Đề kiểm tra định kì Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Bình Châu

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 499Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Bình Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra định kì Ngữ văn lớp 9 - Trường THCS Bình Châu
KIỂM TRA NGỮ VĂN LỚP 9 THỜI GIAN 45 PHÚT
Tiết: 130/ PPCT
THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ:
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thơng hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
TN
TL
Tổng hợp
- Nhớ được tên tác giả, tác phẩm.
- Nhớ được hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
- Hiểu được nội dung của tác phẩm.
Số câu, số điểm
Câu 1(1,0đ)
Câu 2.3(0.25đ)
Câu 2.4 (0,25đ)
3
Viếng lăng Bác
Nhớ được năm sáng tác.
Nhớ và chép đúng khổ thơ
Hiểu được nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Hiểu nội dung và nghệ thuật.
Biết viết đoạn văn ngắn 
Số câu, số điểm 
Câu 2.1
(0.25đ)
Câu 1 TL (1đ)
Câu 2.2 (0.25đ)
Câu 2.7 (0.25đ)
Câu 1 TL (1.5đ)
Câu 1 TL (0.5đ)
3
1
Nói với con
Hiểu được nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Số câu, số điểm 
Câu 2.5 (0.25đ) 
1
Sang thu
Hiểu được sự cảm nhận tinh tế của tác giả qua các từ ngữ, hình ảnh 
Biết viết đoạn văn ngắn đđúng theo yêu cầu 
Phân tích được sự cảm nhận tinh tế của tác giả 
Số câu, số điểm 
Câu 2 TL (2.0đ)
Câu 2 TL (1.0đ)
Câu 2 TL (1.0đ)
1
Con cò
Hiểu được nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Số câu, số điểm 
Câu 2.6 (0.25đ)
Câu 2.8 (0.25đ)
2
Tổng số câu ,số điểm
1.5đ
1.0đ
1,5 đ
3.5đ
1.5đ
1đ
9
2
Tỉ lệ
15%
10%
15%
35%
15%
10%
TRƯỜNG THCS BÌNH CHÂU
Lớp: ..
Họ và tên: ................
 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
 Môn: Ngữ văn 9 (Phần thơ) 
 Tiết: 130 /PPCT
 Thời gian: 15 phút (phần TN)
Điểm:
 TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
 Câu 1: Sắp xếp lại cho đúng tên tác giả của từng bài thơ bằng cách nối các ý ở hai cột lại với nhau.
Tên bài thơ
Nối
Tác giả
 1. Mùa xuân nho nhỏ
 2. Viếng lăng Bác
 3. Sang thu
 4. Nói với con 
1..............
2..............
3..............
4..............
a. Viễn Phương
b. Y Phương
c. Chế Lan Viên
d. Thanh Hải
e. R. Ta – go
f. Hữu Thỉnh
 Câu 2: Hãy khoanh tròn chỉ một chữ cái đầu câu trả lời mà em cho là đúng.
 2.1. Bài thơ Viếng lăng Bác được sáng tác vào năm nào ?
 a. 1974 b. 1975 c. 1976 d.1977
 2.2. Tác giả sử dụng phép tu từ nghệ thuật nào trong hai câu thơ :
 “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.”
 a. So sánh b. Ẩn dụ c. Điệp ngữ d. Hoán dụ.
 2.3. Bài thơ nào sau đây được nhà thơ sáng tác trước lúc qua đời ?
 a. Con cò b. Viếng lăng Bác c. Mùa xuân nho nhỏ d. Nói với con.
 2.4. Dòng nào sau đây nêu đủ tên các bài thơ có nội dung đề cập đến tình cảm cha mẹ đối với con cái ?
 a. Sang thu, Con cò. 	 	b. Viếng lăng Bác, Nói với con, Sang thu. 
 c. Con cò, Nói với con.	d. Mây và sóng, Con cò, Nói với con.
 2.5. Ý nghĩa nào sau đây là của câu thơ “Vách nhà ken câu hát” ?
 a. Người đồng mình sống lạc quan	c. Người đồng mình yêu thiên nhiên. 
 b. Người đồng mình khéo tay, yêu cái đẹp.	d. Người đồng mình sống nhân hậu.
 2.6. Bài thơ “Con cò” được sáng tác trên cơ sở nào ?
 a. Những câu hát ru quen thuộc.	 c. Hình ảnh con cò trong những lời ru.	 
 b. Hình ảnh con cò trong ca dao.	 d. Những bài thơ viết về loài vật. 
 2.7. Câu thơ “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi” muốn khẳng định :
 a. Trời xanh là vĩnh cửu.	c. Bác Hồ trường tồn mãi mãi như trời xanh. 
 b. So sánh Bác Hồ với trời xanh bao la.	d. Tình thương nhớ Bác như trời xanh. 
 2.8. Hình ảnh con cò trong ca dao được đưa vào đoạn một của bài thơ “Con cò” theo cách nào ?
 a. Chỉ lấy vài chữ trong bài ca dao.	c. Dẫn cả bài ca dao. 
 b. Dẫn nguyên cả câu trong bài ca dao.	d. Chỉ mượn hình ảnh con cò trong bài ca dao. 
TRƯỜNG THCS BÌNH CHÂU
Lớp: ..
Họ và tên: ................
 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
 Môn: Ngữ văn 9 (Phần thơ) 
 Tiết: 130 /PPCT
 Thời gian: 30 phút (phần TL)
Điểm:
PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm) 
 Câu 1. (3 điểm) Hãy chép thuộc lòng khổ thơ thứ hai của bài “Viếng lăng Bác”. Nêu nội dung và nghệ thuật của khổ thơ ấy. 
 Câu 2. (4 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 8 đến 12 câu) phân tích sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự biến chuyển trong không gian lúc sang thu ở khổ thơ :
	“Bỗng nhận ra hương 
	Phả vào trong gió se
	Sương chùng chình qua ngõ
	Hình như thu đã về.”
 (Sang thu, Hữu Thỉnh) 
Bài làm:
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM:
Câu 1. (1.0 điểm). Nối tên tác giả với tác phẩm. Mỗi ý đúng đạt 0.25đ.
Tên bài thơ
1
2
3
4
Đáp án
d
a
f
b
Câu 2. (2.0 điểm). Mỗi câu khoanh tròn đúng đạt 0.25đ.
Câu
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
2.8
Đ. án
c
b
c
d
a
b
c
a
B. PHẦN TỰ LUẬN:
 Câu 1. (3 điểm).
 - Chép đúng khổ thơ đạt 1 điểm. (Mỗi câu đạt 0.25đ).
 “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
 Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
 Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.”
 - Nêu được nội dung và nghệ thuật của khổ thơ đạt 1.5 điểm. (Mỗi ý đạt 0.75 điểm).
 + Ngợi ca công lao to lớn đồng thời thể hiện tình cảm thành kính, thiêng liêng của nhân dân, của nhà thơ đối với Bác.
 + Sử dụng phép ẩn dụ đẹp, đặc sắc, đầy sáng tạo.
 	- Trình bày sạch đẹp rõ ràng, không mắc các lỗi đạt 0.5điểm. 
 Câu 2. ( 4 điểm).
 a. Về hình thức: (1.0đ)
 - Trình bày bằng đoạn văn ngắn đúng khoảng 8 – 12 câu, có thể dùng đoạn diễn dịch, quy nạp hoặc tổng – phân – tổng.
 - Đoạn văn diễn đạt mạch lạc, tự nhiên, không mắc lỗi về diễn đạt.
 b. Về nội dung: (3.0đ)
 - Phân tích để thấy sự biến chuyển trong không gian được nhà thơ cảm nhận tinh tế qua hương ổi chín đậm, nồng nàn phả vào gió se, lan tỏa trong không gian và qua làn sương mỏng “chùng chình” chuyển động chầm chậm, nhẹ nhàng nơi đầu ngõ, đường thôn. (2.0đ).
 - Trạng thái cảm giác về mùa thu đến của nhà thơ được diễn tả qua các từ “bỗng”, “hình như” mở đầu và kết thúc khổ thơ, đó là sự ngạc nhiên thú vị như còn chưa tin hẳn. (1.0đ).
 GVBM
 Nguyễn Xuân Vĩnh

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_KT_tiet_130_mon_Ngu_van_9.doc