PHẦN I – GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG Bài 1. CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA CÁC THẾ GIỚI SỐNG CÂU HỎI LƯU Ý Câu 1. Sinh vật khác với vật vô sinh ở những điểm nào? Câu 2. Tại sao nói hệ sống là hệ thống mở và tự điều chỉnh? Cho ví dụ. Câu 3. Tại sao khi ta ăn nhiều đường thì lượng đường trong máu vẫn luôn giữ được ở mức ổn định? Câu 4. Trình bày vai trò của gan trong việc điều hòa nồng độ glucôzơ máu? Câu 5. Tại sao nói: Thế giới sống liên tục tiến hoa? CÂU HỎI TỰ LUẬN Câu 1. Hãy nêu nguyên tắc tổ chức của thế giới sống? Thế giới sống gồm những cấp độ nào? Câu 2. Thế nào là đặc tính nổi trội của các cấp tổ chức sống? Cho ví dụ Câu 3. Tại sao tế bào được xem là tổ chức cơ bản của thế giới sống? Câu 4. Nêu những đặc điểm nổi trội đặc trưng cho thế giới sống. Trong đó các đặc tính nào là quyết định nhất? Vì sao? Câu 5. Em hãy chứng minh các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống có quan hệ mật thiết theo thứ bậc kế tiếp nhau. Câu 6. Tại sao lại nói đặc tính tổ chức là đặc tính cơ bản của cơ thể sống? Câu 7. Tại sao nói tế bào vừa là đơn vị cấu trúc vừa là đơn vị chức năng của cơ thể? Câu 8. Tình bài đặc điểm chung của các tổ chức sống. Câu 9. Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất để thích ứng với môi trường bằng cách nào? BÀI 2. CÁC GIỚI SINH VẬT NỘI DUNG LƯU Ý Câu 1. Nguyên tắc để phân chia các giới động vật. Câu 2. Đặc điểm của các giới sinh vật. Câu 3. Nêu điểm khác nhau giữa động vật và thực vật. Câu 4. Phân biệt đặc điểm khác nhau của giới vi khuẩn và vi sinh vật cổ. Câu 5. Trình bày những đặc điểm khác nhau giữa các ngành: rêu, quyết, hạt trần và hạt kín. Câu 6. Phân biệt đặc điểm sinh học của giới sinh vật? Câu 7. Phân biệt động vật không xương sống và động vật có xương sống? CÂU HỎI TỰ LUẬN Câu 1. Vì sao nấm không được xếp vào giới thực vật? Câu 2. Vì sao rêu không thể có kích thước to, cao như các đại diện khác trong giới thực vật? Câu 3. Nêu những đặc điểm khác nhau giữa vi khuẩn lam với tảo lục? Câu 4. Thực vật có nguồn gốc từ đâu? Câu 5. Hãy xác định vị trí phân loại của con người trong hệ thống phân loại sinh giới? Câu 6. Nguyên nhân làm cho độ đa dạng sinh học ở Việt Nam giảm sút và tăng độ ô nhiễm môi trường? Câu 7. Đa dạng sinh học là gì? Nó có ý nghĩa vì đối với đời sống chúng ta? Câu 8. Đa dạng sinh học được xét ở mức độ nào? Nêu đặc điểm của từng mức độ? Câu 9. Em hãy nêu công dụng, tác hại của vi tảo. Câu 10. Vì sao nói ngành thực vật hạt kín là tiến hóa nhất? Câu 11. Chứng minh rằng giới thực vật đã tiến hóa theo hướng xâm chiếm các sinh cảnh ở cạn. Câu 12. Nêu tên các ngành chính trong giới thực vật. Từ đó cho biết các đặc điểm của thực vật thích nghi với đời sống trên cạn? Câu 13. Vi sinh vật có phải là một nhóm phân loại không? Câu 14. Thế nào là đa dạng sinh học? Chứng minh sự đa dạng của sinh vật ở rừng nhiệt đới. Câu 15. Vì sao chúng ta phải bảo vệ rừng? Câu 16. Nêu nguyên nhân làm suy thoái đa dạng sinh học? Câu 17. Thế nào là đa dạng sinh học? Chứng minh sự đa dạng sinh học ở Việt nam? Vì sao con người phải bảo vệ độ đa dạng của sinh vật? Câu 18. Hãy trình bày hệ thống phân loại 5 giới sinh vật của Whittaker. Dựa vào những tiêu chí nào để phân loại sinh vật? Câu 19. Trình bày đặc điểm thích nghi của thực vật với đời sống ở cạn. Tại sao thực vật hạt kín đa dạng về số lượng loài và phân bố rộng rãi trên trái đất. Câu 20. Trình bày phương thức dinh dưỡng của vi khuẩn lam? Vai trò của nhóm vi khuẩn này đối với sản xuất nông nghiệp? PHẦN II – SINH HỌC TẾ BÀO CHƯƠNG I – THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO BÀI 4. CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ NƯỚC NỘI DUNG LƯU Ý Câu 1. Tại sao 4 nguyên tố C, H, O, N lại là những nguyên tố chính (chiếm 96,3%) cấu tạo nên cơ thể sống mà không phải là các nguyên tố khác? Câu 2. Tại sao có những nguyên tố cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng thiếu nó thì một số chức năng sinh lý có thể vị ảnh hưởng nghiêm trọng? Câu 3. Hậu quả gì sẽ xãy ra khi ta đưa các tế bào sống vào ngăn đá tủ lạnh? Tại sao? Câu 4. Tại sao trong khẩu phần ăn hằng ngày nên thường xuyên đổi món mà không nên chỉ ăn 1 món cho dù là rất bổ? Câu 5. Tại sao việc phơi hay sấy khô sẽ giúp bảo quản được thưc phẩm tất hơn? CÂU HỎI TỰ LUẬN Câu 1. Tại sao cần phải bón phân hợp lý chho cây trồng? Câu 2. Việc tìm kiếm sự có mặt của nước trên các hành tinh mới có ý nghĩa gì? Câu 3. Cho biết vai trò của các nguyên tố vi lượng đối với cơ thể sống? Câu 4. Trình bày cấu trúc và các đặc tính lý hóa của nước, cũng như vai trò của nước trong tế bào sống? Câu 5. Vai trò của nước đối với tế bào? Giải thích tính phân cực và các mối liên kết trong phân tử nước? Câu 6. Giải thích hiện tượng tại sao con nhện nước lại có thể đứng và chạy trên mặt nước? Câu 7. Có phải mọi cơ thể sống đều cần tất cả các nguyên tố hóa học như nhau? BÀI 5. CACBOHIĐRAT VÀ LIPIT CÂU HỎI LƯU Ý Câu 1. Đường đơn là gì? Cho biết một số loại đường đơn mà e biết? Câu 2. Đường đôi là gì? Trong tự nhiên có những loại đường đôi nào? Chúng được tìm thấy trong loại thực phẩm nào? Câu 3. Tại sao người già không nên ăn nhiều mở? Câu 4. Tại sao trẻ em hay ăn bánh kẹo vặc lại có thể dẫn đến suy dinh dưỡng? Câu 5. Nếu ăn quá nhiều đường thi có thể dẫn tới bị bệnh gì? CÂU HỎI TỰ LUẬN Câu 1. Tại sao người không tiêu hóa được xenlulôzơ nhưng chúng ta cần phải ăn rau xanh hàng ngày? Câu 2. Tại sao trẻ em ngày nay hay mắc bệnh béo phì? Câu 3. Tại sao một số người không uống được sữa? Câu 4. Tại sao nhiều người không ăn hoặc ăn rất ít dầu mở nhưng vẫn tích lũy rất nhiều mở dưới da? Câu 5. Dầu mỡ khác nhau ở điểm cấu tạo, trạng thái như thế nào? Tại sao người già không nên ăn nhiều mỡ? Câu 6. Hãy kể tên các chất hữu cơ cacbonhiđrat có trong tế bào thực vật và nêu vai trò của chúng. Câu 7. Nêu sự giống nhau và khác nhau cơ bản của xenlulôzơ và glicôgen về cấu trúc? Câu 8. Nhiệm vụ cung cấp glucôzơ cho cơ thể thực vật của tinh bột như thế nào? Vì sao khi thủy phân tinh bột enzim không phân hủy được xenlulôzơ? BÀI 6 – PRÔTÊIN CÂU HỎI LƯU Ý Câu 1. Chứng minh rằng prôtêin là loại hợp chất hữu cơ đa dạng nhất trong các đại phân tử hữu cơ? Câu 2. Những yếu tố nào có thể làm thay đổi chức năng của prôtêin? Câu 3. Axit amin không thể thay thế là gì? Chúng ta có thể lấy nó từ đâu? Câu 4. Vì sao khi ăn nhiều prôtêin của nhiều loài động vật nhưng cơ thể lại tạo ra prôtêin đặc trưng cho người? Câu 5. Vì sao phải ăn prôtêin từ nhiều loại thức ăn khác nhau? CÂU HỎI TỰ LUẬN Câu 1. Việc thay thế cấu trúc bậc 1 của phân tử prôtêin có làm cho chức năng prôtêin thay đổi hay không? Câu 2. Các sản pẩm của cơ thể sinh vật như tơ nhện, tơ tằm, da, lông, tóc, thịt đều được cấu tạo từ prôtêin nhưng chúng lại rất khác nhau, vì sao? Câu 3. Tại sao một số vi sinh vật sống được trong suối nước nóng có nhiệt độ xấp xỉ 1000C mà prôtêin của chúng lại không bị hư hỏng (biến tính)? Câu 4.Tại sao khi nấu riêu cua thì prôtêin của cua lại đóng thành từng mảng? Câu 5. Trình bày vai trò của phân tử prôtêin đối với tế bào. Phân tử prôtêin có thể bị biến tính trong những điều kiện môi trường nào? Câu 6. Cấu trúc nào quy định hoạt tính chức năng cuả prôtêin? Cho ví dụ chứng minh. Câu 7. Những ví dụ chứng minh vai trò quan trọng của prôtêin. Câu 8. Phân tử axit amin, pôlypeptit và prôtêin. BÀI 7 – AXIT NUC LÊÔTIT CÂU HỎI LƯU Ý Câu 1. Trình bày các đặc điểm của cấu trúc AND giúp chúng thục hiện được chức năng mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền. Câu 2. Tại sao cùng sử dụng 4 loại nuclêôtit để lưu giữ thông tin di truyền nhưng các loài sinh vật lại có nhiều đặc điểm hình thái rất khác nahu? Câu 3. Đặc điểm nào trong cấu trúc AND cho phép nó có khả năng tự sửu chửa sai sót nếu có? BÀI TẬP Bai 1. Một gen có khối lượng phân tử là 9.105 đvC. a. Tính chiều dài của gen bằng milimét? b. Trên mạch 1 của gen có A = 2T = 3G = 4X. Tính số nuclêôtit mỗi loại trên từng mạch đơn của gen? Bài 2Một phân tử AND có số liên kết hyđrô là 78.105. Trong đó AND có timin = 20%. a. Tính chiều dài của phân tử AND theo micrômét. b. Tính khối lượng, số chu kì xoắn và số liên kết hóa trị của đoạn gen. Bài 3. Mọt gen có số liên kết hyđrô là 3120 và tổng số liên kết hóa trị là 4798. Trên mạch đơn thứ nhất của gen có: A = 120, trên mạch đơn gen thứ hai có 240. a. Chiều dài, khối lượng, số lượng chu kì xoắn của đoạn gen trên. b. Số nuclêôtit của mổi loại gen. c. Tỷ lệ % từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn của gen là: Bài 4. Một gen có 60 vòng xoắn và có chứa 1450 liên kết hyđrô. Trên mạch thứ nhất của gen có 15% ađênin và 25% xitôzin. Xác định: 1. Số lượng và tỷ lệ từng loại nuclêôtit của gen. 2. Số lượng và tỷ lệ từng loại nuclêôtit của gen trên mỗi mạch gen. 3. Số liên kết hóa trị của gen. Bài 5. Một gen dài 4080 Å và có 3060 liên kết hyđrô. 1. Tìm số lượng từng loại nuclêôtit của gen. 2. Trên mạch thứ nhất của gen có tổng số giữa xitôzin với timin = 720, hiệu số giữa xitôzin với timin bằng 120 nuclêôtit. Tính số lượng từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn của gen. 3. Gen thứ hai có cùng liên kết hyđrô vối gen thứ nhất nhưng ít hơn gen thứ hai 4 vòng xoắn. Xác định số lượng từng loại nuclêôtit của gen thứ hai. Bài 6. Hai gen đài bằng nhau - Genn thứ nhất có 3321 liên kết hyđrô và có hiệu số giữa guanin với một loại nuclêôtit bằng 20% số nuclêôtit của gen. – Gen thứ hai nhiều hơn gen thứ nhất 65 ađênin. Xác định: 1. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen thứ nhất. 2. Số lượng và tỷ lệ từng loại nuclêôtit của gen thứ hai. Bài 7. Một đoạn AND chứa hai gen: Gen thứ nhất dài 0,51µm và có tỷ lệ từng loại nuclêôtit trên mạch đơn thứ nhất như sau: A : T : G : X = 1 : 2 : 3 : 4 Gen thứ hai dài bằng phân nữa chiều dài của gen thứ nhất và có số lượng nuclêôtit từng loại trên mạch đơn thứ hai là: A = T/2 = G/3 = X/4 Xác định: 1. Số lượng và tỷ lệ từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn của mỗi gen. 2. Số lượng và tỷ lệ từng loại nuclêôtit của đoạn AND. 3. Số liên kết hyđrô và số liên kết hóa trị của đoạn AND. Bài 8. Một gen có khối lượng phân tử là 9.105 đvC. Trong gen có A = 1050 nuclêôtit. Trên mạch đơn thứ nhất của gen có A = 450. Trên mạch đơn thứ hai có G = 150. a. Chiều dài của đoạn gen trên là bao nhiêu? b. Số lượng và tỷ lệ % từng loại nuclêôtit trên gen. c. Xét trên từng mạch đơn thì số nuclêôtit mỗi loại của đoạn gen trên là bao nhiêu? d. Số liên kết hóa trị giữa các nuclêôtit trong gen là bao nhiêu? Bài 9. Một gen có chiều dài 0,408 µm. Trong gen hiệu số giữa ađênin với một loại nuclêôtit khác là 240 Nu. Trên mạch một của gen có timin = 250. Trên mạch hai của gen có guanin = 14%. a. Tính khối lượng và chu kỳ xoắn của đoạn gen trên. b. Tính số nuclêôtit từng loại của đoạn gen trên. c. Số nuclêôtit từng loại trên mỗi mạch đơn của gen là. Bài 10. Một gen dài 0,51 µm và có A : G = 7 : 3. a. Tính số lượng và tỷ lệ từng loại nuclêôtit. b. Tính số lượng các loại liên kết trong gen. Bài 11. Một gen có 75 chu kỳ xoắn. Trong gen có hiệu số giữa ađênin với một loại nuclêôtit là 30% tổng số nuclêôtit của gen. Trên một mạch đơn của gen có G = 100. A = 30% số nuclêôtit của mạch. a. Tính chiều dài và khối lượng phân tử gen trên. b. Số lượng và tỷ lệ từng loại nuclêôtit trên gen. c. Số lượng và tỷ lệ từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch. Bài 12. Một gen có chiều dài 0,306 µm. Trong gen có X = 20% tổng số nuclêôtitcủa gen. Trên mạch 2 của gen có A = 20%, X = 30% số nuclêôtit của mạch. a. Tính số nuclêôtit từng loại của gen. b. Số nuclêôtit từng loại trên mỗi mạch đơn của gen. c. Số liên kết hyđrô và số liên hết hóa trị của gen. CÂU HỎI TỰ LUẬN Câu 1. Dựa vào kiến thức đã học em hãy giải thích thử nguyên nhân của sự đa dạng trong thế giới sinh vật ngày nay? Câu 2. ARN là gì? Nguồn gốc và phân loại ARN ở tế bào nhân thực? Câu 3. Nêu những điểm giống và khác nhau trong cấu trúc của các loại ARN ở tế bào nhân thực? Câu 4. So sánh cấu trúc hóa học của AND và mARN. Câu 5. Thế nào là hiện tượng biến tính và hồi tính của AND? Ứng dụng của chúng vào việc lai phân tử như thế nào? CHƯƠNG II – CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO BÀI 9 – TẾ BÀO NHÂN SƠ CÂU HỎI LƯU Ý Câu 1. Kích thước nhỏ đem lại ưu thế gì cho các tế bào nhân sơ? Câu 2. Ý nghĩa của việc nhuộm bằng phương pháp Gram đối với các chuẩn vi khuẩn. Câu 3. Plasmit là gì? Plasmit có vai tro vì đối với vi khuẩn? Câu 4. Thuốc kháng sinh là gì? Nêu các tác động của thuốc kháng sinh. Câu 5. Vì sao một số loài vi khuẩn có khả năng kháng thuốc? CÂU HỎI TỰ LUẬN Câu 1. Nêu cấu trúc và chức năng của các cấu trúc bên ngoài tế bào nhân sơ. Câu 2. Trình bày cấu trúc, chức năng của tế bào chất và vùng nhân của tế bào nhân sơ. Câu 3. Căn cứ vào tiêu chí nào để chia vi khuẩn thành 2 loại Gram dương và Gram âm. Câu 4. Làm thế nào để phân biệt hai loại vi khuẩn Gram dương và Gram âm? BÀI 10 – TẾ BÀO NHÂN THỰC CÂU HỎI LƯU Ý Câu 1. Khi người ta uống rượu thì tế bào nào trong cơ thể phải làm việc cơ thể khỏi bị đầu độc? Câu 2. Tại sao nói nhân là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào? Câu 3. Trình bày thí nghiệm chứng tỏ nhân tế bào quyết định mọi đặc điểm của cơ thể? Câu 4. Trình bày về mối liên hệ về chức năng giữa hệ thống lưới nội chất, bộ máy Gôngi và màng sinh chất trong việc vận chuyển một prôtêin ra khỏi tế bào. CÂU HỎI TỰ LUẬN Câu 1. AND và hệ gen của luc lạp khác ti thể ở điểm nào? Câu 2. Trình bày cấu trúc, chức năng của nhân tế bào? Câu 3. Lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt có những chức năng gì? Câu 4. Cho biết cấu trúc và chức năng của bộ máy Gôngi? Câu 5. Ribôxôm có cấu trúc và chức năng như thế nào? BÀI 11 – TẾ BÀO NHÂN THỰC (tt). CÂU HỎI LƯU Ý Câu 1. Trong tế bào thực vật có hai loại bào quan thực hiện chức năng tổng hợp ATP. Nêu sự khác nhau trong quá trình tổng hợp và sử dụng ATP ở các tế bào quan đó. Câu 2. Tại sao lá cây có màu xanh? Câu 3. Thành phần cấu trúc nào của tế bào thực vật đóng vai trò chính trong quá trình thẩm thấu? Tại sao? Câu 4. Loại tế bào nào trong cơ thể động vật có nhiều lizôxôm nhất? Câu 5. Tại sao các enzim trong lizôxôm không phá vỡ lizôxôm của tế bào? CÂU HỎI TỰ LUẬN Câu 1. Hãy nêu các chức năng của không bào? Câu 2. Lục lạp trong tế bào nhân thực có cấu trúc và chức năng như thế nào? Câu 3. So sánh không bào ở tế bào động vật và tế bào thực vật về cấu tạo và chức năng? Câu 4. Trình bày cấu trúc, chức năng của lizôxôm? Câu 5. Một nhà khoa học đã nghiền nát một mẫu mô thực vật sau đó đem đi li tâm và thu được một số bào quan: các bào quan này có khả năng hấp thụ CO2 và giải phóng O2. Bào quan đó là gì? Em hãy mô tả cấu trúc bào quan đó. Câu 6. Trình bày những chức năng của ti thể trong tế bào? Căn cứ vào đâu mà thuyết cộng sinh cho rằng: Sự có mặt của ti thể trong tế bào nhân chuẩn là kết quả cộng sinh của một dạng vi khuẩn hiếu khí với tế bào? BÀI 12 – TẾ BÀO NHÂN THỰC (TT) CÂU HỎI LƯU Ý Câu 1. Tại sao tế bào thực vật có cấu trúc dai và chắt? Câu 2. Tại sao cơ thể chúng ta lại được cấu tạo từ rất nhiều tế bào nhỏ mà không phải từ một số tế bào có kích thước lớn? Câu 3. Kích thước nhỏ của tế bào có ý nghĩa như thế nào? Câu 4. Tại sao tế bào bạch cầu có thể thay đổi hình dạng mạnh mẽ mà không làm đứt tế bào? Câu 5. Tại sao khi tiến hành ghép các mô, cơ quan từ người này sang người kia thì cơ thể lại xảy ra hiện tượng đào thải? CÂU HỎI TỰ LUẬN Câu 1. Trình bày chức năng của các thành phần cấu trúc nên màng sinh chất cảu tế bào nhân thực. Câu 2. Nêu hai trạng thái sol và gel và vai tro cua chung trong tế bào? Câu 3. Khi chẻ rau muốn rồi ngâm vào nước muối.Điều gì sẽ xảy ra? Câu 4. Thành tế bào thực vật có vai trò gì? Nhờ đặc trưng nào mà giúp thành tế bào thực hiện được vai trò trên? Câu 5. Màng sinh chất được cấu tạo bởi những thành phần hóa học nào? Nêu chức năng của từng thành phần hóa học cấu tạo nên màng sinh chất. Câu 6. Các tế bào nhận biết nhau bằng các “dấu chuẩn” có trên màng sinh chất. Theo em, dấu chuẩn là hợp chất hóa học nào? Chất này được tổng hợp và vận chuyển đến màng sinh chất như thế nào? Câu 7. Chức năng của thành tế bào là gì? BÀI 13 – VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT CÂU HỎI LƯU Ý Câu 1. Phân biệt các khái niệm: khuếch tán trực tiếp, khuếch tán qua kênh và vận chuyển chủ động. Câu 2. Phân biệt môi trường ưu trương, đẳng trương và nhược trương. Câu 3. Tại sao muốn giữ rau tươi phải thường xuyên vảy nước vào rau? Câu 4. Nếu ta cho một tế bào hồng cầu và một tế bào thực vật vào nước cất thì hiện tượng gì xảy ra? Tại sao? Câu 5. Tại sao tế bào hồng cầu cũng như các tế bào khác trong cơ thể người lại không bị vở do thấm nhiều nước? Câu 6. Tại sao khi xào rau, rau thường bị quắt lại? Làm thế nào để rau xào không bị quắt lại mà vẩn xanh? CÂU HỎI TỰ LUẬN Câu 1. Làm thế nào để màng tế bào có thể chọn được đúng thức ăn trong môi trường để thực hiện thực bào? Câu 2. Hiện tượng co nguyên sinh, phản co nguyên sinh la gì? Câu 3. Trình bày sự trao đổi chất giữa tế bào với môi trường xung quanh. Câu 4. Tại sao khi làm mức các loại quả, củ,. Trước khi rim đường người ta thường luột qua nước sôi? Câu 5. Hãy trình bày các hình thức nhập bào? Câu 6. Một học sinh giải thích sự hút nước của những cây sống trong rừng ngập mặn như sau: “Mặt dù sống trong môi trường có nồng độ muối cao hơn nồng độ dịch tế bào ở rể cây, song các cây này vẩn hút nước nhờ các prôtêin mang và phải tiêu tốn năng lượng”. Bạn học sinh này giải thích chưa đúng ở những điểm nào? Câu 7. Các cây như sú, đước, vẹt sống ở vùng ngặp mặn làm thế nào có thể hút được nước? Câu 8. Tại sao sự thẩm thấu lại phụ thuộc tổng nồng độ chất tan trong dung dịch? Câu 9 .Trình bày các hình thức vận chuyển thụ động không cần pecmêaza. Xác định điều kiện và cơ chế để các chất có thể đi qua màng theo các hình thức trên? Câu 10. Tại sao vi sinh vật phải tiết các enzim vào môi trường tế bào? CHƯƠNG III –CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG TẾ BÀO. BÀI 15 – KHÁI QUÁT VỀ NĂNG LƯỢNG VÀ CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT CÂU HỎI LƯU Ý Câu 1. Năng lượng là gì? Năng lượng được tích lũy trong tế bào dưới dạng nào? Năng lượng của tế bào được dự trữ trong những hợp chất nào? Câu 2. Tại sao ATP được gọi là đồng tiền năng lượng của tế bào? Câu 3. Chuyển hóa vật chất là gì? Quá trình chuyển hóa vật chất luôn phải đi kèm với quá trình nào? Câu 4. Mô tả ngắn gon quá trình chuyển hóa thức ăn trong cơ thể người? Câu 5. Tại sao con người khi hoạt động lại không bị nóng lên nhanh chóng và quá mức như chiếc xe máy đang chạy? CÂU HỎI TỰ LUẬN Câu 1. Trình bày cấu trúc hóa học của ATP? ATP có vai tro gì trong tế bào? Câu 2. Thế nào là chuyển hóa vật chất trong tế bào? Câu 3. Năng lượng là gì? Có các dạng năng lượng nào? Trong tế bào dạng năng lượng nào là chủ yếu? Câu 4. Phân biệt hai quá trình đồng hóa và dị hóa? Câu 5. Nêu một số ví dụ về hiện tượng rối loạn chuyển hóa vật chất ở cơ thể người? BÀI 16 – ENZIM VÀ VAI TRO CỦA ENZIM TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT CÂU HỎI LƯU Ý Câu 1. Tại sao cơ thể người có thể tiêu hóa được tinh bột nhưng không thể tiêu hóa được xenlulôzơ? Câu 2. Nêu cấu trúc và cơ chế tác động của enzim? Câu 3. Hệ thống mạng lưới nội chất của tế bào và cấu trúc màng bao của các bào quan có ý nghĩa như thế nào đối với hoạt động của các enzim? Câu 4. Tế bào điều chỉnh hoạt động chuyển hóa vật chất bằng cách nào? Câu 5. Khi nhiệt độ tăng quá giới hạn cho phép thì tốc độ phản ứng của enzim diển ra như thế nào? Giải thích? CÂU HỎI TỰ LUẬN Câu 1. Tại sao nhiều loài côn trùng có thể kháng thuốc trừ sâu? Câu 2. Côenzim là gì? Vai trò của côenzim trong hoạt động của enzim? Câu 3. Enzim làm giảm năng lượng hoạt hóa bắng cách nào? Câu 4. Thế nào là hiện tượng ức chế ngược? Vẽ sơ đồ minh họa? Câu 5. Bằng kiến thức học sinh e hãy giải thích câu tục ngữ “ăn kỹ no lâu”. Câu 6. Thông qua enzim, tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất bằng cách nào? Câu 7. Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh rối loạn chuyển hóa ở người? BÀI 17 – HÔ HẤP TẾ BÀO CÂU HỎI LƯU Ý Câu 1. Hô hấp tế bào là gì? Quá trình hít thở của con người liên quan như thế nào với quá trình hô hấp tế bào? Câu 2. Trình bày các giai đoạn chính của hô hấp tế bào? Nơi diễn ra của từng giai đoạn? Câu 3. Quá trình hô hấp tế bào của
Tài liệu đính kèm: