 02 lọai: phản ứng oxi hóa khử và phản ứng không phải là phản ứng oxi hóa khử.
II. Qui tắc xác định số oxi hóa ;
QT 1: Số oxi hóa của nguyên tố trong đơn chất bằng không 
QT 2: Trong phân tử, tổng số oxi hóa các nguyên tố bằng không 
QT 3: Ion đơn nguyên tử có số oxi hóa bằng điện tích của ion
Ion đa nguyên tử có tổng số oxi hóa các nguyên tố bằng điện tích ion
QT 4: Trong phân tử hợp chất:
+ Số oxi hóa của H bằng +1 (trừ hidrua kim loại )
+ Số oxi hóa của O bằng -2 (trừ peoxit, OF2)
+ Số oxi hóa của kim loại bằng +n (hóa trị n)
+ số oxi hóa của gốc axit bằng –m (hóa trị m)
Lưu ý : + Điện tích ion ( hay điện hóa trị ): Ghi giá trị trước dấu và biểu diễn ở phía trên bên phải kí hiệu nguyên tố hóa học
+ Số oxi hóa : ghi dấu trước số và biểu diễn ở ngay trên kí hiệu hóa học nguyên tố. 
+ Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ:
Nguyên tắc: Liên kết bị lệch về phía nguyên tố có độ âm điện lớn hơn thì nguyên tố đó có số oxi hóa âm, nguyên tố còn lại (độ âm điện nhỏ) mang số oxi hóa dương 
Liên kết của cùng một nguyên tố thì số oxi hóa bằng không 
VD: Trong liên kết H-O-C: số oxi hóa của H bằng +1, số oxi hóa bằng: -2; số oxi hóa của C bằng +1
VD: Trong liên kết C=O : C có số oxi hóa +2 và O có số oxi hóa là -2
VD; Trong liên kết C-C, C=C, C≡C : C có số oxi hóa bằng 0
III. Phương pháp cân bằng phản ứng oxi hóa – khử :
Nguyên tắc : Dựa vào định luật bảo toàn e
Các bước thực hiện :
+ Xác định số oxi hóa các nguyên tố thay đổi 
+ Viết các phương trình cho, nhận e
+ Tìm hệ số thích hợp sao cho số e cho bằng số e nhận 
+ Đặt hệ số vào phản ứng (trừ hệ số axit) và kiểm tra lại số nguyên tử của từng nguyên tố (thứ tự ; kim loại à phi kim à H à O)
Một số dạng phản ứng oxi hóa khử:
+ Phản ứng oxi hóa khử thông thường 
+ phản ứng oxi hóa khử nôi phân tử 
+ phản ứng tự oxi hóa – khử (phản ứng dị phân )
IV. Phương pháp cân bằng ion – electron
bước 1: tách ion, xác định các nguyên tố có số oxi hóa thay đổi và viết các nửa phản ứng oxi hóa khử 
bước 2: cân bằng các nửa phản ứng : + cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai vế của nửa phương trình ( thêm H+ hoặc OH- . Sau đó thêm H2O đề cân bằng hệ số nguyên tử H, rồi cuối cùng kiểm soát số nguyên tử O ở hai vế của phương trình)
+ cân bằng điện tích : thêm e vào mỗi nửa phản ứng để cân bằng điện tích
bước 3: cân bằng e: tìm hệ số thích hợp sao cho số e cho bằng số e nhận 
bước 4; cộng các nửa phản ứng , ta có phương trình ion thu gọn 
- bước 5; đề chuyển pt ion thu gọn về pt ion đầy đủ và pt phân tử ta cần cộng vào hai vế của pt những lượng như nhau các ion hoặc cation để bù trừ điện tích
	CÂU HỎI ÔN LÝ THUYẾT 
1/ Có các phản ứng hoá học sau
1. CaCO3 ® CaO + CO2
2. 2KClO3 ® 2KCl + 3O2
3. 2NaNO3 ® 2NaNO2 + O2
4. 2Al(OH)3 ® Al2O3 + 3H2O
5. 2NaHCO3 ® Na2CO3 + H2O + CO2
Phản ứng oxi hoá - khử là 
A. (1), (4). B. (2), (3). C. (3), (4). D. (4), (5).
 PA: B
2/ Trong phản ứng:
2NO2 + 2NaOH ® NaNO3 + NaNO2 + H2O
 NO2 đóng vai trò
A. là chất oxi hoá.	
B. là chất khử.
C. là chất oxi hoá, đồng thời cũng là chất khử.	
D. không là chất oxi hoá, cũng không là chất khử.
PA: C
3/ Nhận định nào không đúng?
A. Trong các phản ứng hoá học, số oxi hoá của các nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thay đổi.
B. Trong các phản ứng phân huỷ, số oxi hoá của các nguyên tố luôn thay đổi.
C. Trong các phản ứng thế, số oxi hoá của các nguyên tố luôn thay đổi.
D. Trong các phản ứng oxi hoá - khử luôn có sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố.
PA: B
4/ Cho phương trình phản ứng hoá học sau:
1. 4HClO3 + 3H2S ® 4HCl + 3H2SO4
2. 8Fe + 30 HNO3 ® 8Fe(NO3)3 + 3N2O + 15H2O
3. 16HCl + 2KMnO4 ® 2KCl + 2MaCl2 + 8H2O + 5Cl2
4. Mg + CuSO4 ® MgSO4 + Cu
5. 2NH3 + 3Cl2 ® N2 + 6HCl
Dãy các chất khử là
A. H2S, Fe, KMnO4, Mg, NH3.	B. H2S, Fe, HCl, Mg, NH3.
C. HClO3, Fe, HCl, Mg, Cl2.	D. H2S, HNO3, HCl, CuSO4, Cl2.
PA: B
5/ Trong các phản ứng sau, phản ứng tự oxi hoá - khử là
 A. 2NO2 + 2NaOH ® NaNO2 + NaNO3 + H2O	
	B. 2KNO3 ® 2KNO2 + O2
 C. Fe + CuCl2 ® FeCl2 + Cu.	
 D. 2Na + Cl2 2NaCl
PA: A
6/ Trong các phản ứng sau, phản ứng nào HCl đóng vai trò là chất oxi hoá?
A. 4HCl + MnO2 ® MnCl2 + Cl2 + 2H2O	
B. Zn + 2HCl ® ZnCl2 + H2
C. HCl + NaOH ® NaCl + H2O	
D. 2HCl + CuO ® CuCl2 + H2O
PA: B
7/ Hãy sắp xếp các phân tử, ion cho dưới đây theo thứ tự tăng dần số oxi hoá của nitơ: NO2, NH3, NO-2, NO-3, N2, NO2.
A. NO2 < NO < NH3 < NO-2 < NO-3 < N2 < N2O.
B. NH3 < N2 < N2O < NO < NO-2 < NO2 < NO-3.
C. NH3 < N2 < NO < NO-2 < N2O < NO2 < NO-3.
D. NH3 < N2 < N2O < NO-2 < NH < N2 < NO-3.
PA: B
8/ Cho phương trình phản ứng:
4Zn + 5H2SO4 đặc/nóng 4ZnSO4 + X + 4H2O. X là
A. SO2	.	B. H2S.	C. S.	D. H2.
PA: B
9/ Cho sơ đồ phản ứng hoá học sau:
HNO3 + H2S ® S0 + NO + H2O	(1)
Cu + HNO3 ® Cu(NO3)2 + H2O + NO	(2)
Tổng hệ số (nguyên, tối giản) của các chất tham gia và tạo thành trong các phản ứng (1) và (2) lần lượt là
A. 12 và 18. 	B. 14 và 20.	C. 14 và 16.	D. 12 và 20.
PA: B
10/ Trong các loại phản ứng sau, loại nào luôn là phản ứng oxi hoá khử?
A. Phản ứng hoá hợp.	B. Phản ứng phân huỷ.
C. Phản ứng trung hoà.	D. Phản ứng thế.
PA: D
11/ Cho sơ đồ phản ứng 
FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 ® Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O
Hệ số cân bằng (nguyên, tối giản) của FeSO4 là
A. 10.	B. 8.	C. 6.	D. 2.
PA: A
12/ Lưu huỳnh tác dụng với dung dịch kiềm nóng theo phương trình sau
3S + 6KOH ® 2K2S + K2SO3 + 3H2O
Trong phản ứng này có tỉ lệ số nguyên tử lưu huỳnh bị oxi hóa và số nguyên tử lưu huỳnh bị khử là
A. 2:1. 	B. 1:2. 	C. 1:3.	D. 2:3.
PA: B
13/ Lưu huỳnh tác dụng với axit sunfuric đặc nóng theo phương trình sau
S + 2H2SO4 ® 3SO2 + 2H2O
Trong phản ứng này có tỉ lệ số nguyên tử lưu huỳnh bị khử và số nguyên tử lưu huỳnh bị oxi hóa là
A. 1: 2.	B. 1: 3.	C. 3 :1. 	D. 2:1.
PA: D
14/ Cho sơ đồ phản ứng:
KMnO4 + H2O2 + H2SO4 ® MnSO4 + O2 + K2SO4 + H2O
Hệ số (nguyên, tối giản) của chất oxi hóa, của chất khử là
A. 3 và 5. 	B. 5 và 2.	C. 2 và 5. 	D. 3 và 2.
PA: B
15/ Cho sơ đồ phản ứng:
H2SO4 + Fe ® Fe2(SO4)3 + H2O + SO2
Số phân tử H2SO4 bị khử và số phân tử H2SO4 tạo muối của phản ứng sau khi cân bằng là
A. 6 và 3.	B. 3 và 6.	C. 6 và 6.	D. 3 và 3.
PA: D
16/ Tỷ lệ số phân tử HNO3 là chất oxi hóa và số phân tử HNO3 là môi trường trong phản ứng FeCO3 + HNO3 ® Fe(NO3)3 + NO + CO2 + H2O là
A. 8 : 1.	B. 1 : 9.	C. 1 : 8.	D. 9 : 1.
PA: B
17/ Trong các ion (phân tử) cho dưới đây, ion (phân tử ) có tính oxi hóa là
A. Mg.	B. Cu2+.	C. Cl-.	D. S2-.
PA: B
18/ Cho sơ đồ phản ứng:
Mg + HNO3 ® Mg(NO3)2 + NH4NO3 + H2O
Số phân tử HNO3 bị khử và số phân tử tạo muối nitrat là 
A. 1 và 8. B. 10 và 5. C. 1 và 9. D. 8 và 2.
PA: C
19/ Cho sơ đồ phản ứng sau: FeS2 + HNO3 " Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO2 + H2O 
Tổng hệ số nguyên tối giản các chất tham gia phản ứng là
A. 25.	B. 44.	C. 24.	D. 19.
PA : D
20/ Cho sơ đồ phản ứng sau FeS + HNO3 " Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O 
Trong phản ứng trên, khi phản ứng với 1 mol FeS có bao nhiêu mol axit đóng vai trò môi trường và bao nhiêu mol axit đóng vai trò chất oxi hoá? 
A. 2 mol HNO3 đóng vai trò môi trường, 4 mol HNO3 đóng vai trò chất oxi hoá.
B. 4 mol HNO3 đóng vai trò môi trường, 2 mol HNO3 đóng vai trò chất oxi hoá.
C. 3 mol HNO3 đóng vai trò môi trường, 3 mol HNO3 đóng vai trò chất oxi hoá.
D. 1 mol HNO3 đóng vai trò môi trường, 5 mol HNO3 đóng vai trò chất oxi hoá.
PA : C
21/ Trong phản ứng : Fe + CuSO4 " FeSO4 + Cu , 1mol ion Cu2+ đã
A. nhường 1mol electron.	B. nhận 1mol electron.
C. nhận 2mol electron.	D. nhường 2mol electron.
PA : C
22/ Trong phản ứng 2NO2 + 2NaOH " NaNO3 + NaNO2 + H2O, khí NO2 là chất
A. chỉ bị oxi hoá.	B. chỉ bị khử.
C. không bị oxi hoá, không bị khử.	D. vừa bị oxi hoá, vừa bị khử.
PA : D
23/ Trong các phản ứng sau, ở phản ứng nào NH3 đóng vai trò chất oxi hóa?
A. 2NH3+ 3Cl2"N2+ 6HCl	
B. 2NH3+ 2Na "NaNH2 + H2
C. 2NH3+ H2O2+ MnSO4 " MnO2 + ( NH4)2SO4 	
D. 4NH3 + 5O2 " 4NO + 6 H2O
PA : B
24/ Trong các phản ứng dưới đây,phản ứng nào không phải là phản ứng oxi hoá-khử ?
A. Zn + 2HCl" ZnCl2 + H2 	
B. Mg + CuCl2" MgCl2 + Cu
C. FeS + 2HCl " FeCl2 + H2S#	
D. Fe2(SO4)3 + Cu " 2FeSO4+ CuSO4
PA : C
25/ Cho sơ đồ phản ứng sau: M2Ox + HNO3 " M(NO3)3 + .....
Phản ứng trên thuộc loại phản ứng trao đổi khi x có giá trị là bao nhiêu?
A. x = 1.	B. x = 2.	C. x = 1 hoặc 2.	D. x = 3.
PA : D
26/ Nguyên tử Clo chuyển thành ion clorua bằng cách 
A. nhận 1 electron	B. nhường 1 electron
C. nhận 1 proton	D. nhường1 proton
PA : A
27/ Nhận định nào không đúng?
A. Các phản ứng thế đều là phản ứng oxihoá khử.
B. Các phản ứng trao đổi có thể là phản ứng oxihoá khử, có thể không là phản ứng oxihoá khử.
C. Các phản ứng hoá hợp có thể là phản ứng oxihoá khử, có thể không là phản ứng oxihoá khử.
D. Các phản ứng trao đổi đều không phải là phản ứng oxihoá khử.
PA : B
28/ Nhóm các phần tử vừa có thể là chất khử, vừa có thể là chất oxihoá là
A. Cu , Fe2+.	B. Cu , Mg2+. 	C. S+4 , Fe2+.	D. S+4, Cu.
PA : C
29/ Sự biến đổi nào sau đây là sự khử?
A. 2Cl- " Cl2 + 2.1e	B. Zn " Zn2+ + 2e
C. Mn+7 + 3e " Mn+4	D. Mn+7 " Mn+4 + 3e
PA : C
30/ Trong phản ứng 3Cu + 8HNO3 " 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
chất bị oxi hoá là
A. Cu.	B. Cu2+.	C. H+.	D. .
PA : A
31/ Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất?
A. K.	B. Na.	C. Li.	D. Rb
PA : D
32/ Trong phản ứng của đồng với ion Fe3+ tạo ra ion Cu2+ và Fe2+ ta thấy 
A. 2 ion Fe3+ oxihoá 1 nguyên tử đồng.	B. 1 ion Fe3+ oxihoá 1 nguyên tử đồng.
C. 3 ion Fe3+ oxihoá 1 nguyên tử đồng.	D. 2 ion Fe3+ khử 1 nguyên tử đồng.
PA : A
33/ Cho phương trình hoá học Fe + CuSO4 " FeSO4 + Cu
Trong quá trình phản ứng 
A. khối lượng kim loại Fe tăng dần	
B. khối lượng kim loại Cu giảm dần
C. nồng độ ion Cu2+ trong dung dịch tăng dần
D. nồng độ ion Fe2+ trong dung dịch tăng dần
PA : D
34/ Biến đổi nào sau đây phù hợp với sự bảo toàn điện tích?
A. Fe " Fe2+ + 3e	B. Fe3+ + 1e " Fe2+ 
C. Fe " Fe3+ + 2e	D. Fe2+ + 3e " Fe
PA : B
35/ Cho sơ đồ phản ứng : MnO2 + HCl " MnCl2 + Cl2 + H2O
Trong phản ứng trên, HCl có vai trò
A. chất oxihoá	B. chất khử
C. vừa là chất khử, vừa là môi trường	D. vừa là chất oxihoá, vừa là môi trường
PA : C
36/ Cho dòng khí CO dư qua ống đựng hỗn hợp bột các chất FeO, CuO thu được hỗn hợp rắn X. Hoà hỗn hợp X trong dung dịch HCl dư. Hỏi có bao nhiêu phản ứng oxihoá khử đã xảy ra trong quá trình trên?
A. 4.	B. 3.	C. 2.	D. 1.
PA : B
37/ Chọn sản phẩm đúng cho sơ đồ phản ứng sau:
 SO2 + KMnO4 + H2O " ..................
A. K2SO4 , MnSO4, H2O.	B. K2SO4 , MnO2, H2SO4.
C. KOH , MnSO4, H2SO4.	D. K2SO4 , MnSO4, H2SO4.
PA : D
38/ Trong môi trường axit H2SO4 ,chất nào làm mất màu dung dịch KMnO4 ?
A. CuCl2.	B. NaOH.	C. Fe2(SO4)3.	D. FeSO4.
PA : D
 39/ Cho các quá trình sau:
(1) Đốt cháy than trong không khí .
(2) Làm bay hơi nước biển trong quá trình sản xuất muối. 
(3) Nung vôi 
(4) Tôi vôi .
(5) Iot thăng hoa.
Trong các quá trình trên, quá trình nào có phản ứng hóa học xảy ra là
A. (1), (2), (3), (4), (5). 	B . (1), (2), (3).
C. (2), (3), (4), (5). 	D. (1), (3), (4).
PA: D
40/ Nhận định nào không đúng?
A. Sự khử là sự mất electron. 	B. Chất khử là chất nhường electron.
C. Chất oxi hóa là chất nhận electron. 	D. Sự oxi hóa là sự mất electron.
PA: A
41/ Nhận định nào không đúng?
A. Phản ứng oxi hóa - khử là phản ứng luôn xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử
B. Phản ứng oxi hóa - khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.
C. Phản ứng oxi hóa - khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của tất cả các nguyên tố.
D. Phản ứng oxi hóa - khử là phản ứng có sự chuyển electron giữa các chất phản ứng.
PA: C
42/ Cho quá trình sau: S+ 2e S
Kết luận nào đúng?
A. Quá trình trên là quá trình oxi hóa .
B. Quá trình trên là quá trình khử.
C. Trong quá trình trên S đóng vai trò là chất khử.
D. Trong quá trình trên S đóng vai trò là chất oxi hóa.
PA: B
43/ Số oxi hóa của clo trong các trường hợp chất HCl, HClO, NaClO, KClO, HClO lần lượt là
A. -1, +1, +2, +3, +4. 	B. -1, +1, +3, +5, +6.
C. -1, +1, +3, +5, +7. 	D. -1, +1, +4, +5, +7.
PA: C
44/ Cho phản ứng: FeS + HSO Fe(SO) + SO + HO 
Hệ số cân bằng tối giản, nguyên của HSO là
A. 8. 	B. 10 . 	C. 12. 	D. 4
PA: B
45/ Cho phản ứng sau: 
Vai trò của NOlà
A. chất oxi hóa. 
B. Chất khử.
C. Vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử.
D. Không là chất oxi hóa, cũng không là chất khử.
PA: C
46/ Trong các phản ứng sau, loại phản ứng nào luôn là phản ứng oxi hóa - khử?
A. Phản ứng hóa hợp. 	B. Phản ứng phân hủy.
C. Phản ứng nhiệt phân. 	D. Phản ứng thế.
PA: D
47/ Cho các chất và ion sau: . Dãy gồm các chất và ion vừa có tính oxi hóa và tính khử là
A. .	 B. .
C. .	D. .
PA: B
48/ Hệ số cân bằng của phương trình phản ứng hoá học sau là 
A. 6, 22, 4, 3, 18, 14. 	B. 2, 10, 1, 1, 10, 4.
C. 3, 4, 6, 8, 12, 16. 	D. 5, 7, 12, 9, 16, 20.
PA: B
49/ Tổng hệ số nguyên, tối giản của tất cả các chất trong phương trình phản ứng giữa Cu với HSO đặc, nóng là
A. 10. 	B. 8. 	C. 9. 	D. 11.
PA: A
50/ Cho luồng khí Hdư đi qua hỗn hợp các oxit CuO, ZnO, MgO, FeO ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hỗn hợp rắn thu được là
A. Cu, FeO, ZnO, MgO. 	B. Cu, Fe, Zn, Mg.
C. Cu, Fe, Zn, MgO. 	D. Cu, Fe, ZnO, MgO.
PA: C
51/ Phản ứng thu nhiệt có
A. chất phản ứng có năng lượng thấp hơn sản phẩm, có H > 0.
B. chất phản ứng có năng lượng thấp hơn sản phẩm, có H < 0.
C. chất phản ứng có năng lượng cao hơn sản phẩm, có H < 0 .
D. chất phản ứng có năng lượng cao hơn sản phẩm, có H > 0.
PA: A
52/ Để nhận biết 3 axit đặc, nguội HCl, HSO, HNO đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn, ta dùng thuốc thử là
A. Al. 	B. Fe. 	C. CuO. 	D. Cu.
PA: D
53/ Sắp xếp các kim loại Na, Fe, Al, Cu, Zn, Ag theo thứ tự tính khử tăng dần
A. Ag < Fe < Cu < Al < Zn < Na. 	B. Ag < Cu < Fe < Zn < Al < Na.
C. Ag < Cu < Zn < Fe < Al < Na. 	D. Ag < Cu < Zn < Al < Fe < Na.
PA: B
54/ Nhận xét nào không đúng?
A. Bất cứ chất oxi hóa nào gặp một chất khử đều có phản ứng hóa học xảy ra.
B. Nguyên tố ở mức oxi hóa trung gian, vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
C. Trong phản ứng oxi hóa - khử, sự oxi hóa và sự khử diễn ra đồng thời.
D. Sự oxi hóa là quá trình nhường electron, sự khử là quá trình nhận electron.
PA: A
55/ Phương trình nhiệt hóa học của phản ứng đốt cháy hiđro trong oxi như sau
 H = - 571,66 KJ
Nhiệt tạo ra khi đốt cháy 112 lít khí H (đktc) là
A. 2858,30 kJ. 	B. 1429,15 kJ. 	C. 285,83 kJ . 	D. 591,66 kJ.
PA: B
56/ Cho 2 phương trình nhiệt hóa học
	(1)	
	(2)	
Giá trị và là
A. . 	B. .	 C. . 	D. 
PA: C
57/ Cho m g NaOH phản ứng với m g dung dịch sau phản ứng có môi trường nào?
A. Axit yếu. 	B. Bazơ. 	C. Trung tính. 	D. Axit mạnh
PA: B
58/	 Trong phản ứng: 2NaCl à 2Na + Cl2
A. xảy ra quá trình oxi hoá ion Na+.	B. xảy ra quá trình khử ion Na+.
C. xảy ra quá trình khử ion Cl-.	D. xảy ra quá trình oxi hoá Na+ và khử ion Cl-.
PA: B
59/ 	Trong phản ứng: MnO2 + HCl à MnCl2 + Cl2 + H2O. Số phân tử HCl tham gia tạo môi trường là
A. 4.	B. không có.	C. 2.	D. 1.
PA: C
60/	Hợp chất X (không chứa clo) cháy được trong khí clo tạo ra nitơ và hiđroclorua, biết tỷ lệ thể tích giữa khí clo tham gia phản ứng và nitơ tạo thành là 3 : 1. Công thức phân tử của X là
A. NH3.	B. N2.	C. NO.	D. NO2.
PA: A
61/to
 Trong phản ứng hoá học 2KMnO4 à K2MnO4 + MnO2 + O2
A. chỉ có nguyên tố Mn thay đổi số oxi hoá.
B. chỉ có nguyên tố O thay đổi số oxi hoá.
C. cả nguyên tố Mn và nguyên tố O thay đổi số oxi hoá.
D. không có nguyên tố nào thay đổi số oxi hoá.
PA: B
62/ Phát biểu nào không đúng?
A. Phản ứng toả nhiệt có ΔH > 0.	
B. Phản ứng toả nhiệt có ΔH < 0.
C. Phản ứng thế bao giờ cũng là phản ứng oxi hoá khử.
D. Phản ứng trao đổi không có sự thay đổi số oxi hoá.
PA: A
63/ 	Cho hai phản ứng hoá học:
	 2H2O2 à 2H2O + O2.
	‚ 2KClO3 à 3KCl + O2.
Khi phân huỷ cùng một lượng H2O2, KClO3 như nhau thì thể tích khí oxi thu được (cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất)
A. ở phản ứng  lớn hơn ở phản ứng ‚.	B. ở phản ứng  nhỏ hơn ở phản ứng ‚.
C. ở phản ứng  bằng ở phản ứng ‚.	D. ở phản ứng  lớn hơn hoặc bằng ở phản ứng ‚.
PA: A
64/ Nhóm các chất nào sau đây chỉ có tính oxi hoá?
A. KMnO4, S.	B. KMnO4, O2.	C. KMnO4, H2S.	D. H2S, NH3.
PA: B
65/ Trong các phản ứng phân huỷ bởi nhiệt dưới đây, phản ứng nào là phản ứng oxi hoá - khử?
A. 2Fe(OH)3 à Fe2O3 + 3H2O.	
B. 2KMnO4 à K2MnO4 + MnO2 + O2.
C. CaCO3 à CaO + CO2.	
D. 2Al(OH)3 à Al2O3 + 3H2O.
PA: B
66/ Trong các phản ứng phân huỷ bởi nhiệt sau, phản ứng nào không phải là phản ứng oxi hoá - khử?
A. 2KMnO4 à K2MnO4 + MnO2 + O2.	B. CaCO3 à CaO + CO2.
C. 2KClO3 à 2KCl + 3O2.	D. 2KNO3 à 2KNO2 + O2.
PA: B
67/ Nhiệt phân 1 mol KClO3 (có xúc tác MnO2), thể tích khí oxi thu được ở đktc là
A. 22,4 (l).	B. 11,2 (l).	C. 33,6 (l).	D. 44,8 (l).
PA;C
	BÀI TẬP 
DẠNG 1; CÂN BẰNG PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ CÓ CHẤT LÀ TỔ HỢP CỦA HAI CHẤT KHỬ
Fes2 + O2 à Fe2O3 + SO2
As2S3 + HClO4 àH3AsO4 + H2SO4 +HCl
FeS2 + HNO3 à Fe(NO3)3 + NO+ H2SO4 + H2O
MnBr2 + Pb3O4 + HNO3 à HMnO4 + Br2+ Pb(NO3)2 +H2O
CrI3 + KOH +Cl2 àK2CrO4 + KIO4 + KCl + H2O
FeI2 + H2SO4 à Fe2(SO4)3 + SO2 +I2 + H2O
DẠNG 2: CÂN BẰNG PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ CÓ HỆ SỐ BẰNG CHỮ
Fe3O4 + HNO3 à Fe(NO3)3 + NXOY + H2O
M + HNO3 à M(NO3)n + NXOY + H2O
M + HNO3 à M(NO3)n + NH4NO3 + H2O
FexOy+ HNO3 à Fe(NO3)3 + NO + H2O
CXHYOZ + O2 à CO2 + H2O
DẠNG 3: CÂN BẰNG PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ LOẠI KHÔNG CÓ MÔI TRƯỜNG
H2SO4 + H2Sà S + H2O	C+ HNO3 à CO2 + NO + H2O
S + HNO3 à H2SO4 + NO 	NO2 + O2 + H2O à HNO3 
KClO3 à KCl + O2 	H2SO4 + H2S à S + H2O
I2 + HNO3 à HIO3 + NO + H2O
NH3 + O2 à NO + H2O	
Fe3O4 + HNO3 à Fe(NO3)3 + NO + H2O
NaClO2 + Cl2 à NaCl + ClO2
H2SO4 + HI à I2 + H2S + H2O
Fe2O3 + H2 à Fe + H2O
Na + H2O à NaOH + H2
P + KClO3 à P2O5 à KCl
NO2 + O2 + H2O à HNO3
Cr2O3 + KNO3 + KOH à K2CrO4 + KNO2 + H2O
 NaClO + KI + H2SO4 à I2 + NaCl + K2SO4 + H2O
DẠNG 4: CÂN BẰNG PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ LOẠI CÓ MÔI TRƯỜNG 
Al + HNO3 à Al(NO3)3 + NO + N2O + H2O
Mg + HNO3 à Mg(NO3)2 + NO + H2O
Zn + HNO3 à Zn(NO3)2 + NH4NO3 + H2O
Zn + HNO3 à Zn(NO3)2 + NO + NO2 + H2O
Cu + H2SO4 à CuSO4 + SO2 + H2O
Al + H2SO4 à Al2(SO4)3 + SO2 + H2O
MnO2+ HCl à MnCl2 + Cl2 + H2O
K2Cr2O7 + HCl à KCl + CrCl3 + Cl2 + H2O
NaBr + KMnO4 + H2SO4 à K2SO4 + Na2SO4 + MnSO4 + Br2 + H2O
K2Cr2O7 + FeSO4 + H2SO4 à K2SO4 + Cr2(SO4)3+ Fe2(SO4)3+ H2O
CrCl3 + Na2O2 + NaOH à Na2CrO4 + NaCl + H2O
KI + H2O + O3 à KOH + I2 + O2
MnO2 + K2MnO4 + H2SO4 à KMnO4 + K2SO4 + MnSO4 + H2O
Na2O2 + KMnO4 + H2SO4 à K2SO4 + Na2SO4 + MnSO4 + O2 + H2O
DẠNG 5: CÂN BẰNG PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ TRONG HỢP CHẤT HỮU CƠ
C6H12O6 + KMnO4 + H2SO4 à K2SO4 + MnSO4 + CO2 + H2O
C2H2 + KMnO4 + H2Oà KOH + MnO2+ (COOH)2
CH3- CH2 –OH + K2Cr2O7 + H2SO4 à CH3CHO + Cr2(SO4)3+ K2SO4 + H2O
CH2= CH2 + KMnO4 + H2Oà KOH + MnO2+ HO-CH2-CH2-OH
DẠNG 6: HOÀN THÀNH PHẢN ỨNG 
H2SO3 + Br2 + H2O à H2SO4 + ..
SO2 + KMnO4 + H2OàK2SO4 + ... 
K2Cr2O7 + HCl + FeCl2 à Cl2 + FeCl3 +.....
DẠNG 7: GIẢI BÀI TOÁN HÓA HỌC BẰNG PHƯƠNG BẢO TOÀN MOL ELECTRON
Câu 1:
Số mol electron cần dùng để khử hoàn toàn 0,25mol Fe2O3 thành Fe là
A. 0,25 mol.	B. 0,5 mol.	C. 1,25 mol.	D. 1,5 mol.
PA: D
Câu 2:
Cho 2,8gam bột Fe nguyên chất tác dụng vừa hết với dung dịch H2SO4 loãng, giải phóng khí A và dung dịch B, cô cạn dung dịch B thu được m gam muối khan.Giá trị của m là
A.

Tài liệu đính kèm:

  • docon_tap_chuong_4_lop_10.doc