Giáo án An toàn giao thông Lớp 5 - Tiết 1 đến 5 - Năm 2015-2016

doc 10 trang Người đăng duyenlinhkn2 Lượt xem 253Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án An toàn giao thông Lớp 5 - Tiết 1 đến 5 - Năm 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án An toàn giao thông Lớp 5 - Tiết 1 đến 5 - Năm 2015-2016
Môn ATGT Ngày soạn:12-03-2016
Tiết 1 Ngày dạy 13-03-2016
BÀI 1: BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
I. Mục tiêu
	- HS nhận biết một số biển báo hiệu giao thông đường bộ.
	- Có ý thức tuân theo các biển báo giao thông khi gặp trên đường.
II. Đồ dùng dạy học
	- Hình minh họa SGK.
III. Các hoạt động dạy- học
TG
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
2'
7'
7'
7'
7'
5'
5'
1. Giới thiệu chương trình, bài học
- GV cho HS quan sát quyển sách ATGT và giới thiệu qua mục tiêu, nội dung chương trình SGK ATGT.
2. Hướng dẫn các hoạt động
* Giới thiệu biển báo cấm.
- GV cho HS quan sát các biển báo cấm, yêu cầu HS nêu tên và nói nội dung của từng biển báo.
- GV chốt ý kiến đúng.
* Biển báo nguy hiểm.
- GV cho HS quan sát các biển báo cấm, yêu cầu HS nêu tên và nói nội dung của từng biển báo.
- GV chốt ý kiến đúng.
* Biển báo hiệu lệnh.
- GV cho HS quan sát các biển báo cấm, yêu cầu HS nêu tên và nói nội dung của từng biển báo.
- GV chốt ý kiến đúng.
* Biển chỉ dẫn.
- GV cho HS quan sát các biển báo cấm, yêu cầu HS nêu tên và nói nội dung của từng biển báo.
- GV chốt ý kiến đúng.
* Một số biến báo khác cần biết.
- GV cho HS quan sát nêu tên và nội dung của từng biển.
3. Củng cố, dặn dò.
- Dặn HS đi trên đường khi gặp những biển báo hiệu thì phải thục hiện cho đúng
- Nhận xét tiết học
- Giao nhiệm vụ về nhà.
- Lắng nghe.
- HS quan sát các biển báo cấm, nói tên và nội dung của từng biển báo
H1: Đường cấm, khi gặp không được tham gia giao trên tuyến đường này.
H2: Biển cấm đi ngược chiều, khi đi chỉ được đi theo hướng thuận.
H3; H4: Biển báo cấm người đi xe đạp và người đi bộ.
H5: Biển yêu cầu dừng lại.
- HS quan sát các biển báo cấm, nói tên và nội dung của từng biển báo
H1: Biển báo đường đi hai chiều.
H2: Biển báo giao nhau với đường ưu tiên.
H3: Biển báo giao nhau có tín hiệu đèn.
H4: Biển báo giao nhau với đường sắt có rào chắn.
H5: Biển báo giao nhau với đường sắt không có rào chắn.
- HS quan sát các biển báo cấm, nói tên và nội dung của từng biển báo
H1: Biển báo đi thẳng.
H2: Biển báo rẽ.
H3; H4: Biển báo rẽ phải; rẽ trái
H5: Biển báo vòng xuyến.
H6: Biển báo đường dành cho xe thô sơ.
H7: Biển báo dành cho người đi bộ.
- HS quan sát các biển báo cấm, nói tên và nội dung của từng biển báo
H1;2: Biển báo phần đường cho người đi bộ qua đường.
H3: Biển báo cầu vượt dành cho người đi bộ.
H4: Biển báo hiệu bến xe buýt.
H5: Biển báo có chợ.
- Cả lớp quan sát.
- 2 – 3 HS nêu.
- Nhận nhiệm vụ về nhà.
Tiết 2 Ngày soạn: 19-03-2016
Môn ATGT Ngày dạy: 20-03-2016
BÀI : KĨ NĂNG ĐI XE ĐẠP AN TOÀN
I. Mục tiêu
	- HS biết những điều cần thiết khi đi xe đạp trên đường và những điều cấm khi đi xe đạp trên đường.
	- Có ý thức đi đúng phần đường của mình khi đi xe đạp trên đường, khi qua ngã ba, ngã tư, khi rẽ trái, rẽ phải.
II. Đồ dùng dạy học
	- Hình minh họa SGK.
III. Các hoạt động dạy- học
TG
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
1'
17'
18'
4'
1. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu mục tiêu, nội dung bài học.
2. Hướng dẫn các hoạt động
* HĐ 1: Những điều cần biết khi đi xe đạp trên đường.
- GV cho HS quan sát H1, 2, 3 và nói nội dung của từng hình và nhận xét về cách điều khiển xe đạp của người đi trên đường.
- GV kết luần: Khi đi xe đạp cần đi đúng phần đường của mình, đi về bên tay phải, khi qua đường phải đi chậm quan sát xe khác.
- Gọi 1 HS đọc phần nội dung cuối tranh.
* HĐ 2: Những điều cấm khi đi xe đạp
- GV cho HS quan sát hình 3 và nhận xét về cách điều khiển xe đạp của người trong hình.
- GV kết luận: Người đi xe đạp không được đi vào phần đường của xe cơ giới, đi hàng ba trở lên, không lạng lách, đánh võng.
- Gọi 1 HS đọc phần nội dung cuối tranh.
- GV tổng hợp nội dung bài học.
- Gọi 2 HS trình bày ghi nhớ.
3. Củng cố, dặn dò.
- Dặn HS cần điều khiển xe đạp an toàn và đi đúng phần đường của mình là bảo đảm an toàn cho mình và người khác.
- Nhận xét tiết học
- Giao nhiệm vụ về nhà.
- Lắng nghe.
- HS quan sát, thảo luận.
+ Những người đi xe đạp đi đúng phần đường của mình, khi qua đường tuân theo đèn tín hiệu và quan sát.
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến.
- 1 HS đọc phần nội dung, lớp dõi theo.
- HS quan sát, thảo luận.
+ Người đi đằng trước đã đi đúng phần đường của mình, người đi đằng sau chưa đi đúng phần đường của mình. 
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến.
- 1 HS đọc phần nội dung, lớp dõi theo.
- 2 HS trình bày ghi nhớ SGK.
- Nhận nhiệm vụ về nhà.
Tiết 3 Ngày soạn: 26-03-2016
Môn ATGT Ngày dạy: 27-03-2016
BÀI : CHỌN ĐƯỜNG ĐI AN TOÀN
VÀ PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG
I. Mục tiêu
	- HS biết những điều kiện an toàn và chưa an toàn của đường phố.
	- HS biết lựa chọn con đường đến trường đủ điều kiện an toàn để đi.
II. Đồ dùng dạy học
	- Hình minh họa SGK.
III. Các hoạt động dạy- học
TG
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
1'
12'
12'
12'
4'
1. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu mục tiêu, nội dung bài học.
2. Hướng dẫn các hoạt động
* HĐ 1: Đường phố có những điều kiện bảo đảm an toàn.
- GV cho HS quan sát H1 và trả lời câu hỏi:
+ Con đường an toàn là con đường như thế nào?
- GV kết luận.
- Gọi 1 HS đọc phần nội dung cuối tranh.
* HĐ 2: Những đường phố chưa đủ điều kiện an toàn.
- GV cho HS quan sát hình 2 trả lời câu hỏi:
+ Đường chưa đủ điều kiện an toàn là đường như thế nào?
- GV kết luận.
- Gọi 1 HS đọc phần nội dung cuối tranh.
* HĐ 3: Lựa chọn con đường đến trường an toàn.
- Cho HS quan sát hình 3, thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Em đi theo đường nào từ A đến B?
- GV tổng hợp ý kiến, chốt ý kiến đúng.
- Gọi 2 HS trình bày ghi nhớ.
3. Củng cố, dặn dò.
- Dặn HS cần chọn con đường an toàn để đi và quan sát xe trước khi qua đường,
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe.
- HS quan sát, đọc thông tin thảo luận trả lời câu hỏi
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
+ Con đường đủ điều kiện an toàn:
 - Đường trải nhựa hoặc bê tông, có nhiều làn đường, có giải phân cách, có đèn chiếu sáng, có biển báo hiệu giao thông, ...
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
- HS quan sát, đọc thông tin mục 2 thảo luận trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến.
+ Đường chưa đủ điều kiện an toàn là đường dốc, không phẳng, không thẳng, đường hẹp, không có vỉa hè, có nhiều vật cản, ... 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc phần nội dung, lớp dõi theo.
- HS thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến.
 - 2 HS trình bày ghi nhớ SGK.
- Nhận nhiệm vụ về nhà.
Tiết 4 Ngày soạn: 02-04-2016
Môn ATGT Ngày dạy: 04-04-2016
Bài : NGUYÊN NHÂN GÂY TAI NẠN GIAO THÔNG
I. Mục tiêu
	- HS biết những nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông và cách phòng tránh tai nạn giao thông.
	- HS có ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ một cách an toán.
II. Đồ dùng dạy học
	- Hình minh họa SGK.
III. Các hoạt động dạy- học
TG
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
1'
15'
15'
4'
1. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu mục tiêu, nội dung bài học.
2. Hướng dẫn các hoạt động
* HĐ 1: Đường phố có những điều kiện bảo đảm an toàn.
- GV cho HS quan sát H1,1 và nói về nội dung từng tranh.
- Cho HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi:
+ Những nguyên chính nào có thể dẫn đến tai nạn giao thông?
- GV kết luận các ý kiến
* HĐ 2: Phòng tránh tai nạn.
- GV cho HS đọc thông tin mục II và thảo luận, trả lời câu hỏi.
+ Để phòng tránh tai nạn giao thông ta cần đảm bảo điều gì?
- GV kết luận.
- Gọi 2 HS trình bày ghi nhớ.
3. Củng cố, dặn dò.
- Dặn HS cần tập trung chú ý khi thâm gia giao thông và chấp hành tốt luật giao thông đường bộ.
- Nhận xét tiết học, biểu dương những HS có tinh thần xây dựng bài.
- Nhắc HS chuẩn bị bài học sau: Bài 5 Em làm gì để giữ an toàn giao thông.
- Lắng nghe.
- HS quan sát, nói về nội dung tranh 1 và 2.
- HS đọc thông tin, thảo luận trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
+ Do người tham gia giao thông không chú ý tập trung.
+ Không hiểu hoặc không chấp hành luật lệ giao thông.
+ Do phương tiện giao thông không đảm bảo.
+ Do đường, do thời tiết. 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS đọc thông tin mục II, thảo luận trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến.
+ Luôn tập trung chú ý khi đi đường.
+ Cần có ý thức chấp hành luật giao thông.
+ Kiểm tra điều kiện của phương tiện tham gia giao thông.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 - 2 HS trình bày ghi nhớ SGK.
- Nhận nhiệm vụ về nhà.
Tiết 5 Ngày soạn: 09-04-2016
Môn ATGT Ngày dạy: 10-04-2016
Bài : EM LÀM GÌ ĐỂ GIỮ AN TOÀN GIAO THÔNG
I. Mục tiêu
	- HS biết phòng tránh tai nạn giao thông là nhiệm vụ của mọi nhà, biết lập phương án phòng tránh các tai nạn giao thông.
	- HS có ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ một cách an toàn.
II. Đồ dùng dạy học
	- Hình minh họa SGK.
III. Phương pháp dạy học
	- Quan sát, động não, đàm thoại, thảo luận nhóm.
IV. Các hoạt động dạy- học
TG
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
 2'
 15'
 15'
 3'
1. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu mục tiêu, nội dung bài học.
2. Hướng dẫn các hoạt động
* HĐ 1: Phòng tránh tai nạn GT
- GV cho HS quan sát H1,1 và nói về nội dung từng tranh.
- Cho HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi:
+ HS có nhiệm vụ gì trong việc phòng tránh tai nạn giao thông?
- GV kết luận các ý kiến
* HĐ 2: Lập phương án phòng tránh tai nạn giao thông.
- GV cho HS đọc thông tin mục II và thảo luận lập phương án phòng tránh tai nạn giao thông.
- GV nhận xét, biểu dương nhóm có phương án phòng tránh tai nạn giao thông hiệu quả.
3. Củng cố, dặn dò.
- Dặn HS cần tập trung chú ý khi tham gia giao thông và chấp hành tốt luật giao thông đường bộ.
- Nhắc HS chuẩn bị bài học sau: Bài 5 Em làm gì để giữ an toàn giao thông.
- Lắng nghe.
- HS quan sát, nói về nội dung tranh 1 và 2.
- HS đọc thông tin, thảo luận trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
+ Phải thực hiện đúng luật giao thông và phòng tránh tai nạn giao thông.
+ Khi đi xe đạp, xe máy nhớ đội mũ bảo hiểm để được an toàn.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS đọc thông tin mục II, thảo luận lập phương phòng tránh tai nạn giao thông.
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến.
.
- Nhận nhiệm vụ về nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_an_toan_giao_thong_lop_5_tiet_1_den_5_nam_2015_2016.doc