BÀI TẬP ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP QUI ĐỔI Cho hỗn hợp gồm 0.15 mol CuFeS2 và 0.09 mol Cu2FeS2 tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu dc dung dịch X và hỗn hợp khí Y gồm NO và NO2.Thêm BaCl2 dư vào dung dịch X thu m gam kết tủa.Mặt khác nếu thêm Ba(OH)2 dư vào dung dịch X, lượng kết tủa thu được đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi nhận a gam chất rắn. Giá trị m và a? A.111.84 và 157.44 B.111.84 và 167.44 C.112.84 và 157.44 D.112.84 và 167.44 Nung y mol Fe trong không khí một thời gian thu được 16,08 gam hỗn hợp A gồm 4 chất rắn gồm Fe và các ôxit sắt. hòa tan hết lượng hỗn hợp A trên bằng dung dịch HNO3 loãng dư thu được 672 ml khí NO duy nhất (đktc) và dung dịch muối. Giá trị của là y: A. 0.21 mol B. 0,232 mol. C. 0,426 mol D. 36,8 mol Hòa tan hoàn toàn 20,8 gam FeS, FeS2, S bằng HNO3 đặc nóng dư thu được 53,76 lít khí NO2 (đkc) và dung dịch A. Cho A tác dụng với NaOH dư, sau phản ứng lọc lấy kết tủa nung nóng đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Tính m? Đốt cháy hoàn toàn 6,48 gam hỗn hợp X gồm: FeS , FeS2, S, Cu, CuS, FeCu2S2 thì cần 2,52 lít ôxi và thấy thoát ra 1,568 lít(đktc) SO2, mặt khác cho 6,48 gam X tác dụng dung dịch HNO3 nóng dư thu được V lít khí màu nâu duy nhất (đktc, sản phẩm khư duy nhất ) và dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của V và m lần lượt là: A. 13,44 lít và 23,44 gam. B. 8,96 lít và 15,60 gam. C. 16,80 lít và 18,64 gam. D. 13,216 lít và 23,44 gam. Hỗn hợp X gồm FeS2 và MS có số mol như nhau (M là kim loại có hoá trị k đổi). Cho 6,51g X tác dụng hoàn toàn với dd HNO3 dư, đun nóng thu được dung dịch A và 13,216 lít hỗn hợp khí B (đktc) có khối lượng 26,34g gồm NO2, NO. Cho A tác dụng với dd BaCl2 dư thu được m gam kết tủa. 1. Kim loại M là: a.Mg b. Zn c. Ni d. Ca 2. Giá trị của m là: a. 20,97 b. 13,98 c. 15,28 d. 28,52 3. Phần trăm khối lượng FeS2 trong x là: a. 44,7% b. 33,6% c. 55,3% d. 66,4% Hòa tan hết 17,92 hỗn hợp X: Fe, Cu, Al, CuO, FeO, Fe3O4 , Al2O3 ( trong đó oxi chiếm 25,446% về khối lượng) vào dung dịch HNO3 loãng dư, kết thúc các phản ứng thu dd Y và 1,736 lít đktc hỗn hợp khí Z gồm N2 và N2O tỉ khối hơi của Z so với H2 là 15,29. Cho NaOH tới dư vào Y rối đun nóng không có khí thoát ra. Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng với X. a. 0,75 mol b.1.215 mol c.1.392 mol d.1.475 mol Cho hỗn hợp X chưa 56,9 gam gồm Fe, Al, FeO, Fe2O3, Fe3O4, Al2O3 và CuO. Hòa tan hết X trong dung dịch HNO3 dư thấy có 2,825 mol HNO3 tham gia phản ứng thu được 208,7 gam muối và 2,24 lít khí NO. Mặt khác từ hỗn hợp X ta có thể điều chế được tối đa m gam kim loại. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây: A. 41,7 gam B. 43,8 gam C. 46,2 gam D. 49,1 gam Hỗn hợp M gồm Al, Al2O3, Fe3O4, CuO, Fe và Cu, trong đó oxi chiếm 20,4255% khối lượng hỗn hợp. Cho 6,72 lít khí CO (đktc) đi qua 35,25 gam M nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn N và hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 bằng 18. Hòa tan hết toàn bộ N trong lượng dư dung dịch HNO3 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa m gam muối (không có muối NH4NO3 sinh ra) và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO và N2O. Tỉ khối của Z so với H2 là 16,75. Giá trị của m là: A. 96,25. B. 80,75. C. 117,95. D. 139,50.
Tài liệu đính kèm: