Ngày soạn: 29/8/2011 Ngày dạy: 5/9/2011 TIẾT 15+16: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 VĂN TỰ SỰ I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: Hs tạo lập văn bản tự sự trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả và một số biện pháp nghệ thuật. 2. Kỹ năng: Rèn cho Hs kĩ năng viết bài văn tự sự diễn cảm, cảm xucsn chân thật gồm đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết luận. 3. Thái độ: Giáo dục Hs ý thức làm bài nghiêm túc, trung thực. II. Chuẩn bị. Gv: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài, nghiên cứu ra đề, đáp án. Hs: Ôn tập văn bản tự sự. III. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Bài mới I. Ma trận đề: Mức độ Nộidung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Nội dung 1: Lí thuyết Học sinh nhớ được các phương tiện liên kết các đoạn văn trong văn bản. Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1 Số điểm: 2 Số câu:1 Tỉ lệ=20% Nội dung 2: Thực hành luyện tập Viết bài văn tự sự về thầy, cô giáo để lại ấn tượng đẹp trong lòng em có sử dụng các phương tiện liên kết đoạn. Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1 Số điểm: 8 Số câu: 1 Tỉ lệ= 80% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1 Số điểm: 2 20 % Số câu Số điểm % Số câu: 1 Số điểm: 8 80 % Số câu:2 Số điểm:10 100 % Đề bài: Câu 1(2đ): Nêu các phương tiện liên kết các đoạn trong đoạn văn. Câu 2(8đ): Hãy kể về thầy giáo, cô giáo để lại ấn tượng đẹp trong lòng em? II. Đáp án và biểu điểm Câu 1(2đ). Các phương tiện liên kết các đoạn văn trong văn bản là: -Dùng từ ngữ có tác dụng liên kết: quan hệ từ, đại từ chỉ từ, các cụm từ thể hiện ý liệt kê, so sánh, đối lập, tổng kết, khái quát -Dùng câu nối. Câu 2. (8đ) - Phần mở bài: Giới thiệu chung về thầy giáo, cô giáo để lại ấn tượng đẹp trong lòng em. (1đ). - Phần thân bài (4đ) + Tả ngoại hình, tính cách, sở thích của thầy, cô giáo (1đ). + Kể lại những kỉ niệm sâu sắc, đẹp làm em nhớ mãi về thầy, cô giáo đó(2đ). + Tình cảm, sự quan tâm của thầy cô giáo đối với em. (1đ). - Phần kết bài: Khẳng định tình cảm của em đối với thầy, cô giáo(1đ). - Hình thức 2 điểm: + Có sử dụngj các phương tiện liên kết đoạn (1đ). + Trình bày sạch đẹp, rõ ràng, không sai chính tả (1đ). 4. Củng cố: Thu bài nhận xét giờ kiểm tra. 5. Hướng dẫn: Soạn bài: Từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội. Ngày soạn: 19/09/2011 Ngày dạy: 22/09/2011 TUẦN 6 Tiết 24: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 I.MTCĐ: 1.Kiến thức: Giúp HS đánh giá được những ưu điểm và hạn chế trong bài làm của mình. 2.Kĩ năng: Rèn luyện cho HS khả năng nhận biết và sửa chữa những hạn chế, đồng thời phát huy được những ưu điểm mà bản thân đã có. 3.Thái độ: Biết trân trọng những gì mình đã đạt được trong bài làm và có ý thức nỗ lực ở những bài kiểm tra sau. II. Chuẩn bị: - GV: Xấp bài viết tập làm văn số 1 đã chấm.Phát hiện những ưu điểm, hạn chế của từng em. - HS: Cố gắng nhớ lại những nội dung mình đã làm bài để tiện cho việc sửa chữa. III.CÁC BƯỚC LÊN LỚP: HĐ 1: Ghi đề lên bảng: Đề bài: Câu 1(2đ): Nêu các phương tiện liên kết các đoạn trong đoạn văn. Câu 2(8đ): Hãy kể về thầy giáo, cô giáo để lại ấn tượng đẹp trong lòng em? HĐ 2: Ôn lại kiến thức về một bài văn tự sự. -Nêu dàn bài của một bài văn tự sự -Yêu cầu về diễn đạt. HĐ 3: Nhận xét: + Ưu điểm: -Đa số các em được đặc trưng của thể loại và yêu cầu của đề. -Nêu được tình cảm đẹp, những kỉ niệm đối với thầy giáo, cô giáo. -Kể có trình tự, biết xoay quanh chủ đề. -Các em biết lựa chọn ngôi kể thứ nhất. + Hạn chế: -Nhiều bài trình bày chưa đúng yêu cầu: còn gạch đầu dòng. -Có bài còn viết tắt, viết sai lỗi chính tả. -Cảm xúc không chân thực, có bài còn chép nguyên văn truyện của Thanh Tịnh. -Viết hoa tùy tiện, lặp từ nhiều, chữ viết xấu, trình bày cẩu thả. -Nhiều bài viết còn lan man, xa đề. HĐ 4: Sửa lỗi: Quyên – quên giậy – dạy sơn trường – sân trường HĐ 5: Thống kê kết quả: Lớp Giỏi Khá TB Yếu Kém 8A(40) 3 5 15 10 7 8B(40) 0 9 9 9 13 GV trả bài, dành thời gian cho HS sửa lỗi và đọc những bài khá, giỏi cho HS tham khảo *Xem lại bài viết, sửa lỗi. * Dặn dò: Soạn bài: Đánh nhau với cối xay gió
Tài liệu đính kèm: