Giáo án Bài 11: Các lực cơ học

pdf 11 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 2479Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Bài 11: Các lực cơ học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Bài 11: Các lực cơ học
Các lực cơ học - Biên soạn: Nguyễn Đình Vụ - Phone: 0948249333 - Email: nguyendinhvu@thuvienvatly.com 
Trang 1 
Bài 11. CÁC LỰC CƠ HỌC 
A.TÓM TẮT LÍ THUYẾT. 
I.Lực hấp dẫn. 
-Mọi vật trong vũ trụ đều hút nhau với một lực, gọi là lực hấp dẫn. 
-Lực hấp dẫn giữa Mặt Trời và các hành tinh giữ cho các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời. 
-Lực hấp dẫn là lực tác dụng từ xa, qua khoảng không gian giữa các vật. 
-Định luật vạn vật hấp dẫn: Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm bất kì tỉ lệ thuận với tích hai khối 
lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. 
1 2
2hd
m m
F G
r
 với 11 2 26,67.10 /G Nm kg 
-Trọng lực chỉ là trường hợp riêng của lực hấp dẫn: 
+Trọng lực tác dụng lên một vật là lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vật đó. 
+Trọng lực đặt vào một điểm đặc biệt của vật, gọi là trọng tâm của vật. 
+Độ lớn của trọng lực (trọng lượng): 
 
2
Mm
P G
R h


 mặt khác P mg . 
+Gia tốc rơi tự do: 
 
2
M
g G
R h


+Ở gần mặt đất ( h R ) thì ta có: 
2 2
;
Mm M
P G g G
R R
  
II.Lực đàn hồi của lò xo. 
-Lực đàn hồi xuất hiện ở hai đầu của lò xo và tác dụng vào vật tiếp xúc (hay gắn) với lò xo, làm 
nó biến dạng. 
-Hướng của mỗi lực đàn hồi ở mỗi đầu của lò xo ngược với hướng của ngoại lực gây biến dạng. 
Cụ thể là khi bị dãn, lực đàn hồi của lò xo hướng theo trục của lò xo vào phía trong, còn khi bị nén, lực 
đàn hồi của lò xo hướng theo trục của lò xo ra ngoài. 
-Giới hạn đàn hồi của lò xo là giá trị tối đa của ngoại lực tác dụng vào hai đầu của lò xo để lò xo 
còn có khả năng lấy lại được hình dạng và kích thước ban đầu khi ngoại lực thôi tác dụng. 
-Định luật Húc: Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của 
lò xo. 
dhF k l  
 
 về độ lớn dhF k l  với 0l l l   
k được gọi là độ cứng (hay hệ số đàn hồi) của lò xo có đơn vị N/m. 
-Đối với dây cao su hay dây thép, lực đàn hồi chỉ xuất hiện khi bị ngoại lực kéo dãn. Vì thế lực 
đàn hồi trong trường hợp này gọi là lực căng. 
-Đối với mặt tiếp xúc bị biến dạn khi bị ép vào nhau thì lực đàn hồi có phương vuông góc với mặt 
tiếp xúc. 
III.Lực ma sát. 
1.Lực ma sát trượt. 
-Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật chuyển động trượt trên mặt một vật khác (tại chỗ tiếp xúc) 
và cản lại chuyển động trượt này (tức là ngược chiều chuyển động của vật). 
-Những đặc điểm của lực ma sát trượt: 
+ Không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật. 
+ Tỉ lệ với độ lớn của áp lực. 
+ Phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc. 
-Hệ số ma sát trượt: mstt
F
N
  , hệ số ma sát trượt phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt 
tiếp xúc. 
-Công thức của lực ma sát trượt: mst tF N 
2.Lực ma sát lăn. 
-Lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật lăn trên một vật khác, để cản lại chuyển động lăn của vật. 
-Lực ma sát lăn cững tỉ lệ với độ lớn của áp lực, nhưng hệ số ma sát lăn nhỏ hơn hệ số ma sát 
trượt nhiều nên lực ma sát lăn rất nhỏ so với lực ma sát trượt. 
Các lực cơ học - Biên soạn: Nguyễn Đình Vụ - Phone: 0948249333 - Email: nguyendinhvu@thuvienvatly.com 
Trang 2 
3.Lực ma sát nghỉ. 
-Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi một vật đứng yên trên mặt một vật khác và có xu hướng chuyển 
động khi bị ngoại lực tác dụng. 
-Những đặc điểm của lực ma sát nghỉ: 
+ Lực ma sát nghỉ có hướng ngược với hướng của lực tác dụng song song với mặt tiếp 
xúc, có độ lớn bằng độ lớn của lực tác dụng, khi vật còn chưa chuyển động. 
+ Ma sát nghỉ có một giá trị cực đại đúng bằng ngoại lực tác dụng song song với mặt tiếp 
xúc khi vật bắt đầu trượt. 
+ Khi vật trượt, lực ma sát trượt nhỏ hơn ma sát nghỉ cực đại. 
-Vai trò của lực ma sát nghỉ: 
+Nhờ có ma sát nghỉ ta mới cầm nắm được các vật trên tay, đinh mới được giữ lại ở tường, 
sợi mới kết được thành vải. 
+Nhờ có ma sát nghỉ mà dây cua roa chuyển động, băng chuyền chuyển được các vật từ 
nơi này đến nơi khác. 
+Đối với người, động vật, xe cộ, lực ma sát nghỉ đóng vai trò lực phát động. 
B.BÀI TOÁN. 
Dạng 1. Tính toán liên quan đến lực các cơ học. Chuyển động dưới tác dụng của các lực cơ học. 
a.Phương pháp. 
1.Tính toán về các lực cơ học. 
-Áp dụng công thức về mỗi loại lực cơ học: Lực hấp dẫn, trọng lực, lực đàn hồi, lực ma sát. 
2.Chuyển động của vật có lực ma sát. 
-Chọn hệ quy chiếu thích hợp. 
-Xác định lực tác dụng (vẽ hình) và các yêu cầu. 
-Viết phương trình định luật II Niutơn: msP N F F ma   
    
-Chiếu phương trình lên trục vuông góc với phương chuyển động để xác định N. Suy ra msF N 
-Chiếu phương trình lên trục chuyển động để lập phương trình đại số chứa ẩn bài toán. 
b.Bài tập. 
LỰC HẤP DẪN - TRỌNG LỰC 
I.Bài tập tự luận. 
Bài 1. Hai quả cầu bằng chì, mỗi quả có khối lượng 45kg, bán kính 10cm. Hỏi lực hấp dẫn giữa 
chúng có thể đạt giá trị lớn nhất là bao nhiêu? 
Bài 2. Tìm gia tốc rơi tự do ở nơi có độ cao bằng nửa bán kính trái đất. Cho biết gia tốc rơi tự do 
trên mặt đất là 20 9,81 /g m s . 
Bài 3. Mặt Trăng và Trái Đất có khối lượng lần lượt là 7,4.1022kg và 6.1024kg, ở cách nhau 
384000km. Tính lực hút giữa chúng. 
Bài 4. Cho biết gia tốc trọng trường trên bề mặt trái đất có độ lớn 9,83m/s2. Khối lượng Trái Đất 
bằng 81,3 lần khối lượng Mặt Trăng, bán kính trung bình của Trái Đất bằng 6,37.103km và bằng 3,66 lần 
bán kính trung bình của Mặt Trăng. 
a)Hãy suy ra gia tốc trọng trường ở bề mặt Mặt Trăng. 
b)Nếu Trái Đất vẫn giữ nguyên khối lượng của nó, hỏi bán khính của nó phải bằng bao nhiêu để 
gia tốc trọng trường ở bề mặt Trái Đất khi đó bằng gia tốc trọng trường ở bề mặt Mặt Trăng. 
Bài 5. Khoảng cách trung bình giữa tâm trái Đất và tâm Mặt Trăng bằng 60 lần bán kính Trái Đất. 
Khối lượng Mặt Trăng nhỏ hơn khối lượng Trái Đất 81 lần. Tại điểm nào trên đường thẳng nối hai tâm 
của chúng, lực hút của Trái Đất và Mặt Trăng lên một vật bằng nhau? 
II.Bài tập trắc nghiệm. 
1. Chọn câu trả lời đúng Khi khối lượng của hai vật (coi như hai chất điểm ) và khoảng cách giữa chúng 
tăng lên gấp đôi thì lực hấp dẫn giữa chúng có độ lớn 
A.tăng gấp bốn B.tăng gấp đôi C.giảm đi một nửa D.giữ nguyên như cũ 
2. Chọn câu trả lời đúng Cho hai quả cầu đồng chất có cùng bán kính .Nếu bán kính của hai quả cầu này 
và khoảng cách giữa chúng giảm đi 2 lần thì lực hấp dẫn giữa chúng thay đổi như thế nào ? 
A.Không thay đổi B.Tăng bốn lần C.Giảm 4 lần D.Giảm 16 lần 
3. Chọn câu trả lời đúng Một vật có khối lượng 2kg ở trên mặt đất có trọng lượng 20N .nếu di chuyển vật 
tới một địa điểm cách tâm trái đất 2R,thì nó có trọng lượng bao nhiêu ? 
Các lực cơ học - Biên soạn: Nguyễn Đình Vụ - Phone: 0948249333 - Email: nguyendinhvu@thuvienvatly.com 
Trang 3 
A.10N B.5N C.1N D.0,5N 
4. Chọn câu trả lời đúng Lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên Mặt Trăng và lực hấp dẫn do Mặt Trăng 
tác dụng lên Trái Đất là hai lực 
A.cân bằng B.trực đối C.cùng phương cùng chiều D.có phương không trùng nhau 
5. Nếu bỏ qua lực quán tính li tâm do sự quay của Trái Đất ,thì lực gấp dẫn do một vật ở trên mặt đất tác 
dụng vào Trái Đất có độ lớn 
A.nhỏ hơn trọng lượng của vật B. lớn hơn trọng lượng của vật 
C. bằng trọng lượng của vật D.bằng không 
6. Chọn câu trả lời đúng Ở độ cao nào so với mặt đất ,gia tốc rơi tự do có giá trị bằng một nửa gia tốc rơi 
tự do ở mặt đất ?Cho biết bán kính Trái Đất R = 6400km 
A.2550km B.2650km C.2600km D.2700km 
7. Chọn câu trả lời đúng Người ta phóng một con tàu vũ trụ từ Trái Đất bay về hướng Mặt Trăng .Biết 
rằng khoảng cách từ tâm Trái Đất đến tâm Mặt Trăng bằng 60 lần bán kính R của Trái Đất ;khối lượng 
Mặt Trăng nhỏ hơn khối lượng Trái Đất 81 lần .Hỏi ở cách tâm Trái Đất bao nhiêu thì lực hút của Trái 
Đất và của Mặt Trăng lên con tàu vũ trụ sẽ cân bằng nhau ? 
A.50R B.60R C.54R D.45R 
8. Chọn phát biểu đúng : Hai chất điểm bất kì hút nhau với một lực ... 
A.Tỉ lệ nghịch với tích hai khối lượng ,tỉ lệ thuận với bình phương khoảng cách giữa chúng 
B. Tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng ,tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng 
C. Tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng 
D. Tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng 
9. Chọn câu trả lời đúng R là bán kính Trái Đất .Muốn lực hút của Trái Đất lên vật giảm đi 9 lần so với 
khi vất ở trên mặt đất ,thì vật phải ở cách mặt đất là 
A.9R B.3R C.2R D.8R 
10. Chọn câu trả lời đúng Trọng lực là : 
A.Lực hút của Trái Đất tác dụng vào vật B.Lực hút giữa hai vật bất kì 
C.Trường hợp riêng của lực hấp dẫn D.Câu A,C đúng 
11. Chọn câu trả lời đúng Công thức tính trọng lực P = mg được suy ra từ : 
A.Định luật I Niutơn B. Định luật II Niutơn 
C. Định luật III Niutơn D. Định luật vạn vật hấp dẫn 
12. Chọn câu sai 
A.trọng lực của vật là sức hút của Trái Đất lên vật 
B.Trọng lượng của vật là tổng hợp của trọng lực và lực quán tính 
C.Trọng lượng của vật có thể tăng hoặc giảm 
D.Trọng lực luôn hướng xuống và có độ lớn P = mg 
13. Phi hành gia lơ lửng trong tàu vũ trụ là do không có : 
A.Trọng lực B.Trọng lượng C.Khối lượng D.Lực nào tác dụng 
14. Chọn câu trả lời đúng gia tốc của hòn đá ném thẳng lên sẽ: 
A.Nhỏ hơn gia tốc của hòn đá ném xuống B.Bằng gia tốc của hòn đá ném xuống 
C.Giảm dần D.Bằng không khi lên cao tối đa 
15. Chọn câu trả lời đúng Cho gia tốc g ở mặt đất là 10m/s2 thì ở độ cao bằng bán kính trái đất ,gia tốc 
này sẽ là : 
A.5m/s2 B.7,5m/s2 C.20 m/s2 D.2,5 m/s2 
16. Chọn câu đúng Cho gia tốc g ở mặt đất là 10m/s2 thì ở độ cao bằng hai lần bán kính trái đất ,gia tốc 
này sẽ là : 
A.5m/s2 B.1,1m/s2 C.20 m/s2 D.2,5 m/s2 
17. Chọn câu trả lời đúng Bán kính của trái đất là Rđ ,của mặt trăng là RT .nếu khối lượng riêng của cả 
hai như nhau thì tỉ số của gia tốc trọng trường trên bề mặt trái đất và bề mặt mặt trăng là 
A.
T
đ
R
R
 B. (
T
đ
R
R
)2 C. (
T
đ
R
R
)3 D.
2
3
T
đ
R
R
18. Chọn câu trả lời đúng Khi khối lượng của hai vật tăng lên gấp đôi và khoảng cách giữa chúng giảm đi 
một nửa thì lực hấp dẫn giữa chúng có độ lớn : 
A.Tăng gấp 4 lần B.Giảm đi một nửa C.Tăng gấp 16 lần D.Giữ nguyên như cũ 
Các lực cơ học - Biên soạn: Nguyễn Đình Vụ - Phone: 0948249333 - Email: nguyendinhvu@thuvienvatly.com 
Trang 4 
19. Chọn câu trả lời đúng Một quả cầu khối lượng m.Để trọng lượng của quả cầu bằng ¼ trọng lượng của 
nó trên mặt đất thì phải đưa nó lên độ cao h bằng : 
A.1600km B. 3200km C. 6400km D.Một giá trị khác 
20. Chọn câu trả lời đúng Hai quả cầu mỗi quả có khối lượng 200kg,bán kính 5m đặt cách nhau 100m 
.Lực hấp dẫn giữa chúng lớn nhất bằng : 
A.2,668.10-6 N B. 2,204.10-8 N C. 2,668.10-8 N D. 2,204.10-9 N 
21. Chọn câu trả lời đúng Hai vật có khối lượng bằng nhau đặt cách nhau 10cm thì lực hút giữa chúng là 
1,0672.10-7N. Khối lượng của mỗi vật là: 
A.2kg B.4kg C.8kg D.16kg 
22. Chọn câu trả lời đúng Gia tốc rơi tự do trên bề mặt mặt trăng là g0 và bán kính mặt trăng là 
1740km.Ở độ cao h =3480 km so với bề mặt mặt trăng thì gia tốc rơi tự do bằng : 
A. 0
9
1
g B. 0
3
1
g C.3g0 D.9g0 
23. Chọn câu trả lời đúng Cần phải tăng hay giảm khoảng cách giữa hai vật bao nhiêu ,để lực hút tăng 6 
lần 
A.Tăng 6 lần B. Tăng 6 lần C. Giảm 6 lần D. Giảm 6 lần 
24. Chọn phát biểu đúng về lực hấp dẫn giữa hai vật 
A.Lực hấp dẫn giảm đi hai lần khi khoảng cách tăng hai lần 
B.Lực hấp dẫn tăng 4 lần khi khối lượng mỗi vật tăng hai lần 
C.Hằng số hấp dẫn có giá trị G = 6,67.1011 N/kg2 trên mặt đất 
D.Hằng số G của các hành tinh càng gần Mặt Trời thì có giá trị càng lớn 
25. Chọn phát biểu sai về lực hấp dẫn giữa hai vật 
A. Lực hấp dẫn tăng 4 lần khi khoảng cách giảm đi một nửa 
B.Lực hấp dẫn không đổi khi khối lượng một vật tăng gấp đôi còn khối lượng vật kia giảm còn 
một nửa 
C.Rất hiếm khi lực hấp dẫn là lực đẩy 
D.Hằng số hấp dẫn có giá trị như nhau ở cả trên mặt Trái Đất và trên Mặt Trăng 
26. Chọn phát biểu đúng Khi khối lượng hai vật đều tăng gấp đôi ,còn khoảng cách giữa chúng tăng gấp 
ba thì độ lớn lực hấp dẫn sẽ : 
A.Không đổi B.Giảm còn một nửa C.Tăng 2,25 lần D.Giảm 2,25 lần 
27. Chọn câu trả lời đúng Lực hấp dẫn do một hòn đá ở trên mặt đất tác dụng vào Trái Đất thì có độ lớn : 
A.lớn hơn trọng lượng của hòn đá B.nhỏ hơn trọng lượng của hòn đá 
C.bằng trọng lượng của hòn đá D.bằng 0 
28. Chọn câu trả lời đúng Khối lượng Trái Đất bằng 80 lần khối lượng Mặt Trăng .Lực hấp dẫn mà Trái 
Đất tác dụng lên Mặt Trăng bằng bao nhiêu lần lực hấp dẫn mà Mặt Trăng tác dụng lên Trái Đất ? 
A.Bằng nhau B.Lớn hơn 6400 lần 
C.Lớn hơn 80 lần D.Nhỏ hơn 80 lần 
29. Hằng số hấp dẫn có giá trị bằng 
 A. 6,67.10-11 Nm2/kg2 B. 66,7.10-11 Nm2/kg2 
C. 6,76.10-11 Nm2/kg2 D. 7,67.10-11 Nm2/kg2 
30.Biểu thức của định luật vạn vật hấp dẫn là: 
A. Fhd = G 2r
M
 B. Fhd = ma C. Fhd = G
r
Mm
 D. Fhd = G 2r
Mm
31. Điều nào sau đây đúng khi nói về lực vạn vật hấp dẫn. 
A.Lực hấp dẫn tỉ lệ nghịch với khoảng cách của hai vật. 
B.Lực hấp dẫn có nguồn gốc ở khối lượng của các vật. 
C.trọng lực là trường hợp riêng của lực hấp dẫn. 
D.Cả b và c đúng. 
32. Một vật khối lượng 4kg ở trên mặt đất có trọng lượng 40N. Khi chuyển vật đến vị trí cách mặt đất h = 
3R (R là bán kính trái đất) thì nó có trọng lượng là bao nhiêu: 
A. 2,5N. B. 3,5N. C. 25N. D. 50N. 
33. Trường hợp nào sau đây là đúng khi nói vật tăng trọng lượng 
 A. P = FG B. P > FG C. P < FG D. P = 0 
Các lực cơ học - Biên soạn: Nguyễn Đình Vụ - Phone: 0948249333 - Email: nguyendinhvu@thuvienvatly.com 
Trang 5 
34:Một vệ tinh nhân tạo khối lượng m bay quanh Trái Đất ở độ cao h = R/2 ( R bán kính Trái Đất). Để vệ 
tinh luôn đứng yên với một điểm trên Trái Đất, thì lực hướng tâm của vệ tinh là 
 A. 
2
2
R
3m
T

 B. 
2
2
R
6m
T

 C. 
2
2
R
8m
T

 D. 
2
2
R
12m
T

LỰC ĐÀN HỒI 
I.Bài tập tự luận. 
Bài 1. Một lò xo khi treo vật 100m g sẽ dãn ra 5cm. Cho 210 /g m s . 
a)Tìm độ cứng của lò xo. 
b)Khi treo vật m’, lò xo dãn 3cm. Tìm m’. 
Bài 2. Một lò xo khối lượng không đáng kể, được treo vào điểm cố định O có độ dài tự nhiên 
0OA l . Treo vật khối lượng 1 100m g vào lò xo thì độ dài của lò xo là 1 31OB l cm  . Treo thêm một 
vật có khối lượng 2 100m g vào lò xo thì độ dài của nó là 2 32OC l cm  . Tính độ cứng của lò xo và 
chiều dài tự nhiên của lò xo. Lấy 210 /g m s . 
Bài 3. Một xe tải kéo một xe con, chuyển động thẳng nhanh dần đều không vận tốc đầu, trong 20s 
đi được 200m. Bỏ qua ma sát. Khối lượng của xe tải và xe con lần lượt là 5 tấn và 1 tấn. Độ cứng của dây 
cáp nối hai xe là 62.10 /N m . Tính độ dãn của dây cáp và lực kéo 
xe tải chuyển động. 
Bài 4. Hệ hai lò xo 
được ghép theo một trong 
hai cách sau. Tính độ cứng của lò xo tương đương. 
Bài 5. Hai lò xo khối lượng không đáng kể, độ cứng của hai lò xo lần lượt là 100N/m và 150N/m, 
có cùng độ dài tự nhiên là 20cm được treo thẳng đứng. Đầu dưới của hai lò xo nối với một vật có khối 
lượng 1kg. Lấy 210 /g m s . Tính chiều dài của mỗi lò xo khi cân 
bằng. 
Bài 6. Hai lò xo có 
độ cứng k1 và k2 được móc 
vào quả cầu như hình vẽ. 
Biết tỉ số 1
2
3
2
k
k
 và hai lò xo đều ở trạng thái tự nhiên. Nếu dùng 
một lực 5N thì có thể đẩy quả cầu theo phương ngang đi một đoạn 
1cm. Tính k1 và k2. 
Bài 7. Một ô tô tải được kéo bởi sợi dây cáp có độ cứng 
106N/m. Đồ thị vận tốc - thời gian của ô tô có dạng như hình vẽ. 
a)Tính quãng đường đi của ô tô trong khoảng thời gian từ 0 đến 4s. 
b)Tính độ dãn của dây cáp. Biết khối lượng ô tô là 800kg. Bỏ qua ma sát 
II.Bài tập trắc nghiệm. 
1. Người ta treo một vật nặng vào một lò xo ,làm nó dãn ra .Lực nào trên hình vẽ 
là lực đàn hồi của lò xo 
A.Lực 

1F mà thanh treo tác dụng vào lò xo ,làm lò xo dãn ra 
B. Lực 

2F mà lò xo tác dụng vào thanh treo 
C. Lực 

3F mà vật nặng tác dụng vào lò xo ,làm lò xo dãn ra 
D. Lực 

4F mà Trái Đất tác dụng vào vật nặng ,làm lò xo dãn ra 
2.Khẳng định nào sau đây là đúng khi ta nói về lực đàn hồi của lò xo và lực căng của dây 
A.Đó là những lực chống lại sự biến dạng đàn hồi của lò xo và sự căng của dây 
B. Đó là những lực gây ra sự biến dạng đàn hồi của lò xo và sự căng của dây 
C.Chúng đều là những lực kéo 
D.Chúng đều là những lực đẩy 
3. Một vật tác dụng một lực vào một lò xo có đầu cố định và làm lò xo biến dạng .Điều nào dưới đây là 
không đúng ? 

2F 

3F 

4F 
k1 k2 k1 k2 
k1 k2 
v(m/s) 
t(s) 
4 
10 
5 
0 
Các lực cơ học - Biên soạn: Nguyễn Đình Vụ - Phone: 0948249333 - Email: nguyendinhvu@thuvienvatly.com 
Trang 6 
A.Độ đàn hồi của lò xo có độ lớn bằng lực tác dụng và chống lại sự biến dạng của lò xo 
B.Lực đàn hồi cùng phương và ngược chiều với lực tác dụng 
C.Lực đàn hồi lớn hơn lực tác dụng và chống lại lực tác dụng 
D.Khi vật ngừng tác dụng lên lò xo thì lực đàn hồi của lò xo cũng mất đi 
4. Một vật nặng đặt trên mặt bàn ,làm mặt bàn võng xuống.Khẳng định nào sau đây là sai ? 
A.Vật nặng tác dụng một lực nén lên mặt bàn .Mặt bàn tác dụng một phản lực pháp tuyến lên vật 
nặng. Phản lực đó là một lực đàn hồi 
B.Lực đàn hồi do sự biến dạng của mặt bàn gây ra 
C.Lực đàn hồi ở đây có phương thẳng đứng 
D.Trọng lực của vật nặng lớn hơn lực đàn hồi ,nên mặt bàn võng xuống 
5. Người ta dùng một sợi dây treo một quả nặng vào một cái móc trên trần nhà.Trong những điều sau đây 
nói về lực căng của sợi dây ,điều nào là đúng ? 
A.Lực căng là lực mà sợi dây tác dụng vào quả nặng và cái móc 
B.Lực căng là lực mà quả nặng và cái móc tác dụng vào sợi dây,làm nó căng ra 
C.Lực căng hướng từ mỗi đầu sợi dây ra phía ngoài sợi dây 
D.Lực căng ở đầu dây buộc vào quả nặng lớn hơn ở đầu dây buộc vào cái móc 
6. Điều nào sau đây là sai ? 
A.Độ cứng của lò xo cũng được gọi là hệ số đàn hồi của lò xo 
B.Lò xo có độ cứng càng nhỏ càng khó biến dạng 
C.Độ cứng cho biết sự phụ thuộc tỉ lệ của độ biến dạng của lò xo vào lực gây ra sự biến dạng đó 
D.Độ cứng phụ thuộc hình dạng ,kích thước lò xo và chất liệu làm lò xo 
7. Hãy nối những nội dung ở cột bên trái với những nội dung thích hợp ở cột bên phải 
1)Lực đàn hồi a)Lực tác dụng vượt quá giới hạn đàn hồi 
2)Lò xo không lấy lại hình dạng ban đầu b)Tỉ lệ với độ biến dạng 
3)Độ lớn của lực tác dụng c) Chống lại sự biến dạng 
4)Độ lớn của lực đàn hồi d)Tác dụng vào vật gây biến dạng 
8. Chọn câu trả lời đúng Một lò xo có độ cứng k .Cắt đôi lò xo thành hai phần bằng nhau thì mỗi nửa có 
độ cứng là: 
A.k/2 B.k C.2k D.4k 
9. Chọn câu trả lời đúng Một lò xo nhẹ có độ cứng k và chiều dài ban đầu l0 ,được treo thẳng đứng .Treo 
vào điểm cuối của lò xo một vật khối lượng m .Sau đó treo vào điểm giữa của lò xo một vật giống hệt vật 
đầu tiên .Khi cân bằng ,lò xo treo hai vật có chiều dài là : 
A.l0 + 2mg/k B. l0 + 3mg/k C. l0 + 3mg/2k D. l0 + 2mg/3k 
10. Chọn câu trả lời đúng Một lò xo khi treo m1 = 500g thì dài 72,5cm,còn khi treo m2 = 200g thì dài 
65cm .Độ cứng của lò xo là 
A.k = 20N/m B. k = 30N/m C. k = 40N/m D. k = 50N/m 
11.Chọn phát biểu sai về lực đàn hồi của lò xo 
A.Lực đàn hồi của lò xo có xu hướng chống lại nguyên nhân gây ra biến dạng 
B.Lực đàn hồi của lò xo dài có phương là trục lò xo , chiều ngược với chiều biến dạng của lò xo 
C.Lực đàn hồi của lò xo có độ lớn tuân theo định luật Húc 
D.Lực đàn hồi của lò xo chỉ xuất hiện ở đầu lò xo đặt ngoại lực gây biến dạng 
12.Một lò xo có độ dài tự nhiên 20cm .Gắn một đầu cố định , kéo đầu kia bằng một lực 15N thì lò xo có 
độ dài là 22cm .Tìm độ cứng của lò xo .Cho g = 10m/s2 
A.750N/m B. 100N/m C. 145N/m D. 960N/m 
13.Một lò xo treo thẳng đứng có độ dài tự nhiên 30cm.Treo vật 150g vào đầu dưới lò xo thì thấy lò xo dài 
33cm .Hỏi nếu treo vật 0,1kg thì thấy lò xo dài bao nhiêu ? 
A.29cm B.32cm C.35cm D. 31cm 
14.Chọn câu trả lời đúng : Một lò xo có độ cứng k = 400N/m , để nó dãn ra 10cm thì phải treo vào nó 
một vật có khối lượng là : ( lấy g = 10m/s2 ) 
A. 4kg B.40kg C.12kg D.2kg 
15. Chọn câu trả lời đúng Một lò xo có chiều dài tự nhiên 15cmvà có độ cứng 100N/m.Giữ cố định một 
đầu và tác dụngvào đầu kia một lực 3N để nén lò xo .Khi đó chiều dài của lò xo là: 
A.11cm B.1,5cm C.12cm D.12,5cm 
Các lực cơ 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfBai_tap_ve_cac_luc_co_hoc.pdf