Giải thích hiện tượng trong hóa học 9

doc 14 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 8799Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giải thích hiện tượng trong hóa học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giải thích hiện tượng trong hóa học 9
GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG
Bài 1 : Khi trộn dung dịch AgNO3 với dung dịch H3PO4 không thấy tạo thành kết tủa. Nếu thêm NaOH vào thì thấy kết tủa màu vàng, nếu thêm tiếp tục dung dịch HCl vào thấy kết tủa màu vàng chuyển thành kết tủa màu trắng. Giải thích &viết phương trình phản ứng.?
Bài 2 : Muối X vừa tác dụng được với dung dịch HCl. Vừa tác dụng với dung dịch NaOH hỏi muối X thuộc loại muối gì (trung hoà hay axit) cho thí dụ minh hoạ.?
Bài 3 : A, B, C là các hợp chất của Na; A tác dụng được với B. tạo thành C khi cho C tác dụng với dung dịch HCl thấy bay ra khí CO2. Hỏi A, B, C là chất gì ? cho A, B, C lần lượt tác dụng với dung dịch CaCl2 (đặc) viết phương trình phản ứng.?
Bài 4 : Cũng như H2CO3 không bền bị phân huỷ ở nhiệt độ thường thành CO2 & H2O .Các hidrôxit của bạc và thuỷ ngân II cũng không bền. Vậy chúng phân huỷ thành những chất gì? Viết PTPƯ khi cho AgNO3 tác dụng với dd NaOH ?
 Bài 5: Giải thích các hiện tượng xảy ra và viết PTPƯ:
a)Sục từ từ khí CO2 hoặc SO2 vào nước vôi trong tới dư CO2 hoặc SO2 
b)Cho từ từ bột đồng kim loại vào dd HNO3 , lúc đầu thấy khí màu nâu bay ra , sau đó khí không màu bị hoá nâu trong không khí, cuối cùng thấy khí ngừng thoát ra
c) Cho vài giọt dd HCl đặc vào cốc đựng thuốc tím
Bài 6: Để làm sạch thuỷ ngân khỏi các tạp chất như : Zn, Al, Mg, Sn người at khuấy thuỷ ngân càn làm sạch với dd HgSO4 bảo hoà dư . Giải thích quá trình làm sạch bằng các PTPƯ ?
Bài 7: Tại sao nước Clo màu vàng, khi để lâu ngày trở thành không màu và có môi trường axit mạnh?
Bài 8: Nung hỗn hợp X gồm FeS2 và FeCO3 trong không khí tới phản ứng hoàn toàn thu được sản phẩm gồm 1 oxit sắt duy nhất và hỗn hợp 2 khí A , B. Nếu cho từng khí lội qua dd Ca(OH)2 từ từ tới dư thì có hiện tượng gì xảy ra. Giải thích & viết các PTPƯ. Trình bày phương pháp hoá học để nhận biết các khí A, B trong hỗn hợp của chúng?
Bài 9: Bột CuO bị lẫn ít bột than (hỗn hợp A)
a)Trình bày phương pháp vật lý để lấy riêng CuO
b) Lấy 1 ít hỗn hợp nung nóng trong chân không ( không có mặt oxi) tới khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giải thích sự biến đổi màu của hỗn hợp bằng các PTPƯ.Nếu nung nóng hỗn hợp A trong không khí thì hiện tượng xảy ra như thế nào? 	( HHCL)
Bài 10: 
Cho H2SO4 tác dụng với tinh thể NaCl đun nóng nhẹ , khí thoát ra được hoà tan vào nước tạo 1 dd A
Cho tác dụng 1 phần của dd A đun nóng với MnO2 , khí thu được cho lội vào nước được 1 dd B
Phần kia của dd A được đổ vào tinh thể Na2SO3 thu được 1 khí thứ 3, cho hoà tan vào nước được 1 dd C
Cho dd C tác dụng với dd B rồi thêm dd BaCl2 vào. Giải thích, viết tất cả các PTPƯ?
Bài 11: Giải thích các hiện tượng sau:
Khi sục Clo vào dd Xô- đa (Na2CO3) thấy có khí CO2 bay ra . Nếu thay Clo bằng khí SO2 hoặc SO3 hoặc H2S thì có hiện tượng trên không?. Giải thích?
Khi cho SO2 vào nước vôi trong thì thấy nước vôi bị vẫn đục, nếu nhỏ tiếp HCl vào lại thấy nước vôi trong lại. Nếu thay HCl bằng H2SO4 thì nước vôi có trong lại không?
Vì sao khi nhỏ H2SO4 đđ vào đường saccarôzơ thì đường bị hoá đen ngay lập tức Bài 12: Điện phân muối CaCl2 nóng chảy thu được chất rắn A và khí B . Cho A tác dụng với nước thu được dd D và khí C, Cho B tác dụng với khí C và lấy sản phẩm hoà tan vào nướcđược dd E . Sau đó đổ dd D vào dd E. Viết PTPƯ và giải thích sự đổi màu của giấy quì?
Bài 13: A là 1 chất rắn dẫn điện tốt, B là chất lỏng màu nâu đỏ không dẫn điện. Khi cho 2 chất tác dụng với nhau được 1 muối tan trong nước và dd có màu xanh. Khi điện phân dd muối đó lại được A , B . Vậy A, B là những chất nào?
Bài 14: Cho ba hợp chất của 1 kim loại A, B, C. Khi đốt nóng ở nhiệt độ cao cho ngọn lửa màu vàng. A tác dụng với CO2 tạo thành B, A tác dụng với B tạo thành C. Nung B ở nhiệt độ cao cho được CO2, CO2 tác dụng với dung dịch C cho ta B. A, B, C là chất gì? Viết PTPƯ.?
Bài 15: A là hợp chất vô cơ khi đốt nóng cho ngọn lửa màu vàng, nung nóng A ở nhiệt độ cao được chất rắn B hơi nước và khí C. C không màu, không mùi làm đục nước vôi trong. Biết chất rắn B cũng cho ngọn lửa màu vàng khi đốt nóng. Xác định A, B.?
Bài 16: A là hợp chất vô cơ, có nhiều ứng dụng trong ngành xây dựng. Nung nóng A được chất rắn B và khí C không màu, không mùi. Cho C lội qua nước vôi trong dư lại thấy xuất hiện chất rắn A. Xác định công thức hoá học A ?
Bài 17: X là 1 muối vô cơ thường dùng trong phòng thí nghiệm. Nung nóng 2 khí Y và Z trong đó Y không màu , không mùi không cháy . Còn Z là hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố hidrô và oxi. Xác định công thức X?
Bài 18: Muối A khi đốt cháy cho ngọn lửa màu vàng, nung nóng A được chất rắn B và có hơi nước thoát ra. A cũng như B đều tác dụng với HCl tạo khí C không màu, không mùi, không cháy. Xác định công thức hoáhọc A?
Bài 19: Cho 3 miếng nhôm vào 3 cốc đựng dd HNO3 nồng độ khác nhau 
Cốc 1: Có khi không màu bay ra và hoá nâu trong không khí 
Cốc 2: Thấy bay ra 1 khí không màu, không mùi, không cháy, hơi nhẹ hơn không khí
Cốc 3: Thấy khí thoát ra nhưng nếu lấy dd sau khi nhôm tan hết tác dụng với NaOH dư thấy thoát ra khí có mùi khai. Viết PTPƯ
Bài 20: Muối X vừa tác dụng được với dd HCl, vừa tác dụng với dd NaOH. Hỏi X thuộc loại muối trung hoà hay muối axit. Cho thí dụ?
Bài 21: Cho 2 đơn chất X, Y tác dụng với nhau thu được khí A có mùi trứng thối. Đốt cháy A trong khí oxi dư, thu được khí B có mùi hắc. A lại tác dụng với B tạo ra đơn chất X và khi cho X tác dụng với kim loai Fe ở nhiệt độ cao thu được chất C . Cho C tác dụng với dd axit HCl lại được khí A . Gọi tên X, Y, A, B, C. Viết PTPƯ?
Bài 22: Cho KMnO4 tác dụng dung dịch HCl thu được khí A có màu vàng lục. Cho khí A vào bình cầu đầy H2O úp ngược rồi đem ra ánh sáng thì được khí B và dung dịch C 
Cho ít bột kẽm tác dụng dung dịch C thu được khí D. Cho khí A & D tác dụng với nhau ngoài ánh sáng thu được khí E. Gọi tên A, B, C, D, E 
Bài 23: Nhiệt phân MgCO3 1 thời gian thu được chất rắn A và khí B. Hấp thụ khí B hoàn toàn vào dd NaOH được dd C. Dd C tác dụng được với BaCl2 & tác dụng được với KOH. Khi cho chất rắn A tác dụng với dd HCl lại có khí B bay ra. Viết các PTPƯ?
Bài 24: Cho 1 mẫu natri tác dụng với dd chứa Al2(SO4)3 và CuSO4 thu được khí A, dd B và kết tủa C. Nung kết tủa C hoàn toàn thu được chất rắn D. Cho H2 dư đi qua D nung nóng( phản ứng xảy ra hoàn toàn) thu được chất rắn E. Hoà tan E trong dd HCl dư thì E chỉ tan 1 phần. Giải thích & viết PTPƯ?
Bài 25: Nhỏ từ từ dd NaOH vào dd Al2(SO4)3 thấy dd vẫn đục , nhỏ tiếp tục dd NaOH vào thấy dd trong trở lại. Sau đó nhỏ từ từ dd HCl vào thấy dd vẩn đục, nhỏ tiếp HCl vào dd lại trở nên trong. Giải thích & viết PTPƯ?
Bài 26: Trình bày hiện tượng xảy ra & viết PTPƯ giải thích từng trường hợp:
Cho kim loại Na vào dd AlCl3 
Nhỏ từ từ dd KOH loãng vào dd Al2(SO4)3 
Nhỏ từ từ dd AlCl3 vào dd NaOH
Bài 27: Chia 1 dd H2SO4 làm 3 phần đều nhau . Dùng dd NaOH đề trung hoà vừa đủ phần 1. Viết PTPƯ xảy ra?
Trộn phần 2 và phần 3 vào nhau rồi rót vào dd thu được 1 lượng dd NaOH đúng bằng lượng dd NaOH đã dùng để trung hoà phần 1. Viết các PTPƯ & gọi tên sản phẩm?
Bài 28: Chỉ có CO2 , dd NaOH không rõ nồng độ và 2 cốc thuỷ tinh khắc độ. Hãy điều chế dd Na2CO3 không có lẫn NaOH hay NaHCO3 mà không dùng 1 phương tiện nào khác
Bài 29: Hoà tan hoàn toàn 1 hỗn hợp A gồm 2 oxit kim loại XO và Y2O3 vào nước thu được dd B chỉ chứa 1 muối duy nhất. Cho dd B phản ứng vừa đủ với Na2SO4 thu được dd C và 1 kết tủa Z không tan trong axit HCl. Bơm CO2 vào dd C thu được 1 kết tủa keo trắng. Giải thích, viết PTPƯ?
Bài 30: Giải thích, viết PTPƯ:
a)Nhỏ từ từ dd H3PO4 vào dd Ba(OH)2 
b)Nhỏ từ từ dd Ba(OH)2 vào dd H3PO4 
c) Nhỏ từ từ dd HCl vào dd Na2CO3 và ngược lại 
d) Nhỏ từ từ khí CO2 vào dd NaOH và ngược lại
Bài 31: Biết nitơ chỉ có 2 oxaxit là HNO2 và HNO3 . Khi cho NO2 là 1 oxit axit hỗn tạp tác dụng với dd NaOH thì thu được những muối gì? Viết PTPƯ
Bài 32: Đặt 1 cốc chứa H2SO4 đđ trên đĩa cân rồi cho cân thăng bằng bởi quả cân. Nếu để 1 thời gian ngoài không khí thấy cân nghiêng về phía axit. Vì sao?
Bài 33: Tại sao khí NO2 lội qua nước lại mất màu, khi gặp không khí lại đổi màu lại?
Bài 34: Tại sao khi điều chế CO2 trong phòng thí nghiệm người ta dùng NaHCO3 và H2SO4 đặc để được khí CO2 sạch và khô? 	 (BT11&12 )
Bài 35: X, Y, Z, T, Q là 5 chất khí có MX = 2, MY = 44, MZ= 64, MT = 28, MQ = 32
Y Khi cho bột A tan trong H2SO4 loãng thu được khíY
Y Khi cho bột B tan trong nước thu được khí X
Y Khi cho bột C tan trong nước thu được khí Q
Y Khi đun nóng bột D màu đen trong khí Y thu được khí T
Y Khi đun nóng bột E màu đen trong khí T thu được khí Y
Y Khi đun nóng bột G hoặc bột H, hay hoà tan G, H trong HNO3 thu được khí Z( trong G và H đều chứa cùng 1 kim loại)
 	Tìm X, Y, Z, T, A, B, C, D, E, G, H?
Bài 36: Khi trộn dung dịch Na2CO3 với dung dịch FeCl3 thấy có phản ứng xảy ra tạo thành 1 kết tủa màu nâu đỏ và giải phóng khí CO2. Kết tủa này khi bị nhiệt phân sẽ tạo ra 1 chất rắn màu nâu đỏ và không có khí CO2 bay lên. Viết phương trình phản ứng? 
Bài 37: Cho 1 luồng H2 dư đi lần lượt qua các ống đốt nóng mắc nối tiếp, mỗi ống chứa 1 chất: CaO, CuO, Al2O3, Fe2O3, Na2O.
Bài 38: Nêu hiện tượng xảy ra trong mỗi trường hợp sau và giải thích?
Cho CO2 lội chậm qua nước vôi trong, sau đó thêm nước vôi trong vào dung dịch thu được 
Hoà tan Fe bằng HCl và sục khí Cl2 đi qua hoặc cho KOH vào dung dịch và để lâu ngoài không khí 
Cho AgNO3 vào dung dịch AlCl3 và để ngoài ánh sáng .
Đốt pirit sắt cháy trong O2 dư và hấp thụ sản phẩm khí bằng nước Br2 hoặc bằng dung dịch H2S
Bài 39: Dung dịch A chứa CuSO4 và FeSO4 
Thêm Mg vào dd A thu được dd B có 3 muối tan 	
Thêm Mg vào dd A thu được dd C có 2 muối tan 
Thêm Mg vào dd A thu được dd D chỉ có 1 muối tan 
Giải thích mỗi trường hợp bằng phản ứng?
Bài 40: Đốt hỗn hợp C & S trong O2 dư thu được hỗn hợp khí A. 
 + Cho ½ A lội qua dd NaOH thu được dd B + khí C .
 + Cho khí C qua hỗn hợp chứa CuO, MgO nung nóng thu được chất rắn D và khí E.
 + Cho khí E lội qua dd Ca(OH)2 thu được kết tủa F và dd G. Thêm dd KOH vào dd G lại thấy có kết tủa F xuất hiện. Nung nóng G cũng thấy kết tủa F. Cho ½ A còn lại qua xúc tác nung nóng thu được khí M. Dẫn M qua dd BaCl2 thấy có kết tủa N. Xác định thành phần A, B, C, D, E, F, G, M, N, và viết tất cả PTPƯ xảy ra?
Bài 41: Có hiện tượng gì xảy ra khi cho đồng kim loại vào: 
Dd NaNO3 + HCl 
Dd CuCl2
Dd Fe2(SO4)3 
Dd HCl có O2 tan
Bài 42: Muối X đốt cháy cho ngọn lửa màu vàng. Đun nóng MnO2 với hỗn hợp muối X và H2SO4 đặc tạo ra khí Y có màu vàng lục. Khí Y có thể tác dụng với dd NaOH hoặc vôi bột để tạo ra 2 loại chất tẩy trắng A và B
Xác định X, Y và viết PTPƯ?
A và B có khả năng tẩy trắng nhờ tác dụng của CO2 khí quyển. Hãy viết PTPƯ để giải thích?
Viết PTPƯ để điều chế khí Y từ PƯ của KMnO4 với chất Z?
Bài 43: Người ta điều chế O2 và Cl2 từ KClO3 hoặc KMnO4 và MnO2 . Hỏi chất nào có hiệu suất tạo O2 và Cl2 cao hơn. Viết PTPƯ?
Bài 44: Hỗn hợp khí gồm CO, CO2, SO2 ( hỗn hợp A)
Cho A đi qua dd NaOH dư được khí B1 và dd B2 
Cho A đi qua dd H2S thu được kết tủa C2 và khí C1 
Cho A đi qua dd NaOH không dư thu được khí D1 và dd D2 
Trộn A với O2 dư . Đốt nóng bằng xúc tác thu được khí X. Hoà tan X bằng H2SO4 90% thu được khí Y và chất lỏng Z . Viết PTPƯ?
Bài 45: Cho Cl2 tan vào H2O thu được dd A. Lúc đầu dd A làm mất màu quì tím,để lâu thì dd A làm quì tím hoá đỏ. Hãy giải thích hiện tượng này
Bài 46: Khi cho dd H3PO4 tác dụng với dd NaOH thu được dd M 
 a) Hỏi M có thể chứa những muối nào? 
 b) Phản ứng nào có thể xảy ra khi thêm KOH vào dd M
 c) Phản ứng nào có thể xảy ra khi thêm H3PO4 ( hoặc P2O5 ) vào dd M?
 Viết các PTPƯ xảy ra? 
Bài 47: Hỗn hợp Al và Fe tác dụng với dd chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 thu được dd B và chất rắn D gồm 3 kim loại. Cho D tác dụng với dd HCl dư thấy có khí bay lên. Hỏi thành phần B và D. Viết PTPƯ?
Bài 48: Nung nóng đồng trong không khí 1 thời gian được chất rắn A. Hoà tan A bằng H2SO4 đặc nóng thu được dd B và khí C . Khí C tác dụng với dd KOH thu được dd D . D vừa tác dụng với dd BaCl2 vừa tác dụng NaOH. Cho B tác dụng với dd KOH. Viết các PTPƯ? 
Bài 49: Một dd A chứa a mol NaHCO3 và b mol Na2CO3	
+ Nếu thêm ( a + b) mol CaCl2 vào dd thu được m1 gam kết tủa
+Nếu thêm ( a + b) mol Ca(OH)2 vào dd thu được m2 gam kết tủa
So sánh m1 và m2 . Giải thích?
Bài 50: Có tồn tại không những hợp chất tạo thành 2 nguyên tố A, B có công thức là A2B và AB2. Nêu ví dụ và dẫn chứng tính chất hoá học và cơ bản của chúng. 
Bài 51: Có thể có những hiện tượng gì xảy ra khi cho kim loại A vào dd muối B. Viết các PTPƯ.? 	(BDTHCS)
Bài 52: Giải thích vì sao các kim loại kiềm đều mềm dễ cắt và nhiệt độ nóng chảy giảm từ Li đến Cs?
Bài 53: Tại sao phi kim ở dạng nguyên tử bao giờ cũng có tính hoạt động mạnh hơn ở dạng phân tử
Bài 54: Hoà tan bột Zn trong dd HNO3 loãng thu được dd A và hỗn hợp khí gồm N2 và N2O . Thêm NaOH dư vào dd A thấy có mùi khai bay ra.Viết các PTPƯ?
Bài 55: Nhận xét và giải thích có kèm theo PƯHH các hiện tượng thí nghiệm sau:
a) Cho từ từ 11,5g Na vào 100ml dd AlCl3 1M sau đó nhúng giấy quì vào dd tạo thành
b) Cho 1 mẫu Fe vào dd HCl, sau đó nhỏ dd CuSO4 vào 
c) Cho 1 lượng dd chứa 12,7g FeCl2 vào 1 lượng nước Br2 chứa 6g B2 nguyên chất. Sau khi phản ứng kết thúc, cho NaOH vào dd tạo thành
Bài 56: Tiến hành các thí nghiệm sau:
a) Cho miếng nhôm nguyên chất vào dd NaOH
b) Cho miếng nhôm nguyên chất vào dd H2SO4 loãng
c) Cho miếng nhôm có lẫn Cu vào dd H2SO4 loãng
+ Giải thích các quá trình xảy ra trong a, b, c. Bản chất hoá học của nhôm được thể hiện như thế nào trong a, b
+ Cho biết nồng độ dd H2SO4 cũng như các điều kiện khác trong 2 thí nghiệm đó như nhau. Hãy so sánh tốc độ thoát khí H2 trong các thí nghiệm b và c. Giải thích sự khác nhau về tốc độ thoát khí H2 trong 2 trường hợp đó
Bài 57: Trộn 1 dd chứa a mol chất A với 1 dd chứa b mol chất B. Để phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi cô cạn
+ Khi a = b. Trong bình phản ứng thu được 1 muối C không tan (thí dụ CaCO3)
+ Khi b > a. Trong bình phản ứng cũng thu được 1 muối C không tan
+ Khi b < a. Trong bình phản ứng thu được muối C không tan và 1 chất ít tan
Cho biết A, B có thể là những chất nào?
Bài 58: Một loại quặng C được tạo từ từ muối cacbonat của 2 kim loại A và B. Quặng C được dùng làm chất chảy để tách bẩn quặng có chứa Silic trong quá trình luyện gang. Kim loại A là 1 thành phần của hợp kim D có đặc tính nhẹ và bền, có vai trò quan trọng trong kỹ nghệ máy bay. B là thành phần của những hợp kim làm cút-xi-nê
a) Cho biết tên gọi của A, B, C, D. Thành phần hoá học chủ yếu của C và thành phần % nguyên tố trong D
b) Viết các PTPƯ Từ quặng C và các chất cần thiết nêu phương pháp và điều chế A
Bài 59: Khi phân huỷ bằng nhiệt 1 mol muối A cho 3 chất khí khác nhau, mỗi chất ứng với 1 mol. Biết rằng A bị phân huỷ ở nhiệt độ không cao và có PTK là 79. Xác định CTPT muối A?
Bài 60: Hai hợp chất A (X,Y) , B (Z,Y) trong đó X, Y, Z là 3 nguyên tố tạo thành 2 hợp chất có những tính chất sau: 
A (X,Y) + 12H2O Hidroxit A1 + Chất hữu cơ A2
B (Z,Y) + 2H2O 	 Hidroxit B1 ít tan + Chất hữu cơ B2
Có tỉ lệ: 
2A2 	B2 + 3H2
 A1 tan trong dung dịch B1 tạo muối A3 không chứa hidro trong phân tử:
MA = MB + 14
MA= MA + 80
a) Lập luận tìm CTPT, CTCT và tên gọi của A, B. Viết phương trình phản ứng.
b) Cho biết phương trình điều chế A,B ?
c) Nêu hai phương pháp hoá học khác nhau để phân biệt 2 chất A, B
Bài 61:	 a) Khi hoà tan từng chất NaCl, NH4Cl, Na2CO3 trong nước. Dd có môi trường gì? Giải thích?
b) Giải thích vì sao khi cho AlCl3 vào dd xô-đa ta thu được Al(OH)3 
c) Tại sao khi cho H2SO4 đặc nóng tác dụng với kim loại ví dụ: Mg, luôn cho khí SO2
d) Tại sao người ta dùng phèn nhôm để làm trong nước? Giải thích?
e) Giải thích thạch nhũ được tạo ra trong tự nhiên?
Bài 62: Một nguyên tố A có thể tạo ra 3 axit có hoá trị khác nhau -a, +2a, +3a. Phân tử lượng của 1 trong 3 axit là 34 đvC
a) Xác định a và công thức phân tử của 3 axit
b) Viết phản ứng điều chế 3 axit từ 1 muối sắt thích hợp?	 	 (H. Đại Cương)
Bài 63: Cho 5g CaO tác dụng hết với 100ml nước cất trong 1 chiếc cốc, khuấy đều hỗn hợp để phản ứng xảy ra hoàn toàn, để yên cốc trong 1 thời gian ngắn , thấy kết tủa trắng lắng xuống đáy cốc phần trên là dd. Để cốc ra ngoài trời vài ngày thấy trên mặt dd trong cốc có 1 lớp váng trắng. Hãy giải thích hiện tượng và viết các PTHH xảy ra. Biết độ tan của Ca(OH)2 ở 250C là 0,153g . Khối lượng riêng của nước là 1 g/ml
Bài 64: Cho bột Al tác dụng hết với dd NaOH dư, đun nóng giải phóng khí B không màu, không mùi. Cho 1 dòng khí CO2 đi qua dd thấy kết tủa trắng xuất hiện. Thêm dd HCl vào khuấy đều lại thấy kết tủa đó tan hết. Viết các PTHH xảy ra ?
Bài 65: Khi cho hỗn hợp Al và Fe tác dụng với dd CuSO4 khuấy kĩ để phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dd của 3 muối tan và chất kết tủa. Viết các PTHH xảy ra, cho biết thành phần dd và kết tủa gồm những chất nào ?
Bài 66: Cho hỗn hợp gồm Mg và Fe tác dụng với dd CuCl2 , khuấy kĩ để phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dd và kết tủa gồm 2 kim loại . Viết các PTHH xảy ra , cho biết thành phần của dd thu được gồm những chất nào ?
Bài 67: Cho lượng Fe dư tác dụng với dd H2SO4 đặc, đun nóng và khuấy đều, lúc đầu thấy giải phóng khí SO2 , sau đó giải phóng khí H2. Khi phản ứng kết thúc lọc bỏ Fe dư lấy dd màu xanh nhạt tác dụng với dd NH3 dư tạo thành kết tủa màu trắng hơi xanh,kết tủa này chuyển dần thành màu vàng và màu nâu đỏ khi tiếp xúc không khí	 (NV&RL)
Bài 68: Trong phòng thí nghiệm người ta thường dùng các hoá chất là H2SO4 đặc, CaO để làm khô các chất khí . Hỏi phải dùng chất nào để làm khô các khí ẩm sau đây: SO2, CO2, O2 . Hãy giải thích sư lựa chọn đó ?	(LG/167)
Bài 69: a) Hãy cho biết giá trị của pH (< 7, =7 , 7 ) trong các dd sau:
+ Nước tinh khiết để ngoài không khí (CO2 trong không khí hoà tan vào nước)
+ Nước tinh khiết
+ Nước vôi
+ Giấm
b) Thực hiện 2 t

Tài liệu đính kèm:

  • docBT_Giai_thich_hien_tuong_9.doc