CHỦ ĐỀ: HOA, QUẢ, HẠT VÀ NHÓM THỰC VẬT Môn: Sinh học 6 - Đơn vị: Trường THCS Thành Long, THCS Trí Bình, THCS Biên Giới - Các thành viên của nhóm, phân công công việc trong nhóm: TT Họ và tên Chức vụ Phân công công việc 1 Trương Cẩm Tú Nhóm trưởng - Phụ trách chung, tổ chức thảo luận nhóm, chọn chủ đề. - Xác định và xây dựng mạch kiến thức của chủ đề - Xây dựng bảng mô tả mức độ đánh giá năng lực của học sinh qua chủ đề. - Xây dựng hệ thống câu hỏi/bài tập theo các mức độ đã mô tả 2 Phạm Thị Lệ Hiền Thư ký - Xác định và xây dựng mạch kiến thức của chủ đề - Xây dựng bảng mô tả mức độ đánh giá năng lực của học sinh qua chủ đề. - Xây dựng hệ thống câu hỏi/bài tập theo các mức độ đã mô tả - Tập hợp số liệu, viết báo cáo 3 Hoàng Thị Ngọc Hằng Thành viên - Xác định và xây dựng mạch kiến thức của chủ đề - Xây dựng bảng mô tả mức độ đánh giá năng lực của học sinh qua chủ đề. - Xây dựng hệ thống câu hỏi/bài tập theo các mức độ đã mô tả 4 Đặng Thị Bích Hiền Thành viên - Xác định và xây dựng mạch kiến thức của chủ đề - Xây dựng bảng mô tả mức độ đánh giá năng lực của học sinh qua chủ đề. - Xây dựng hệ thống câu hỏi/bài tập theo các mức độ đã mô tả 5 Nguyễn Thị Ngọc Lan Thành viên - Xác định và xây dựng mạch kiến thức của chủ đề - Xây dựng bảng mô tả mức độ đánh giá năng lực của học sinh qua chủ đề. - Xây dựng hệ thống câu hỏi/bài tập theo các mức độ đã mô tả 6 Lê Thị Ngọc Đẹp Thành viên - Xác định và xây dựng mạch kiến thức của chủ đề - Xây dựng bảng mô tả mức độ đánh giá năng lực của học sinh qua chủ đề. - Xây dựng hệ thống câu hỏi/bài tập theo các mức độ đã mô tả 7 Trần Thị Lài Thành viên - Xác định và xây dựng mạch kiến thức của chủ đề - Xây dựng bảng mô tả mức độ đánh giá năng lực của học sinh qua chủ đề. - Xây dựng hệ thống câu hỏi/bài tập theo các mức độ đã mô tả 8 Phạm Thị Ngọc Thành viên - Xác định và xây dựng mạch kiến thức của chủ đề - Xây dựng bảng mô tả mức độ đánh giá năng lực của học sinh qua chủ đề. - Xây dựng hệ thống câu hỏi/bài tập theo các mức độ đã mô tả 9 Phạm Hồng Hòa Thành viên - Xác định và xây dựng mạch kiến thức của chủ đề - Xây dựng bảng mô tả mức độ đánh giá năng lực của học sinh qua chủ đề. - Xây dựng hệ thống câu hỏi/bài tập theo các mức độ đã mô tả 1. 1. Xác định mạch kiến thức Các bài liên quan của chủ đề * Sinh học 6: - Bài thụ phấn (tt). - Bài thụ tinh, kết quả và tạo hạt - Bài các loại quả - Bài hạt và các bộ phận của hạt - Bài phát tán quả và hạt - Bài những điều kiện cho hạt nảy mầm - Bài tổng kết về cây có hoa - Bài tổng kết về cây có hoa (tt) - Bài tảo - Bài rêu - cây rêu - Bài quyết - cây dương xỉ 2. Cấu trúc logic nội dung của chủ đề 2.1. Cơ sở khoa học ( Năng lực tư duy) 2.1.1. Các khái niệm: Thụ phấn, thụ tinh, phát tán của quả và hạt 2.1.2. Nêu được sự hình thành quả và hạt, nêu được cách phát tán quả và hạt 2.1.3. Thể hiện mối quan hệ cấu tạo và chức năng của hoa 2.1.4. Các thành phần của quả và hạt và xây dựng được vòng đời phát triển của rêu, dương xỉ 2.1.5. Vận dụng vào thực tế trồng trọt 2.2. Vận dụng thực tiễn ( Năng lực hành động) 2.2.1. Giải thích được những điều kiện cần cho hạt nảy mầm. Mối quan hệ giữa quả và hạt. 2.2.2. Học sinh nhận biết được các môi trường sống tảo, rêu, dương xỉ 2.2.3. Học sinh biết cách thu thập mẫu. 2.2.4. Hành động cụ thể của học sinh trong việc bảo vệ môi trường. 3. Xác định các năng lực hướng tới của chủ đề 3.1. Các năng lực chung: 3.1.1. Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân: - Năng lực tự học: HS nghiên cứu tài liệu, tìm thực tế địa phương thông qua các kênh thông tin như: SGK, báo, mạng, phát thanh, truyền hình địa phương... - Năng lực tư duy: phỏng đoán, phân tích mối quan hệ hoa, quả và hạt - Năng lực tự quản lý: Biết quản lý hành vi, hành xử của bản thân đối với thực vật. HS biết phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhóm. 3.1.2. Nhóm năng lực về quan hệ xã hội: - Năng lực giao tiếp: Lắng nghe và diễn đạt ý tưởng của mình. - Năng lực hợp tác: Phân chia công việc trong việc tìm tòi và nghiên cứu tài liệu; chia sẻ thông tin kiến thức thu nhận. 3.1.3. Nhóm năng lực sử dụng công cụ: - Sử dụng CNTT và truyền thông để tìm tài liệu, thu nhận kiến thức và tuyên truyền, giáo dục bảo vệ sinh vật và môi trường sống của chúng. - Sử dụng ngôn ngữ: trình bày giải thích, phát hiện kiến thức theo chủ đề. - Tính toán dựa trên các số liệu để xác định thực trạng. 3.2. Các năng lực chuyên biệt: 3.2.1. Quan sát: Quan sát và xác định quả, hạt, điều kiện môi trường, các nhóm thực vật. 3.2.2. Tìm kiếm mối quan hệ: Thấy được mối quan hệ giữa hoa, quả và hạt. 3.3.3. Kỹ năng tiên đoán: dự đoán được các hiện trạng sẽ xảy ra khi các điều kiện của quả, hạt, môi trường không đảm bảo 3.3.4. Sưu tầm và phân loại: các loại quả, hạt, tảo, rêu, quyết 3.3.5. Vận dụng kiến thức: vào trồng trọt. 4. Bảng mô tả mức độ câu hỏi/bài tập đánh giá năng lực của học sinh qua chủ đề: “QUẢ, HẠT, CÁC NHÓM THỰC VẬT” MA TRẬN CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC VỀ CHỦ ĐỀ “HOA, QUẢ, HẠT, CÁC NHÓM THỰC VẬT” MÔN: SINH HỌC 6 Ma trận dùng để xây dựng bộ câu hỏi-bài tập đánh giá năng lực của HS ở chủ đề “Hoa, quả, hạt và các nhóm thực vật” ở Sinh học 6 NỘI DUNG MỨC ĐỘ NHẬN THỨC CÁC KN/NL CẦN HƯỚNG TỚI NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG THẤP VẬN DỤNG CAO Hoa, quả và hạt - Mô tả các việc cần làm trước khi gieo hạt - Mô tả các bộ phận của hạt - Nêu các cách phát tán của quả và hạt. Nêu đặc điểm từng cách phát tán - Phát biểu những điều kiện bên ngoài, bên trong nào cần cho hạt nảy mầm? Trong trồng trọt muốn cho hạt nảy mầm tốt cần phải làm gì - Hãy kể tên những loài thực vật thuộc nhóm quả sau: quả hạch, quả dính, quả khô không nẻ, quả khô nẻ - Dự đoán được kết quả của hoa sau khi thụ tinh - Ví dụ từng cách phát tán - Nêu và giải thích thí nghiệm hạt nảy mầm cần độ ẩm thích hợp - Giải thích vì sao nói cây có hoa là 1 thể thống nhất? - Phân biệt được các loại quả - Phân biệt hiện tượng thụ phấn và thụ tinh. Thụ phấn có quan hệ gì với thụ tinh - Vì sao người ta phải thu hoạch đỗ xanh và đỗ đen trước khi quả chín khô? - Giải thích hạt nảy mầm cần điều kiện nào - Vì sao có quả chỉ chứa 1 hạt, còn có quả lại chứa nhiều hạt? cho ví dụ. - Chứng minh được” những hạt rơi chậm thường được gió mang đi xa hơn” - Năng lực tự học - Năng lực quan sát - Năng lực tư duy - Năng lực vận dụng vào chủ đề trồng trọt, bảo vệ môi trường sống - Kỹ năng tiên đoán + nhận định. - Kỹ năng làm thí nghiệm Các nhóm thực vật - Mô tả được bộ phận sinh sản của dương xỉ - Trình bày cấu tạo của tảo? Nêu một số ích lợi và tác hại của tảo? - Giải thích được tại sao không thể coi rong mơ như 1 cây xanh thực sự? - Giải thích được rêu ở cạn chỉ sống được ở chổ ẩm ướt - Năng lực tự học - Năng lực quan sát - Năng lực tư duy - Năng lực vận dụng vào chủ đề trồng trọt, bảo vệ môi trường sống 5. Hệ thống câu hỏi/bài tập – thực hành thí nghiệm theo các mức độ đã mô tả: 5.1 Câu hỏi trắc nghiệm 1. Hoa và sinh sản hữu tính 1.1 Sau khi thụ tinh bộ phận phát triển thành quả là: a.Noãn b. Đầu nhụy c.Vòi nhụy d.Bầu nhụy 2. Quả và hạt 2.1. Quả nào sau đây thuộc quả khô nẻ a.Quả bòng b.Quả phượng c.Quả thóc d.Quả đào 2.2. Trước khi gieo hạt cần phải làm cho đất tơi xốp vì: a. Giúp đất thoáng khí, có đủ ôxi cho hạt hô hấp khi nảy mầm b. Tạo điều kiện nhiệt độ thích hợp cho hạt nảy mầm c. Giúp hạt có đủ ánh sáng để hạt nảy mầm d.Làm đất mềm ra hạt rễ nảy mầm 2.3.Ghép các loại quả và các nhóm quả cho phù hợp Các loại quả Nhóm quả 1 . Quả dừa, quả xoài, quả bưởi 2. Quả chanh, quả chuối, quả cam 3. Quả dừa, quả táo, quả xoài 4. Quả đỗ đen, đỗ đỏ, đỗ xanh 5. Quả hồng 6. Quả khế 7. Quả mận. 8. Quả lúa a. Quả khô nẻ b. Quả khô không nẻ c. Quả thịt d. Quả hạch e. Quả mọng Trình tự đúng là: 3. Các nhóm thực vật 3.1. Cơ quan sinh sản của dương xỉ là : a.nón b.Bào tử c.Túi bào tử d. hoa 5.2 Câu hỏi tự luận 1. Hoa và sinh sản hữu tính 1.1. Phân biệt hiện tượng thụ phấn và thụ tinh. Thụ phấn có quan hệ gì với thụ tinh? 1.2. Nêu sự khác nhau giữa hoa thụ phấn nhờ gió và hoa thụ phấn nhờ sâu bọ? 2. Quả và hạt 2.1. Mô tả các bộ phận của hạt? 2.2. Nêu các cách phát tán của quả và hạt? nêu đặc điểm và lấy ví dụ từng cách phát tán? 2.3. Vì sao nói cây có hoa là 1 thể thống nhất? 2.4. Vì sao người ta phải thu hoạch đỗ xanh và đỗ đen trước khi quả chín khô? 2.5. những điều kiện bên ngoài, bên trong nào cần cho hạt nảy mầm? Trong trồng trọt muốn cho hạt nảy mầm tốt cần phải làm gì? 2.6. Nêu và giải thích thí nghiệm hạt nảy mầm cần độ ẩm thích hợp? 2.7. Người ta nói rằng” những hạt rơi chậm thường được gió mang đi xa hơn” . Điều đó đứng hay sai, vì sao? 2.8. Có 4 cốc thí nghiệm: cốc 1 có 10 hạt đỗ xanh để khô; cốc 2 có 10 hạt đỗ xanh ngập nước; cốc 3 có 10 hạt đỗ xanh để trên bông ẩm, để ở điều kiện bình thường; cốc 4 có 10 hạt đỗ xanh để trên bông ẩm, để trong tủ lạnh. Cốc nào có hạt nảy mầm? Giải thích? 2.9. Vì sao có quả chỉ chứa 1 hạt, còn có quả lại chứa nhiều hạt? cho ví dụ. 2.10. Hãy kể tên những loài thực vật thuộc nhóm quả sau: quả hạch, quả dính, quả khô không nẻ, quả khô nẻ? 3. Các nhóm thực vật 3.1. Tại sao không thể coi rong mơ như 1 cây xanh thực sự? 3.2. Tại sao rêu ở cạn chỉ sống được ở chổ ẩm ướt? 3.3. Trình bày cấu tạo của tảo? Nêu một số ích lợi và tác hại của tảo?
Tài liệu đính kèm: