Đề và đáp án thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Phòng GD & ĐT Bình Lục

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 716Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề và đáp án thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Phòng GD & ĐT Bình Lục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề và đáp án thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Phòng GD & ĐT Bình Lục
PHÒNG GIAO DUC ĐÀO TẠO
 BÌNH LỤC
 ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
 (Đề đề xuất)
 MÔN : NGỮ VĂN
 Thời gian làm bài : 120 phút
Câu 1 ( 1,5 điểm )
 Đọc kĩ truyện cười sau: 
 CHIẾM HẾT CHỖ
 Một người ăn mày hom hem, rác rưới, đến cửa nhà giàu xin ăn. Người nhà giàu không cho,lại còn mắng:
 - Bước ngay! Rõ trông như người ở dưới địa ngục mới lên ấy!
 Người ăn mày nghe nói, vội trả lời:
 - Phải, tôi ở dưới địa ngục mới lên đấy!
 Người nhà giàu nói :
 - Đã xuống địa ngục, sao không ở hẳn dưới ấy, còn lên đây làm gì cho bẩn mắt ?
 Người ăn mày đáp:
Thế không ở được nên mới phải lên. Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết cả chỗ rồi !
 (Theo Trương Chính – Phong Châu, Tiếng cười dân gian Việt Nam)
Câu nói nào của người ăn mày chứa hàm ý?
Viết một đoạn văn ngắn ( 5 đến 7dòng) trình bày suy nghĩ của em về câu chuyện trên.
 Câu 2 ( 2,0 điểm ) :
 Đoạn kết trong sách giáo khoa Ngữ văn 9 có câu :
 Vẫn còn bao nhiêu nắng 
 a. Chép tiếp những câu thơ còn lại để hoàn chỉnh khổ thơ . Cho biết khổ thơ đó được trích trong bài thơ nào ? Tác giả là ai ? 
 b. Em hiểu thế nào về hai dòng thơ cuối bài?
Câu 3 (2,5 điểm ) :
 Nhà hoạt động chính trị Vũ khoan nhắc nhở thế hệ trẻ: “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” (chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới - Vũ Khoan, SGK Ngữ văn 9, tập1). Hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ về việc “chuẩn bị hành trang” của em.
Câu 4 (4,0 điểm ) :
Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng là một câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng.
 Phân tích đoạn trích đã học để làm rõ.
 ___ HẾT ___
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI TUYỂN SINH THPT
Môn : NGỮ VĂN – Lớp 9
Câu
 ĐÁP ÁN
B.điểm
1
Về hình thức:
- Trình bày dưới dạng một bài văn ngắn, có bố cục ba phần; chữ viết rõ ràng, sạch đẹp; văn phong lưu loát; không mắc lỗi.
Về nội dung:
a. Câu nói chứa hàm ý: “Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết cả chỗ rồi!”
b. Chỉ ra được thực trạng thối nát của xã hội phong kiến: Coi trọng người giàu
- Thái độ vô cảm của những kẻ giàu có 
- Ngôn ngữ, giọng điệu hách dịch, miệt thị.
- Thấy được sự khốn khổ của những người ăn mày
- Phê phán, lên án xã hội nghèo nàn tình thương. Cảm thông với những số phận bất hạnh của những con người nghèo khổ.
a. Chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo: 
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi
 Khổ thơ trên được trích trong bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh
b. Ý nghĩa tả thực về thiên nhiên: hiện tượng sấm hàng cây lúc sang thu
 Tính ẩn dụ của hình ảnh: sấm: những vang động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời; hàng cây đứng tuổi: con người từng trải
(1.5 )
(0.25 )
(0,5)
(0.75)
(2.0)
(0,5)
(0.5)
(0.5)
(0.5)
3
1. Về kĩ năng
- Viết đúng thể thức của một bài văn ngắn, đúng kiểu bài nghị luận xã hội. 
- Lập luận chặt chẽ; luận điểm rõ ràng. 
- Diễn đạt lưu loát; liên hệ mở rộng tốt. 
- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả. 
2. Về kiến thức: học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần làm rõ được các yêu cầu cơ bản sau: 
- Cần chuẩn bị hành trang như thế nào?
- Hành trang em cần trước hết là một vốn văn hóa sâu sắc tinh tế
-Vốn tri thức phong phú đa dạng nhưng cũng cần chuyên sâu đầy đủ
- Cần có sự chuyên sâu trong lĩnh vực chuyên môn của mình để tạo ra hiệu quả công việc lớn nhất
- Ngay từ bây giờ cần phải chăm chỉ học tập, rèn luyện và tích cực tìm tòi, học hỏi nhiều hơn nữa trong xã hội học tập.
(2.5)
(0.5)
(2.0)
4
1) Về kỹ năng:
- Thể loại: Thuộc kiểu bài chứng minh một tác phẩm văn học.
- Bố cục: Cân đối, kết cấu chặt chẽ.
- Diễn.đạt: Văn viết phải lưu loát, đúng chính tả, đúng ngữ pháp, trình bày sạch đẹp. rõ ràng, có cảm xúc.
- Phương pháp; Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận chứng minh ( luận điểm rõ ràng, có sức thuyết phục. học sinh phải biết cách trích dẫn chứng và phân tích các dẫn chứng đã nêu.)
2) Về nôi dung 
* Hoàn cảnh của câu chuyện 
- Ông Sáu đi kháng chiến, xa nhà nhiều năm. Ông chưa được biết mặt đứa con gái – bé Thu
- Tám năm sau, một lần về thăm nhà trước khi đi nhận công tác mới ông được gặp con nhưng bé Thu nhất định không chịu nhận ông Sáu là cha.
*Tình cảm của bé Thu dành cho ông Sáu 
+ Thoạt đầu khi thấy ông Sáu vui mừng, vồ vập nhận bé Thu là con Thu tỏ ra ngờ vực lảng tránh và lạnh nhạt xa cách 
+ Cô bé đã tỏ thái độ ngang ngạnh, thậm chí hỗn xược với ông Sáu. 
+ Được bà ngoại trò chuyện, tìm ra lí do Thu không nhận ông Sáu là cha và khuyên nhủ, cô bé đã thay đổi thái độ . Trước khi ba lên đường, cô bé đã cất tiếng gọi “ba” và thể hiện tình cảm yêu quý một cách mãnh liệt.
à Sự ương ngạnh và hành động của Thu không đáng trách. Cô bé không nhận ông Sáu là cha vì cô bé chỉ nhớ một người duy nhất là cha, đó là người chụp chung ảnh với má. Ông Sáu có thêm vết thẹo trên má khi bị thương nên khác người trong ảnh. Đó thưch sự là tình yêu thương sâu sắc và cảm động mà Thu dành cho người cha của mình.
* Tình cảm của ông Sáu dành cho con
+ Gặp lại con sau bao năm xa cách, ông Sáu hết sức vui mừng.
+ Trước thái độ lạnh nhạt, ông đã đau khổ cảm thấy bất lực.
+ Có lúc giận quá, không kìm được ông đã đánh con, và ân hận mãi vì việc làm đó.
+ Xa con, ông dồn hết tình cảm yêu thương vào việc hoàn thành chiếc lược cho con.
+ Trước khi hy sinh, ông dồn hết sức lực còn lại gửi người bạn mang cây lươc về cho con gái.
à Tình cảm yêu thương cha sâu sắc, dứt khoát, rạch ròi đầy cá tính của bé Thu và tình cảm yêu thương con sâu nặng của ông Sáu làm cho người đọc xúc động và thấm thía nỗi đau thương mất mát, éo le do chiến tranh gây ra.
(4.0)
(0.5)
(0.5)
(1.5)
(1.5)

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_tuyen_sinh_vao_10_mon_van.doc