Giáo án Bài thực hành số: 1: Tính xác suất xuất hiện các mặt của đồng kim loại

doc 48 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1924Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Bài thực hành số: 1: Tính xác suất xuất hiện các mặt của đồng kim loại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Bài thực hành số: 1: Tính xác suất xuất hiện các mặt của đồng kim loại
BÀI THỰC HÀNH SỐ: 1
TÍNH XÁC SUẤT XUẤT HIỆN CÁC MẶT CỦA ĐỒNG KIM LOẠI
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Mục đích: 
- HS biết được cơ sở lý thuyết giải thích định luật phân li của Men đen theo quan điểm thống kê sinh học
2. Yêu cầu: 
- HS biết cách gieo đồng xu và thống kê kết quả
- Biết vận dụng xác suất để giải thích tỉ lệ các loại giao tử và tỉ lệ các kiểu gen trong phép lai một cặp tính trạng.
II. CHUẨN BỊ DỤNG CỤ:
1. Giáo viên:
Đồng kim loại hai mặt đủ cho các nhóm.
2. Học sinh:
Đọc trước bài 6 sgk sinh 9.
Các bảng thống kê.
III. NỘI DUNG THỰC HÀNH:
Câu hỏi chuẩn bị:
Câu 1: Khi gieo một đồng xu cân đối đồng chất gồm hai mặt sấp (S) và ngữa (N) thì có những trường hợp nào xảy ra?
Trả lời: 	
Câu 2: Khi gieo đồng thời hai đồng xu cân đối đồng chất gồm hai mặt sấp (S) và ngữa (N) thì có những trường hợp nào xảy ra?
Trả lời: 	
Các bước tiến hành:
Gieo một đồng kim loại
B1: Gieo đồng kim loại: Lấy một đồng kim loại cân đối đồng chất, cầm đứng cạnh và thả rơi tự do từ một độ cao xác định.
B2: Quan sát - Thống kê kết quả: 
Quan sát mặt trên của đồng kim loại là sấp (S) hay ngữa (N) trong mỗi lần gieo rồi ghi kết quả vào bảng 1.1
Gieo đồng thời hai đồng kim loại
B1: Gieo đồng kim loại: Lấy hai đồng kim loại cân đối, đồng chất và giống hệt nhau, cầm đứng cạnh và thả rơi tự do từ một độ cao xác định.
B2: Quan sát và thống kê kết quả:
- Quan sát mặt trên của hai đồng kim loại là trường hợp nào trong 4 trường hợp sau: Cả hai đồng cùng sấp (SS), cả hai đồng cùng ngữa (NN) hay một đồng sấp, một đồng ngữa (SN hoặc NS)
- Thống kê kết quả vào bảng 1.2.
Kết quả thực hành:
Gieo một đồng kim loại
Bảng 1.1: Kết quả thống kê gieo một đồng kim loại
Số lần gieo
S
N
100
Số lượng
Tỉ lệ %
Gieo hai đồng kim loại
Bảng 1.1: Kết quả thống kê gieo hai đồng kim loại
Số lần gieo
SS
SN
NN
100
Số lượng
Tỉ lệ %
D. Nhận xét kết quả và rút ra kết luận:
- Có nhận xét gì về kết quả tỉ lệ giữa S và N?	
- So sánh tỉ lệ số lần xuất hiện mỗi mặt nói trên với tỉ lệ các loại giao tử của cơ thể lai F1: Aa? Giải thích?.	
- Có nhận xét gì về kết quả tỉ lệ giữa các trường hợp: SS, SN, NN?	
- So sánh tỉ lệ: SS : SN : NN với tỉ lệ các kiểu gen ở F2 trong phép lai một cặp tính trạng: AA : Aa : aa? Giải thích?	
BÀI THỰC HÀNH SỐ: 2 
QUAN SÁT HÌNH THÁI NHIỄM SẮC THỂ
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Mục đích: 
- Nhận biết được hình thái nhiễm sắc thể
2. Yêu cầu: 
- Qua quan sát hình thái NST phân biệt được các kỳ của quá trình nguyên phân
- Sử dụng được kính hiển vi
- Vẽ và chú thích được các hình đã quan sát
II. CHUẨN BỊ DỤNG CỤ:
1.Giáo viên:
Kính hiển vi đủ cho các nhóm
Hộp tiêu bản cố định NST của một số loài động thực vật (Giun đũa, châu chấu, trâu, bò, lợn, lúa nước, hành,) số lượng đủ cho các nhóm
(Ở đơn vị nào khô có tiêu bản cố định có thể làm tiêu bản tạm thời hoặc sử dụng ảnh: “quá trình phân bào nguyên nhiễm ở rễ cây hành ta” để cho hs quan sát).
2. Học sinh:
Đọc trước bài 14 sgk sinh 9
III. NỘI DUNG THỰC HÀNH:
Câu hỏi chuẩn bị:
Câu 1: Quá trình phân bào nguyên nhiễm diễn ra qua những kỳ nào?	
Câu 2: Sự biến đổi hình thái của NST qua các kỳ của nguyên phân	
B. Các bước tiến hành:
Quan sát tiêu bản
Bước 1: Đặt tiêu bản lên kính, dùng vật kính có độ bội giác bé để quan sát, xác định điểm quan sát đạt yêu cầu, sau đó dùng vật kính có độ bội giác lớn hơn để quan sát tiếp
Bước 2: Khi nhận dạng được hình thái rõ nhất của NST, HS cần trao đổi trong nhóm và lần lượt quan sát với sự xác nhận của giáo viên.
Bước 3: Vẽ hình đã quan sát được và chú thích các kỳ.
2. Quan sát ảnh: Trong trường hợp không có tiêu bản mà phải sử dụng ảnh, hs cần thực hiện được các thao tác sau:
Bước 1: Quan sát ảnh, ghi nhớ đặc điểm NST trong các hình.
Bước 2: So sánh NST trong các hình và đặc điểm hình thái NST của mỗi kỳ, xác định các kỳ cho mỗi hình.
C. Kết quả thực hành:
Quan sát tiêu bản
Vẽ hình:
Kỳ trung gian 	B. Kỳ đầu 	C. Kỳ giữa
D. Kỳ sau 	E. Kỳ cuối
2. Quan sát ảnh:
B
F
E
D
C
A
Ảnh 2: Hình thái NST biến đổi qua các kỳ của nguyên phân
Chú thích: A	 B	 C	
D	 E	 F	
D. Nhận xét kết quả và rút ra kết luận:
BÀI THỰC HÀNH SỐ: 3 
QUAN SÁT VÀ LẮP MÔ HÌNH ADN
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Mục đích: 
- Lắp ráp được hoàn chỉnh mô hình phân tử ADN.
2. Yêu cầu: 
- Củng cố kiến thức về phân tử ADN.
- Rèn kỹ năng quan sát và phân tích mô hình ADN.
- Rèn kỹ năng tháo lắp mô hình phân tử ADN.
II. CHUẨN BỊ DỤNG CỤ:
1.Giáo viên:
Mô hình phân tử ADN đã được lắp ráp hoàn chỉnh
Hộp đựng mô hình cấu trúc phân tử ADN ở dạng tháo rời với số lượng tương ứng với số nhóm HS.
Màn hình, máy chiếu
Đĩa CD có nội dung về cấu trúc, cơ chế tự sao, tổng hợp ARN, tổng hợp prôtêin và máy vi tính (Nếu có điều kiện)
2. Học sinh:
Đọc trước bài 20 sgk sinh 9.
III. NỘI DUNG THỰC HÀNH:
Câu hỏi chuẩn bị:
Câu 1: Trình bày cấu trúc không gian của phân tử ADN theo mô hình Watson – Crick?
Trả lời:	
Câu 2: Các nuclêôtit trên hai mạch đơn liên kết với nhau như thế nào?
Trả lời:	
B. Các bước tiến hành:
Quan sát mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN
a. Quan sát mô hình
* Khi quan sát cần chú ý tới các đực điểm sau:
- Vị trí tương đối của 2 mạch
- Đặc điểm của 1 vòng xoắn (chu kỳ xoắn)
- Sự liên kết giữa các nu trên 2 mạch
Nucleotid
A
T
G
X
Mạch đơn
1 chu kỳ
Hình 3: Mô hình cấu trúc phân tử ADN
Chiếu mô hình ADN
- Dùng một nguồn sáng phóng hình chiếu của mô hình ADN lên một mặt phẳng song song với trục đứng của mô hình.
- So sánh hình chiếu với H15 (sgk)
Lắp ráp mô hình AND ( tiến hành 1 trong 2 cách cơ bản)
* Cách 1:
Bước 1: Tiến hành lắp ráp hoàn chỉnh mạch 1 theo chiều từ chân đế lên hoặc ngược lại. (Khi lắp chưa cần chú ý tới trình tự sắp xếp các nu mà chú ý lựa chọn chiều cong cho phù hợp)
Bước 2: Lắp mạch 2: Tìm và lắp ráp các đoạn có chiều cong song song tương ứng có mang các nuclêôtit với trật tự theo NTBS với đoạn mạch 1. (mạch thứ 2 cũng lắp theo chiều từ dưới lên hoặc từ trên xuống tương ứng với mạch 1)
3. Xem phim: (Nếu có điều kiện)
HS xem đĩa CD với nội dung đã nói ở trên, nếu không có thuyết minh sẵn thì GV giới thiệu cho HS nội dung đang trình chiếu.
C. Kết quả thực hành:
1. Quan sát mô hình ADN
a. Quan sát mô hình phân tử ADN hoàn chỉnh và nhận xét về:
- Vị trí tương đối của hai mạch đơn nuclêôtit: 	
- Đường kính vòng xoắn: 	
- Số cặp nuclêôtit trong mỗi vòng xoắn: 	
- Sự liên kết các nuclêôtit giữa hai mạch đơn: 	
b. Quan sát hình chiếu:
- So sánh hình chiếu với Hình 15 SGK Sinh học 9. Nhận xét về sự giống nhau giữa hai hình: 	
2. Lắp mô hình phân tử ADN.
GV căn cứ vào các thao tác kỹ năng của học sinh và kết quả lắp ráp để đánh giá kết quả.
Vẽ hình sơ đồ cấu tạo phân tử ADN (Hình 15 SGK), ghi các chú thích.
D. Nhận xét kết quả và rút ra kết luận:
BÀI THỰC HÀNH SỐ: 4 
NHẬN BIẾT MỘT VÀI DẠNG ĐỘT BIẾN
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Mục đích: 
- Nhận biết được một vài dạng đột biến hình thái ở thực vật và phân biệt được sự sai khác về hình thái của thân, lá, hoa, quả giữa thể lưỡng bội và thể đa bội trên tranh và ảnh.
- Nhận biết được hiện tượng mất đoạn NST trên ảnh chụp hiển vi hoặc tiêu bản.
2. Yêu cầu: 
- Sử dụng được kính hiển vi để quan sát tiêu bản
- Nhận dạng được các kiểu đột biến
II. CHUẨN BỊ DỤNG CỤ:
1. Giáo viên:
- Tranh ảnh về các đột biến hình thái: Thân, lá, bông, hạt ở lúa, hiện tượng bạch tạng ở lúa, chuột, kanguroo hay một số loài khác.
- Tranh ảnh về các kiểu đột biến cấu trúc NST ở hành tây hoặc hành ta.
- Tiêu bản hiển vi:
+ Bộ NST bình thường và bộ NST có hiện tượng mất đoạn NST ở hành tây hoặc hành ta.
+ Bộ NST lưỡng bội (2nNST), tam bội (3nNST), và tứ bội (4nNST)
- Kính hiển vi đủ cho các nhóm.
2. Học sinh:
Đọc trước bài 26sgk sinh 9.
Mỗi HS sưu tập hình ảnh về các dạng đột biến hình thái trên động - thực vật và con người.
III. NỘI DUNG THỰC HÀNH:
A. Câu hỏi chuẩn bị:
Câu hỏi: Có những kiểu đột biến nào?
Trả lời: 	
B. Các bước tiến hành:
B1: Quan sát hình thái của dạng gốc và dạng đột biến.
B2: Quan sát bộ nhiễm sắc thể bình thường và bộ nhiễm sắc thể có biến đổi cấu trúc hoặc số lượng.
B3: Hoàn thành bảng 4.
	Hình 4.1: Chuột bạch tạng 	Hình 4.2: Kanguroo bạch tạng
Hình 4.3: Đột biến gen làm mất khả năng tổng hợp chất diệp lục ở lúa (màu trắng)
Hình 4.5: Đột biến gen ở lúa Tám thơm tạo ra dòng Tám D có hạt dài hơn, màu vàng sáng hơn.
Hình 4.4: Đột biến gen ở lúa (b) làm cây cứng và nhiều bông hơn ở giống gốc (a)
Hình 4.6: Đột biến mất đoạn NST
C. Kết quả thực hành:
Bảng 4: phân biệt dạng đột biến với dạng gốc
Đối tượng quan sát
Mẫu quan sát
Kết quả
Dạng gốc
Dạng đột biến
Đột biến hình thái
Lông chuột (màu sắc)
Kanguroo (màu sắc)
Lá lúa
(màu sắc)
Thân, bông, hạt lúa (hình thái)
Đột biến NST
Dâu tằm
Hành tây
Hành ta
Dưa hấu
D. Nhận xét kết quả và rút ra kết luận:
BÀI THỰC HÀNH SỐ: 5 
QUAN SÁT THƯỜNG BIẾN
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Mục đích: 
- Qua tranh ảnh và mẫu vật sống nhận biết được một số thường biến phát sinh ở một số đối tượng thường gặp.
- Phân biệt được sự khác nhau giữa thường biến và đột biến.
- Biết được sự phụ thuộc của tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng vào điều kiện môi trường hay kiểu gen.
2. Yêu cầu: 
- Quan sát và ghi chép đầy đủ.
II. CHUẨN BỊ DỤNG CỤ:
1.Giáo viên:
- Tranh ảnh minh họa thường biến.
- Ảnh minh họa thường biến không di truyền được.
- Ảnh chụp minh họa ảnh hưởng khác nhau của cùng một điều kiện môi trường đối với tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng.
2. Học sinh:
- Đọc trước bài 27 sgk sinh 9.
- Chuẩn bị theo nhóm: Mầm khoai lang mọc trong tối và ngoài sáng, cây mạ mọc trong tối và ngoài sáng, cây dừa nước mọc từ mô đất cao bò xuống ven bờ và trải trên mặt nước, hai củ su hào của một giống thuần chủng nhưng được bón phân tưới nước khác nhau.
III. NỘI DUNG THỰC HÀNH:
A. Câu hỏi chuẩn bị:
Câu 1: Thường biến là gì?
Trả lời: 	
Câu 2: Nhắc lại những tính chất cơ bản của đột biến?
Trả lời: 	
B. Các bước tiến hành:
B1: Quan sát và nhận biết các thường biến trên các ảnh minh họa.
B2: Quan sát đặc điểm biến đổi đồng loạt theo cùng một hướng của thường biến.
B3:Quan sát và phân tích sơ đồ minh họa thường biến không di truyền được. (Hình 5.3)
Hình 5.1: Cây dừa nước mọc ở mô đất cao
Hình 5.2: Cây dừa nước mọc trải trên mặt nước.
Cây mạ ven bờ
Tốt hơn cây ở giữa
Cây mạ ở giữa
Xấu hơn cây ở ven bờ
Cây lúa ven bờ
Cây lúa ven bờ
Trồng ở cùng một điều kiện
Cây cao, xanh, hạt to, vàng
Cây cao, xanh, hạt to, vàng
Kết quả
Hình 5.3: Sơ đồ minh họa thường biến không di truyền được
B4: Đo đường kính của các đoạn thân cây rau dừa cạn và các củ su hào.
B5: Nhận xét về ảnh hưởng khác nhau của cùng một điều kiện môi trường đối với tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng.
C. Kết quả thực hành:
B1: GV căn cứ trên kết quả sắp xếp của HS để đánh giá
B2: Quan sát đặc điểm biến đổi đồng loạt theo cùng một hướng của thường biến.	
B3: Quan sát và phân tích sơ đồ minh họa thường biến không di truyền được.	
B4: Đo đường kính của các đoạn thân cây rau dừa nước và các củ su hào.	
B5: Nhận xét về ảnh hưởng khác nhau của cùng một điều kiện môi trường đối với tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng.	
D. Nhận xét kết quả và rút ra kết luận:
1. Ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng?	
2. So sánh thường biến và đột biến? 
Đặc điểm so sánh
Thường biến
Đột biến
BÀI THỰC HÀNH SỐ: 6 
TẬP DƯỢT THAO TÁC GIAO PHẤN
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Mục đích: 
- Nắm được các thao tác giao phấn ở cây tự thụ phấn và cây giao phấn
- Cũng cố kiến thức về lai giống.
2. Yêu cầu: 
- Thực hiện chính xác các thao tác giao phấn.
II. CHUẨN BỊ DỤNG CỤ:
1.Giáo viên:
Tranh mô tả các thao tác lai giống lúa.
Hai giống lúa và hai giống ngô có cùng thời gian sinh trưởng nhưng khác nhau rõ rệt về chiều cao cây, màu sắc, kích thước hạt. (Tùy vào điều kiện của địa phương giáo viên có thể chọn các giống cây trồng khác cho phù hợp)
Kéo, kẹp nhỏ, bao cách li, ghim, cọc cắm, nhãn ghi công thức lai, chậu để trồng lúa, ruộng trồng các giống ngô lai.
2. Học sinh:
Đọc trước bài 38 sgk sinh 9.
III. NỘI DUNG THỰC HÀNH:
Câu hỏi chuẩn bị:
Câu 1: Mục đích của việc lai giống là gì?
Trả lời: Tạo con lai hoặc giống mới đáp ứng các yêu cầu nhằm nâng cao năng xuất, cải tạo các giống cũ, khắc phục hiện tượng thoái hóa giống, tạo giống phù hợp với điều hiện của địa phương,.
Câu 2: Nêu đặc điểm của cây tự thụ phấn và cây giao phấn?
Tự thụ phấn
Giao phấn
-Chỉ xảy ra ở các hoa lưỡng tính có nhị và nhụy chín cùng một lúc.
Ít gặp trong thiên nhiên
-Xảy ra ở các hoa đơn tính và cả lưỡng tính mà nhị và nhụy không chín cùng một lúc.
Rất thường gặp trong thiên nhiên. 
Các bước tiến hành:
1.Tìm hiểu các thao tác giao phấn ở cây lúa: 
 *. Lai lúa bằng phương pháp cắt vỏ trấu 
Lưu ý: 
- Chọn 2 giống lúa hoặc ngô có cùng thowifgian sinh trưởng nhưng kahcs nhau rõ rệt về chiều cao cây, màu sắc, kích thước hạt,.
- Chọn cây mẹ: Cây khỏe, chỉ giữ lại một số bông, hoa chưa nở, không bị dị hình, không quá non hay quá già
- Chọn cây làm bố: có hoa nở để rũ phấn có hiệu quả hơn
 Bước 1: Cắt vỏ trấu để lộ rõ nhị đực
 Bước 2: Dùng kẹp để rút bỏ nhị đực (khử nhị đực)
 Bước 3: Sau khi khử nhị đực bao bông lúa để lai bằng giấy kính mờ, có ghi ngày lai và tên của người thực hiện
 Bước 4:Nhẹ tay nâng bông lúa chưa cắt nhị và lắc nhẹ lên bông lúa đã khử nhị đực(sau khi đã bỏ bao kính mờ) 
 Bước 5: Bao bông lúa đã lai bằng giấy kính mờ và buộc thẻ có ghi ngày tháng và người thực hiện, công thức lai 
Hình 6:Lai lúa bằng phương pháp cắt vỏ trấu
Ưu điểm nổi bật của lai lúa bằng phương pháp cắt vỏ trấu là gì
 - Đơn giản, dễ thực hiện và đạt hiệu quả cao.
 - Tạo giống lúa kháng sâu bệnh.
*. Tìm hiểu PP giao phấn ở ngô
Hoa đực
Hoa cái
 Hoa đơn tính trên cùng một cây
Bước 1 : Lấy nhị đực cho vào túi
Bước 2 : Rắc hạt phấn lên đầu nhụy của hoa cái.
* Tổng hợp các bước
Tên cây
Cách tiến hành
Lưu ý
 Lúa
 - Cắt vỏ trấu để lộ nhị đực.
- Dùng kẹp rút bỏ nhị đực, bao lấy bông lúa.
- Dùng bông lúa chưa cắt nhị lắc nhẹ lên bông lúa đã khử nhị.
- Bao bông lúa đã được lai lại
- Chọn cây mẹ: Cây khỏe, chỉ giữ lại một số bông, hoa chưa nở, không bị dị hình, không quá non hay quá già
- Chọn cây làm bố: có hoa nở để rũ phấn có hiệu quả hơn
 Ngô
 - Lấy nhị đực cho vào túi
 - Rắc hạt phấn lên đầu nhụy của hoa cái.
- Loại bỏ những bắp không tốt. Nên chọn thụ phấn vào buổi sáng
C. Kết quả thực hành:
GV kiểm tra các thao tác của HS trên vật mẫu kết hợp với phát vấn để đánh giá kết quả.
D. Nhận xét kết quả và rút ra kết luận:
? Công tác giao phấn có ý nghĩa gì trong trồng trọt? Ở gia đình em đã bao giờ giao phấn cho cây chưa? Mục đích của việc làm đó?
Trả lời:	
BÀI THỰC HÀNH SỐ: 7 
TÌM HIỂU THÀNH TỰU CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI VÀ CÂY TRỒNG
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Mục đích: 
- Biết cách sưu tầm tài liệu và trưng bày tài liệu theo chủ đề
- Biết cách phân tích, so sánh và báo cáo các vấn đề rút ra từ tư liệu.
2. Yêu cầu: 
- Sưu tầm được tài liệu cần thiết
II. CHUẨN BỊ DỤNG CỤ:
1.Giáo viên:
Tranh ảnh về các giống bò nổi tiếng trên thế giới và ở Việt Nam, bò lai F1.
Tranh ảnh về các giống lợn nổi tiếng trên thế giới và ở Việt Nam, lợn lai F1.
Tranh ảnh về các giống vịt nổi tiếng trên thế giới và ở Việt Nam, vịt lai F1.
Tranh ảnh về các giống gà nổi tiếng trên thế giới và ở Việt Nam, gà lai F1.
Tranh ảnh về các giống cá trong nước và nhập nội, cá lai F1.
Tranh ảnh về lúa hoặc ngô lai
Tranh ảnh về giống lúa hoặc ngô
Tranh ảnh về sự thay đổi kích thước của các bộ phận cơ thể do chọn giống tiến hành theo các hướng khác nhau.
2. Học sinh:
Đọc trước bài 39sgk sinh 9
Cá nhân HS sưu tầm tài liệu theo các chủ đề ở trên
III. NỘI DUNG THỰC HÀNH:
Câu hỏi chuẩn bị:
Câu 1: Mục đích của việc chọn giống là gì?
Trả lời: Mục đích cuối cùng của việc chọn giống là giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất
Câu 2: Người ta thường chọn giống theo những hướng nào?
Trả lời:	
B. Các bước tiến hành:
B1: HS hoạt động nhóm, sắp xếp tranh ảnh theo các chủ đề.
B2: Quan sát, so sánh với các kiến thức lý thuyết.
B3: Ghi nhận xét vào bảng 7.
	Hình 7.1: Bò Sind 	Hình 7.2: Bò lai Sind F1
Hình 7.3: Lợn lai F1: Ỉ Móng cái x Bơc sai
Hình 7.4: Gà Rốt ri
Hình 7.5: Gà Hồ Đông cảo
Hình 7.6: Gà chọi
	Hình 7.7: Gà Tam hoàng 	Hình 7.8: Vịt Bầu bến
	Hình 7.9: Vịt cỏ 	Hình 7.10: Vịt Kali Cambell (Siêu trứng)
Hình 7.11: Vịt Supper meat (Siêu thịt)
	Hình 7.12: Cá chim trắng 	Hình 7.1: Cá chép lai
Hình 7.14: Sự thay đổi kích thước quả ớt do 
chọn giống theo nhiều hướng khác nhau.
C. Kết quả thực hành:
Bảng 7: Các tính trạng nổi bật và hướng sử dụng của một số giống vật nuôi
TT
Tên giống
Hướng sử dụng
Tính trạng nổi bật
1
 Các giống bò:
- Bò sữa Hà Lan
-Lấy sữa 
 -Sản lượng sữa cao (khoảng 10 kg / con / ngày) 
- Bò Sind
( Bò lai F1)
Lấy sữa,lấy thịt 
-Lông màu cánh gián.
- Khối lượng sơ sinh 20-21kg.
 -Tỷ lệ thịt xẻ 50%.
-Phù hợp với điều kiện chăn 
 -Chịu nóng
2
Các giống lợn:
- Ỉ Móng cái
- Bơcsai
( Lợn lai F1)
-Lấy thịt và làm con giống 
-Sử dụng lai kinh tế, lấy thịt
-Chịu nóng,chịu ẩm cao.
 -Dễ nuôi , ăn tạp.
 -Khả năng sinh sản cao,chửa đẻ sớm
-Da đen tuyền.
-Khả năng sinh sản trung bình 8- 10 con/nái/ lứa; sớm thành thục.
- Lợn nuôi thịt 6 - 8 tháng, đạt 85 - 100 kg,
 -Chịu nóng tốt.
3
Các giống gà:
- Rốt ri
- Hồ Đông cảo
- Chọi
- Tam hoàng
-Lấy thịt và lấy trứng.
-Lấy thịt,lấy trứng.
-Dùng để chọi
-Lấy thịt,lấy trứng.
-Tăng trọng nhanh.
-Đẻ nhiều trứng. 
-Năng suất trứng một năm đạt 180-200 quả.
-Thể chất khoẻ, xương to, điển hình chân to cao, cơ ngực và cơ đùi phát triển(có thể đạt trọng lượng 10kg/con).
 -Thịt rất thơm ngon.
 -Có khả năng kháng bệnh rất cao.
 -Cổ to và dài. Thân dài. Ngực rộng, cơ ngực và cơ đùi phát triển rất khoẻ. 
 -Chân dài, xương chân to khoẻ. Cựa to dài. 
 -Gà mái đẻ 130-160trứng/năm.Khối lượng trứng 45-58g.
 -Có sức kháng bệnh cao.
 -Thích hợp nuôi chăn thả hoặc ban chăn thả.
4
Các giống vịt:
- Cỏ
- Bầu bến
- Kali cambell
- Super meat
-Làm giống lai với các giống vịt ngoại.
 -Lấy thịt,lấy trứng
-Lấy thịt,lấy trứng.
- Lấy thịt,lấy trứng.
-Lấy thịt.
- Thân hình chữ nhật, đầu to, hơi dài, cổ ngắn, ngực sâu.
-Có khả năng thích nghi, chống chịu bệnh cao.
 - Sản lượng trứng 80 - 110 quả/mái/năm. Khối lượng trứng 68 - 73 g.
 -Con mái lúc trưởng thành nặng 2,1 - 2,3 kg; con trống nặng 2,4 - 2,5 kg
-Dễ thích nghi với môi trường sống.
 -Tăng trọng nhanh.
 -Đẻ nhiều trứng.
-Lông màu trắng tuyền, - -Cổ to, dài vừa phải. --- Chân to, ngắn vừa phải, màu vàng hoặc phớt xanh. Dáng đi chậm chạp.
5
Các giống cá:
- Rô phi đơn tính
- Chim trắng
- Chép lai
-Lấy thịt.
-Lấy thịt.
-Nuôi lấy thịt.
-Lớn nhanh, ăn tạp.Sau 7 tháng nuôi cá đạt 300 đến 350g/con. Một năm đạt 500 đến 600g/con, trọng lượng cá tối đa đạt 1-1,2 kg/con.
-Thân bè ra hình mái trai, hàm răng vều ra, cứng khoẻ.
-Đẻ nhanh,nhiều.
 -Lớn nhanh.
D. Nhận xét kết quả và rút ra kết luận:
1. Nhận xét về kích thước, số rãnh hạt/bắp của ngô lai và các dòng thuần làm bố mẹ, sự sai khác về số bông, chiều dài và số hạt/bông của lúa lai và lúa thuần.	
2. Ở địa phương em hiện nay đang sử dụng những giống vật nuôi và cây trồng mới nào?	
BÀI THỰC HÀNH SỐ: 8 
TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA 
MỘT SỐ NHÂN TỐ SINH THÁI LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Mục đích: 
- Tìm được dẫn chứng về ảnh hưởng của nhân tố sinh thái ánh sáng và độ ẩm lên đời sống sinh vật ở khu vực quan sát.
- Yêu và bảo vệ thiên nhiên
2. Yêu cầu: 
- Quan sát và ghi chép đầy đủ nội dung quan sát.
- Trong quá trình thực hành cần giữ trật tự và an toàn, không bắt và giết các loài sinh vật.
II. CHUẨN BỊ DỤNG CỤ:
1.Giáo viên:
Kẹp ép cây, giấy báo, kéo cắt cây.
Giấy kẻ o li, bút chì.
Vợt bắt côn trùng, lọ hoặc túi nilon đựng động vật nhỏ.
Dụng cụ đào đất.
Băng hình, máy chiếu (Trong trường hợp nhà trường không có điều kiện cho HS đi học ngoài thiên nhiên thì GV có thể tổ chức cho HS tìm hiểu môi trường sống của sinh vật thông qua băng hình)
2. Học sinh:
Đọc trước bài 45-46sgk sinh 9
Chuẩn bị nước uống, trang phục thích hợp 
III

Tài liệu đính kèm:

  • docBD_HSG_TINH_SINH_9_THUC_HANH.doc