Giáo án Chương 1: Cấu tạo nguyên tử

doc 2 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1715Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chương 1: Cấu tạo nguyên tử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Chương 1: Cấu tạo nguyên tử
Chương I: Cấu Tạo Nguyên Tử
A . Xác định số phân tử chất tạo thành từ các đồng vị của chúng
Bài 1: Có các đồng vị: 816O ; 817O; 818O và 11H ; 12H hỏi có thể tạo ra được bao nhiêu phân tử HOH có thành phần đồng vị khác nhau ?3
Bài 2: Có các đồng vị sau: 1735Cl ; 1737Cl và 11H ; 12H ; 13H . Hỏi có thể tạo ra bao nhiêu phân tử hiđroclorua có thành phần đồng vị khác nhau.6
Bài 3: Có các đồng vị: 816O ; 817O; 818O và 612C ; 613C hỏi có thể tạo ra được bao nhiêu phân tử khí cacbonic có thành phần đồng vị khác nhau ? 12
B. Bài toán liên quan đến các hạt tạo thành một nguyên tử:
	Bài 1: Tổng số các loại hạt trong nguyên tử của một nguyên tố là 
13=1,5069.10^-26kg=9u
Xác định nguyên tử khối của nguyên tố đó. Viết cấu hình electron nguyên tử và ion nguyên tử của nguyên tố đó.
	Bài 2: Tổng số các loại hạt trong nguyên tử của một nguyên tố là 21.
a. Xác định nguyên tử khối của nguyên tố đó.
b. Viết cấu hình electron nguyên tử và ion nguyên tử của nguyên tố đó.
c. Tính tổng số obitan nguyên tử của nguyên tố đó.
	Bài 3: Ba nguyên tử của ba nguyên tố X, Y, Z có tổng số điện tích hạt nhân bằng 16, hiệu điện tích hạt nhân X và Y là 1
	tổng số e trong ion [X3Y]- là 32. Tìm ba nguyên tố đó.
	Bài 4: Có hợp chất MX3. Cho biết:
	Tổng số hạt p, n và e là 196, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60. Nguyên tử khối 
	của X lớn hơn M là 8. Tổng ba loại hạt trong ion X- nhiều hơn ion M3+ là 16.
	 Tìm M, X và MX3.
	Bài 5: Một hợp chất có công thức M2X.
Tổng số hạt trong hợp chất 116, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 36
Nguyên tử khối của X lớn hơn M là 9.
Tổng các loại hạt trong X2- nhiều hơn trong M+ là 17.
 Xác định số khối của M và X 
Bài 6: Hợp chất Y có công thức MX2 trong đó M chiếm 46,67% về khối lượng. Trong hạt nhân M có số notron nhiều hơn số proton là 4 hạt. Trong hạt nhân X số notron bằng số proton. Tổng số p trong MX2 là 58. Xác định MX2 ?
Bài 7*: Có hợp chất MaRb trong đó R chiếm 6,667% về khối lượng. Trong hạt nhân nguyên tử M có n = p + 1, còn trong hạt nhân R có n’ = p’. Biết rằng tổng số hạt p trong MaRb bằng 84 và a + b = 4. Tìm MaRb ? 
Bài 8*: Hợp chất M được tạo thành từ cation X+ và anion Y2-. Mỗi ion đều do 5 nguyên tử của 2 nguyên tố tạo thành. Tổng số p trong X+ là 11 và trong Y2- là 50. Cho biết 2 nguyên tố trong Y2- thuộc cùng một nhóm và thuộc 2 chu 
 kỳ liên tiếp. Xác định công thức phân tử của M ?
Bài 9: 56 gam Fe có chứa bao nhiêu hạt p, n, e biết rằng một nguyên tử sắt có 26 p, 30 n và 26 e ?
Trong 1 kg sắt có bao nhiêu gam e ?
Bao nhiêu kg sắt chứa 1 kg electron ?
 Bài 10: Tổng số hạt mang điện trong ion bằng 82 . Số hạt mang điện trong A nhiều hơn số hạt mang điện 
	trong B là 8 . 
Tính Z của A và B ? 
Xác định A và B ? Viết cấu hình e của A và B ?
C. Bài toán liên quan đến số khối trung bình.
	Bài 1: a. Trong tự nhiên đồng vị 1737Cl chiếm 24,23 % số nguyên tử clo. Tính % về khối lượng của 1737Cl có trong HClO4 
	 Cho nguyên tử khối của oxi là 16, hiđrô là 1 và nguyên tử khối trung bình của clo là 35,5
	 b. Nguyên tử khối của bo là 10,81. Bo gồm hai đồng vị 510B và 511B có bao nhieu % đồng vị 511B trong axit HBO3
	Bài 2: Magie có hai đồng vị X và Y. Đồng vị X có số khối là 24. Đồng vị Y hơn X một notron. Tính nguyên tử khối 
	 trung bình của Mg. Biết số nguyên tử trong hai đồng vị tỉ lệ X : Y = 2 : 3 đs 24,6
	Bài 3: Một nguyên tử X có 2 đồng vị với tỉ lệ số nguyên tử là 27/23 . Hạt nhân nguyên tử X có 35 p. Trong nguyên tử
	của đồng vị thứ nhất có 44 n. Số n trong nguyên tử của đồng vị thứ hai nhiều hơn trong đồng vị thứ nhất là 2 n.
	 Tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố X ? dds79,92
Bài 4: X và Y là hai đồng vị của nguyên tố A ( có số thứ tự là 17 ) có tổng số khối là 72. Hiệu số n của X, Y bằng 1/8 số 
	hạt mang điện dương của B ( có số thứ tự 16 ). Tỉ lệ số nguyên tử của X và Y là 32,75 : 98,25. 
37 ; 35	Tính số khối của hai đồng vị trên. Suy ra khối lượng mol trung bình của A .35,5
Bài 5: a. Nguyên tố Cu có nguyên tử khối trung bình là 63,54 có hai đồng vị X và Y có tổng số khối là 128. Số nguyên 
	 tử của đồng vị X= 0,37 số nguyên tử của đồng vị Y. Xác định số khối của X và Y ? đs 63;65
Một nguyên tố X gồm hai đồng vị X1 và X2 . Đồng vị X1 có tổng số hạt là 18. Đồng vị X2 có tổng số hạt là 20
 Biết rằng % các đồng vị trong X bằng nhau và các loại hạt trong X1 cũng bằng nhau. Xác định nguyên tử khối
 trung bình của X ? đs 13
Bài 6: Cho m gam kim loại X tác dụng vừa đủ với 7,81 gam khí clo thu được 14,05943 gam muối clorua với hiệu suất 95%. Kim loại X có 2 đồng vị A và B có đặc điểm:
Tống số phần tử trong 2 nguyên tử là 186.
Hiệu số hạt không mang điện của A và B bằng.
Một hỗn hợp có 3600 nguyên tử A và B. Nếu ta thêm vào hỗn hợp này 400 nguyên tử A thì hàm lượng phần trăm của nguyên tử B trong hỗn hợp sau ít hơn trong hỗn hợp đầu là 7,3%.
Xác định m và nguyên tử khối trung bình của X ?
Xác định số khối của A , B và số p ?
Xác định số nguyên tử A có trong khối lượng muối nói trên ?
Bài 7: Cho M là kim loại tạo ra 2 muối MClx, MCly và 2 oxit MO0,5x; M2Oy. Tỉ lệ về khối lượng của clo trong 2 muối có
	tỉ lệ 1 : 1,352. Tìm nguyên tử khối của M ?
D. Bài toán về khối lương riêng, bán kính nguyên tử. 
Bài 1: a. Tính bán kính nguyên tử gần đúng của Fe ở 200C biết ở nhiệt độ đó khối lượng riêng của Fe là 7,87 g/cm3 với 
 giả thiết trong tinh thể các nguyên tử Fe những hình cầu chiếm 75% thể tích tinh thể, phần còn lại là khe rỗng 
 giữa các quả cầu. Cho MFe = 55,85.
Tính bán kính nguyên tử gần đúng của Au ở 200C biết ở nhiệt độ đó khối lượng riêng của Au là 13,92 g/cm3 
 với giả thiết trong tinh thể các nguyên tử Fe những hình cầu chiếm 75% thể tích tinh thể, phần còn lại là khe
 rỗng giữa các quả cầu. Cho MAu = 196,97.
Bài 2: Bán kính nguyên tử của hidro xấp xỉ bằng 0,053nm. Còn bán kính của proton bằng 1,5.10-15m. Tính tỉ lệ thể tích
	 của toàn bộ nguyên tử hidro với thể tích của hạt nhân.
Bài 3: Coi nguyên tử flo là một hình cầu có bán kính là 10-10 m và hạt nhân cũng là một hình cầu có bán kính 10-14m
Khối lượng của 1 nguyên tử 919F tính bằng gam là bao nhiêu ?
Khối lượng riêng của hạt nhân nguyên tử flo ?
Tính tỉ số thể tích của toàn nguyên tử flo so với thể tích của hạt nhân nguyên tử ?
Bài 4: Nguyên tử nhôm có bán kính 1,43 Ao và có nguyên tử khối là 27.
Tính khối lượng riêng của nguyên tử Al ?
Trong thực tế thể tích thật chiếm bởi các nguyên tử chỉ bằng 74% của tinh thể, còn lại là các khe trống. Định khối lượng riêng đúng của Al ?
E. Dựa vào cấu hình e để xác định nguyên tố là kim loại hay phi kim ?
	Bài 1: a. X, Y2+, Z- đều có cấu hình e là 1s22s22p6. X, Y, Z là kim loại hay phi kim ?
	 a. Viết cấu hình e của Cu ( Z =29 ). Trên cơ sở đó xác định hoá trị của Cu ?
	Bài 2: Cấu hình e ngoài cùng của một nguyên tố X là 5p5. Tỉ lệ số n và điện tích hạt nhân bằng 1,3962. Số n trong 
	Nguyên tử X gấp 3,7 lần số n của nguyên tử nguyên tố Y. Khi cho 1,0725 gam Y tác dụng với lượng dư X thu 
	được 4,565 gam sản phẩm có công thức XY.
Viết cấu hình e của X.
Xác định số hiệu nguyên tử, số khối và tên của X và Y .
X, Y là kim loại hay phi kim ?
Bài 3: Nguyên tố A không phải là khí hiếm, nguyên tử của nó có phân lớp ngoài cùng là 3p. Nguyên tử của nguyên tố B có phân lớp ngoài cùng là 4s.
Trong nguyên tố A, B: nguyên tố nào là kim loại, nguyên tố nào là phi kim ?
Xác định cấu hình e của A, B cho biết tổng số e có trong phân lớp ngoài cùng của A và B là 7.
Bài 4: Hãy viết cấu hình e đầy đủ và cho biết số hiệu nguyên tử của các nguyên tố có cấu hình e ngoài cùng 
	như sau:
	a. 2s1	b. 2s22p3	c. 2s22p6	d. 3s2
	e. 3s23p1	f. 3s23p4	g. 3s23p5	h. 3d34s2

Tài liệu đính kèm:

  • dochoa_10_nang_cao_chuong_1.doc