Khi hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ khuất sau lưng ta! Giáo trình HOÁ HỌC LÊ VĂN NAM (0121.700.4102) Bài 1: Cho 9 lít N2 và 6 lít H2 và bình tổng hợp NH3. Tính thành phần % theo thể tích của các khí có trong hỗn hợp sau phản ứng và hiệu suất của phản ứng trong hai trường hợp sau: - Hỗn hợp sau phản ứng có thể tích là 14 lít. - Thể tích của khí NH3 trong hỗn hợp sau phản ứng chiếm 20% toàn bộ thể tích của hỗn hợp này Bài 2: Một hỗn hợp khí N2 và H2 (đo ở đktc) có tỷ lệ thể tích 2 2 N H V 1 V 3 và khối lượng hỗn hợp là 40,8 gam đem tổng hợp NH3, sau phản ứng đưa hỗn hợp về đktc. Tính hiệu suất của phản ứng và thành phần % về khối lượng, thành phần % về thể tích của từng khí sau phản ứng. Biết rằng ở điều kiện này NH3 chiếm 20% toàn bộ thể tích của hỗn hợp sau phản ứng. Bài 3: Trong một bình kín dung tích 11,2 lít chứa N2 và H2 theo tỉ lệ thể tích là 1:2 (đo ở 0oC; 18atm) tiến hành tổng hợp NH3 sau một thời gian rồi đưa nhiệt độ về 0oC. a. Tính % về thể tích của các khí trong hỗn hợp sau phản ứng và áp suất trong bình lúc sau phản ứng. Biết H% = 60% b. Nếu áp suất trong bình lúc sau phản ứng bằng 14atm, tính % về thể tích của các khí trong hỗn hợp sau phản ứng và H% của phản ứng. Bài 4: Trong một bình kín dung tích không đổi chứa N2 và H2 theo tỉ lệ số mol 1 : 3 ở 450oC có một ít xúc tác, áp suất trong bình là 8 atm. Đun nóng bình một thời gian, sau đó đưa về nhiệt độ ban đầu thì áp suất trong bình là p. Biết hiệu suất phản ứng là H% a. Lập biểu thức tính áp suất sau phản ứng p và tỉ khối hơi d của hỗn hợp khí sau phản ứng so với không khí theo hiệu suất H%. b. Tìm khoảng xác định của p và d. Bài 5: Trong một bình kín dung tích 56lít chứa N2 và H2 theo tỉ lệ 1:4, ở 0 o C và 200 atm và một ít chất xúc tác. Đun nóng bình một thời gian sau đó đưa nhiệt độ về 0oC thấy áp suất trong bình giảm 10% so với áp suất ban đầu a. Tính H% điều chế NH3. b. Lấy 1/2 lượng NH3 tạo thành có thể điều chế được bao nhiêu lít dung dịch NH3 25% (d = 0,907 g/ml). c. Nếu lấy 1/2 lượng NH3 tạo thành có thể điều chế được bao nhiêu lít dung dịch HNO3 67% (d = 1,40 g/ml), biết hiệu suất quá trình điều chế HNO3 là 80%. BÀI TẬP TỔNG HỢP NH3 Khi hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ khuất sau lưng ta! Giáo trình HOÁ HỌC LÊ VĂN NAM (0121.700.4102) d. Lấy V ml dung dịch HNO3 ở trên pha loãng bằng nước được dung dịch mới, dung dịch này hoà tan vừa đủ 4,5 gam Al và giải phóng hỗn hợp khí NO và N2O có tỉ khối so với H2 là 16,75. Tính thể tích các khí và thể tích V ( ở đktc). Bài 6: Một hỗn hợp gồm 1V N2 và 3V H2 cho qua bột Fe nung ở 400 o C. Khí tạo thành được hoà tan trong H2O thành 500 gam dung dịch NH3 5%. Tính lượng N2 đã sử dụng, biết H% phản ứng là 20%. Bài 7: Cần dùng bao nhiêu lít N2 và H2 để diều chế được 34 gam NH3 nếu H = 25%. Muốn trung hoà lượng NH3 ở trên cần dùng bao nhiêu ml dung dịch HCl 20% (d = 1,1 g/ml). Bài 8: Đun nóng hỗn hợp gồm 200 gam NH4Cl và dung 200 gam CaO. Từ lượng khí NH3 tạo ra điều chế được 224 ml dung dịch NH3 30% (d = 0,892 g/ml). Tính H% = ? Bài 9: Trong bình phản ứng có 100 mol hỗn hợp N2 và H2 theo thỉ lệ 1:3 về số mol, áp suất lúc đầu là 300 atm, áp suất sau phản ứng là 285 atm. Nhiệt độ trong bình được giữ không đổi. Tính số mol các khí sau trong hỗn hợp sau phản ứng và H% . Bài 10: Một hỗn hợp khí A gồm N2 và H2 theo tỉ lệ thể tích 1:3. Cho phản ứng để tạo ra NH3, sau phản ứng thu được hỗn hợp khí B, biết A/Bd 0,6 a. Tính H%. b. Cho hỗn hợp khí B qua nước thì còn lại hỗn hợp khí C. Tính A/Cd . Bài 11: Trộn 3 lít N2 và 14 lít H2 vào bình phản ứng. Hỗn hợp thu được sau phản ứng có thể tích bằng 16,4 lít (thể tích các khí được đo ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất. Tính thể tích NH3 tạo thành và hiệu suất phản ứng. Bài 12: Trong một bình kín chứa 40 mol N2 và 160 mol H2. Áp suất của hỗn hợp lúc đầu là 400 atm, nhiệt độ trong bình giữ không đổi. Biết rằng khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng thì tỉ lệ N2 đã phản ứng là 25% (H% = 25%). a. Tính số mol các khí trong hỗn hợp sau phản ứng. b. Tính p sau phản ứng? Bài 13: Hỗn hợp N2 và H2 có tỉ lệ về số mol là 1:3 được lấy vào bình phản ứng có dung tích 20 lít. áp suất của hỗn hợp khí lúc đầu là 372 atm và nhiệt độ là 427oC. a. Tính số mol của N2 và H2 có lúc đầu b. Tính số mol hỗn hợp sau phản ứng, biết H% = 20% c. Tính p sau phản ứng biết nhiệt độn được giữ không đổi. Khi hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ khuất sau lưng ta! Giáo trình HOÁ HỌC LÊ VĂN NAM (0121.700.4102) Bài 14: Một hỗn hợp N2 và H2 được lấy vào bình phản ứng có nhiệt độ được giữ không đổi. Sau thời gian phản ứng áp suất của các khí giảm 5% so với áp suất lúc đầu. Biết rằng tỉ lệ số mol N2 đã phản ứng là 10%. Tính % số mol N2 và H2 trong hỗn hợp đầu? Bài 15: Biết rằng cứ từ 2 m3 (đktc) hỗn hợp N2 và H2 (tỉ lệ 1:3 về thể tích) thu được một lượng NH3 đủ điều chế 3,914 lít dung dịch NH3 20% (d =0,923 g/ml). Tính H%. Bài 16: Cho 1,5 lít NH3 (đktc) đi qua ống đựng 16 gam CuO nung nóng thu được một chất rắn X. a. Tính khối lượng CuO đã bị khử b. Tính thể tích dung dịch HCl 2M đủ để tác dụng hết với X Bài 17: Tính thể tích O2 cần dùng để oxi hoá 6 lít NH3, biết rằng sinh ra cả hai khí N2 và NO với tỉ lệ số mol là 1:4 (các V đo ở cùng điều kiện). Bài 18: Trong một bình kín dung tích 2 lít có chứa 2 mol N2 và 8 mol H2 (có thêm một ít xúc tác) được giữ ở nhiệt độ không đổi. Khi phản ứng đạt cân bằng thì thấy áp sất khí trong bình bằng 0,8 lần áp suất lúc đầu. Tính hiệu suất của phản ứng. (Đại học bách khoa TP. HCM) Bài 19: Thực hiện phản ứng trong một bình kín có dung tích 500 ml có chứa 1 mol N2 và 4 mol H2 (có một ít xúc tác). Khi phản ứng đạt cân bằng thì thấy áp sất khí trong bình bằng 0,8 lầm áp suất lúc đầu chưa phản ứng ở cùng nhiệt độ. Tính hằng số cân bằng của phản ứng xảy ra trong bình. (Đại học Y dược TP. HCM năm 2000) Bài 20: Hỗn hợp X gồm N2 và H2 được trộn theo tỉ lệ mol 1:4. Nung m gam hỗn hợp X với bột Fe thu được hỗn hợp Y. Biết tỉ khối hơi đối với H2 bằng 4. a. Tính hiệu suất phản ứng tổng hợp NH3. b. Nếu lượng NH3 thu được là 3,4 gam thì lượng N2 và H2 đã dùng bao nhiêu gam? c. Hòa tan hoàn toàn lượng NH3 ở trên vào nước thu được dung dịch A. Nhỏ dung dịch A từ từ vào 100 ml dung dịch CuCl2 0,8M, khuấy đều. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được a gam kết tủa. Tính a. Bài 21: Một bình kín chứa 2 mol N2 và 6 mol H2 và một ít bột Fe (thể tích không đáng kể) có áp suất P1. Nung bình một thời gian rồi đưa về nhiệt độ ban đầu thấy áp suất của bình lúc này là P2. Biết 9P1 = 10P2. a. Tính hiệu suất phản ứng tổng hợp NH3. Khi hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ khuất sau lưng ta! Giáo trình HOÁ HỌC LÊ VĂN NAM (0121.700.4102) b. Cho toàn bộ lượng NH3 sinh ra tác dụng với 20,16 lít khí Cl2 (đktc). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp A. Tính khối lượng các chất có trong A. Bài 22: Cho 200 ml dung dịch NH3 tác dụng với 200 ml dung dịch Cu(NO3)2 0,4M, khuấy đều. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,9 gam kết tủa. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch NH3 đã dùng. Bài 23: Hỗn hợp X có thể tích 4,48 lít (đktc) gồm N2 và H2. Biết tỉ khối hơi của X đối với H2 bằng 3,6. a. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X. b. Nung hỗn hợp X với bột Fe thu được hỗn hợp Y với hiệu suất 15%. Tính số mol mỗi chất có trong Y. c. Cho toàn bộ lượng NH3 sinh ra tác dụng với m gam CuO, nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,112 gam rắn A. Tính m. Bài 24: a. Hỗn hợp A gồm N2 và H2 được trộn theo tỉ lệ mol 1:4. Nung hỗn hợp A với bột Fe thu được hỗn hợp B. Biết tỉ khối hơi của B so với H2 bằng 3,75. Tính hiệu suất tổng hợp NH3. b. Hỗn hợp X gồm N2 và H2 có tỉ khối hơi đối với H2 bằng 7,5. Nung hỗn hợp X với bột Fe thu được hỗn hợp Y. Biết tỉ khối hơi của Y đối với H2 bằng 150/79 Tính hiệu suất tổng hợp NH3. c. Một bình kín chứa hỗn hợp N2 và H2 được trộn theo tỉ lệ mol 1:4 (bột Fe). Nung bình ở nhiệt độ cao rồi sau đó đưa về nhiệt độ ban đầu thấy áp suất trong bình giảm 8% so với ban đầu. Tính hiệu suất tổng hợp NH3.
Tài liệu đính kèm: