Đề và đáp án thi thử THPT quốc gia môn Vật lí năm 2017 - Trường THPT Trần Phú

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 570Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề và đáp án thi thử THPT quốc gia môn Vật lí năm 2017 - Trường THPT Trần Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề và đáp án thi thử THPT quốc gia môn Vật lí năm 2017 - Trường THPT Trần Phú
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2017
 TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ Bài thi: Khoa học tự nhiên; Môn: Vật lí
 Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian giao đề)
 (ĐỀ MINH HỌA)
Câu 1:Một con lắc lò xo gồm vật nặng có khối lượng m và lò xo có độ cứng k, dao động điều hoà với chu kỳ là
A. .	B. .	C. 	D. .
Câu 2: Một chất điểm dao động điều hòa với biên độ A, tần số góc , pha ban đầu . Phương trình của dao động của chất điểm đó là
A. .	B. .	C. .	D. .
Câu 3: Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa có phương trình lần lượt là và . Biên độ và pha ban đầu của dao động tổng hợp lần lượt là
A. 2 cm, rad.	B. 2 cm, rad.	C. 10 cm, rad.	D. 10 cm, rad.
Câu 4: Cho một sóng ngang có phương trình sóng là: , trong đó x tính bằng m, t tính bằng giây. Bước sóng là
A. λ = 4 m.	B. λ = 30 m.	C. λ = 0,1 mm.	D. λ = 30 mm.	
Câu 5: Phát biểu nào sau đây về sóng cơ là sai?
A. Sóng dọc là sóng có các phần tử môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng.
B. Sóng cơ là quá trình lan truyền dao động cơ trong một môi trường liên tục.
C. Bước sóng là quãng đường mà sóng truyền đi được trong một chu kì.
D. Sóng ngang là sóng có các phần tử môi trường dao động theo phương ngang.
Câu 6: Loa của một máy thu thanh gia đình có công suất tối đa là 3,14 W. Biết cường độ âm chuẩn là 
I0=10-12 W/m2. Mức cường độ âm lớn nhất mà loa đó tạo ra tại một điểm cách máy 50 m là
A. 8 dB. 	B. 10 dB.	C. 8 B. 	D. 10 B. 
Câu 7: Đặt điện áp (V) vào hai đầu một cuộn cảm thuần có độ tự cảm L= Cường độ dòng điện hiệu dụng qua cuộn cảm là
	A. 2 A.	B. 2,2 A.	C. 2,2 A.	D. 1 A.
Câu 8: Một dòng xoay chiều: i =cos(100πt) (A) chạy qua một cuộn dây thuần cảm có ZL = 50 Ω thì điện áp tức thời giữa hai đầu cuộn dây có dạng:
 A. u = 50coscos(100πt - π/2) (V). 	B. u = 50cos(100πt + π/2)(V). 
 C. u = 50cos100πt(V). 	D. u = 50 cos(100πt + π/2) (V).
Câu 9: Điều kiện để xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện trong đoạn mạch RLC mắc nối tiếp được diễn tả theo biểu thức nào sau đây? 
 A. ω = 1/(LC).	 B.f = 1/().	 C. ω2 =1/.	 D. f2 = 1/(2LC). 
Câu 10: Phát biểu nào sau đây về tính chất của sóng điện từ là không đúng?
 A. Sóng điện từ là sóng ngang. B. Sóng điện từ mang năng lượng.
 C. Sóng điện từ có thể phản xạ, khúc xạ, giao thoa... 
 D. Sóng điện từ không truyền được trong chân không.
Câu 11: Chọn câu đúng. Trong các thiết bị điện tử sau đây, trường hợp nào có cả máy phát và máy thu vô tuyến?
 A. Máy thu thanh. 	B. Máy thu hình (TV). 
 C. Điện thoại di động. 	D. Dụng cu điều khiển tivi từ xa.
Câu 12: Mạch dao động LC có chu kỳ T=, tụ điện có điện dung C= 4 F. Độ tự cảm của cuộn dây là
 A. L= 6,25.10.	B. L= 6,25.10.	C. L= 6,25.10.	D. L= 6,25 mH.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tia X?
A. Tia X là một loại sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn cả bước sóng của tia tử ngoại.
B. Tia X không có khả năng đâm xuyên.
C. Tia X là một loại sóng điện từ phát ra từ những vật bị nung nóng đến nhiệt độ khoảng 5000C.
D. Tia X được phát ra từ đèn điện.
Câu 14: Chọn phát biểu sai khi nói về máy quang phổ lăng kính?
A. Hệ tán sắc có tác dụng phân tích chùm sáng phức tạp thành những thành phần đơn sắc.
B. Cấu tạo của hệ tán sắc gồm một hoặc nhiều lăng kính.
C. Ống chuẩn trực có tác dụng làm hội tụ các chùm đơn sắc khác nhau.
D. Buồng tối có cấu tạo gồm một thấu kính hội tụ và một tấm kính ảnh đặt ở tiêu diện ảnh của thấu kính.
Câu 15: Một bức xạ khi truyền trong thủy tinh có bước sóng là 0,4 m, khi truyền trong chân không có bước sóng là . Biết chiết suất của thủy tinh đối với bức xạ là 1,5. Giá trị của là
 Á. 400 nm. B. 600 nm. C. 750 nm. D. 267 nm.	
 Câu 16: Chọn câu Đúng. Theo thuyết phôtôn của Anh-xtanh, thì năng lượng
A. của phôtôn không phụ thuộc vào bước sóng.	B. của một phôtôn bằng một lượng tử năng lượng. 
C. giảm dần khi phôtôn ra xa dần nguồn sáng. 	D. của mọi phôtôn đều bằng nhau. 
Câu 17: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hiện tượng quang dẫn?
A. Một trong những ứng dụng quan trọng của hiện tượng quang dẫn là việc chế tạo đèn ống (đèn nêôn).
B. Trong hiện tượng quang dẫn, năng lượng cần thiết để giải phóng êlectron liên kết thành êlectron tự do là rất lớn.
C. Hiện tượng quang dẫn là hiện tượng giảm mạnh điện trở của chất bán dẫn khi bị chiếu sáng.
D. Trong hiện tượng quang dẫn, êlectron được giải phóng ra khỏi khối chất bán dẫn.
Câu 18: Công thoát electron của một kim loại là A = 4eV. Biết h=6,625.10-34 J.s, c = 3.10-8 m/s. Giới hạn quang điện của kim loại này là:
	A. 0,28 μm.	B. 0,31 μm.	C. 0,35 μm.	D. 0,25 μm.
Câu 19: Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ
A. các prôtôn.	B. các prôtôn, nơtrôn và electron C. các nơtrôn.	D. các nuclôn.
Câu 20: Giả sử hai hạt nhân X và Y có độ hụt khối bằng nhau và số nuclôn của hạt nhân X lớn hơn số nuclôn của hạt nhân Y thì
A. năng lượng liên kết của hạt nhân X lớn hơn năng lượng liên kết của hạt nhân Y.
B. hạt nhân X bền vững hơn hạt nhân Y.
C. năng lượng liên kết riêng của hai hạt nhân bằng nhau. D. hạt nhân Y bền vững hơn hạt nhân X.
Câu 21: Tìm phát biểu sai. Tia b-
A. là dòng hạt mang điện tích âm.	B. có vận tốc gần bằng vận tốc ánh sáng.
C. có bản chất giống với bản chất của tia Rơnghen.	D. làm iôn hoá không khí yếu hơn tia α.
Câu 22: Cho phản ứng hạt nhân: α + → X + n. Hạt nhân X thuộc nguyên tố
	A. Mg.	B. P.	C. Na.	D. Ne.
Câu 23: Tính chất nào sau đây không phải của tia hồng ngoại?
A. Tác dụng lên kính ảnh hồng ngoại.	B. Hủy diệt tế bào.
C. Có bước sóng dài hơn 0,76 µm.	D. Tác dụng nhiệt.
Câu 24: Hiện tượng giao thoa ánh sáng là một bằng chứng thực nghiệm chứng tỏ ánh sáng
 A. có tính chất sóng. B. có tính chất hạt. C. có lưỡng tính sóng – hạt. D. là sóng siêu âm. 
Câu 25: Một vật dao động điều hòa với biên độ A và tốc độ cực đại vmax. Tần số của vật dao động là 
	 A. .	 B. .	 C. .	 D. .
Câu 26: Một con lắc đơn có chiều dài 20 cm dao động với biên độ góc 60 tại một nơi có g = 9,8 m/s2. Chọn gốc thời gian là lúc vật đi qua vị trí có li độ góc 30 theo chiều dương. Phương trình li độ góc của vật là
A. . 	B. . 
C. .	D. .
Câu 27: Một con lắc lò xo gồm một vật nặng có khối lượng 100 g và lò xo có độ cứng k =100 N/m. Đưa vật lệch khỏi vị trí cân bằng một đoạn 2 cm rồi truyền cho nó một vận tốc ban đầu 20 cm/s theo chiều dương của trục tọa độ ( lấy ). Chọn gốc thời gian lúc bắt đầu truyền vận tốc cho vật. Phương trình dao động của con lắc là
A. .	B. .	
C. .	D. .
Câu 28: Một chiếc xe đẩy có khối lượng m = 6,4 kg được đặt trên bốn bánh xe, giữa mỗi bánh xe và xe có gắn một lò xo. Các lò xo có cùng độ cứng k. Xe chạy trên đường lát bê tông, cứ cách 4 m gặp một rãnh nhỏ. Khi xe chuyển động thẳng đều với vận tốc v = 9 km/h thì nó bị rung mạnh nhất. Lấy π2 = 10. Giá trị của k bằng
 A.25 N/m. B. 50 N/m. C. 100 N/m. D. 200 N/m. 
Câu 29: Sóng truyền từ O theo chiều dương của trục Ox với tốc độ v = 40 cm/s. Phương trình dao động của nguồn O là: u = 5 cos() cm. Biết biên độ sóng truyền đi không đổi. Xét hai phần tử ở M, N nằm trên Ox, N cách M 20 cm theo chiều dương của trục Ox. Ở thời điểm t1, li độ của phần tử ở M là 3 cm. Ở thời điểm t2 = (t1 + 1)(s), li độ của phần tử ở N là:
 A. – 4 cm. B. 1,5 cm. C. – 2,5 cm. D. 5 cm.
Câu 30: Trên mặt nước có hai nguồn sóng giống nhau A và B cách nhau 60 cm, đang dao động vuông góc với mặt nước, tạo ra sóng có bước sóng 2,4 cm. Gọi M và N là hai điểm khác nhau trên mặt nước, cách đều hai nguồn và cách trung điểm I của AB một khoảng 40 cm. Số điểm dao động cùng pha với hai nguồn ở trên đoạn MN bằng
10. B. 20. C. 16. D. 8.
Câu 31: Có hai cuộn dây, cuộn dây thứ nhất có điện trở thuần r1 và độ tự cảm L1, cuộn dây thứ hai có điện trở thuần r2 và độ tự cảm L2 mắc nối tiếp nhau rồi mắc vào nguồn xoay chiều có điện áp hiệu dụng là U. Gọi U1 và U2 lần lượt là điện áp hiệu dụng ở hai đầu mỗi cuộn dây. Điều kiện để U = U1 + U2 là
 A. L1/r1 = L2/r2 . B. L1/r2 = L2/r1 . C. L1.L2 = r1.r2 . D. L1 + L2 = r1 + r2 . 
Câu 32: Cho dòng điện có cường độ i = 10 cos (100πt) ( i tính bằng A, t tính bằng s) chạy qua một tụ điện có điện dung C = 318,3 μF. Điện áp giữa hai bản tụ điện có biểu thức là
 A. u = 100 cos (100πt – π/2) (V).	B. u = 400 cos (100πt + π/4) (V).
 C. u = 400 cos (100πt – π/2) (V).	D. u = 100 cos (100πt + π/2) (V).
Câu 33: Cho mạch điện xoay chiều gồm một cuộn dây có điện trở thuần R, độ tự cảm L mắc nối tiếp với một tụ điện có điện dung C. Điện áp giữ hai đầu mạch có biểu thức: u =( u tính bằng V, t tính bằng s). Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn dây là 50 V, giữa hai đầu tụ điện là 60 V. Độ lệch pha giữa điện áp hai đầu mạch điện so với cường độ dòng điện là
 A. . B. . C. . D .
Câu 34. Điện năng ở một trạm phát điện được truyền đi dưới điện áp hiệu dụng là 2 kV và công suất 200 kW. Hiệu số chỉ của các công tơ điện ở trạm phát và ở nơi thu sau mỗi ngày đêm chênh lệch nhau thêm 480 kWh. Hiệu suất của quá trình truyền tải điện là 
	 A. 95%.	 B. 85%.	 C. 80 %. D. 90%.
Câu 35: Một đèn ống được mắc vào mạng điện xoay chiều có f = 50 Hz, U = 220 V. Biết rằng đèn chỉ sáng khi điện áp giữa hai cực của đèn không dưới 155 V. Trong một chu kỳ thời gian đèn sáng là
 A. s. B. s.	C. s. D. s.
Câu 36: Trong thí nghiệm giao thoa Y-âng, nguồn gồm hai bức xạ có bước sóng l1 ( 0,4 mm £ l1 £ 0,76 mm.) và l2 = 0,4 mm. Xác định l1 để vân sáng bậc 2 của bức xạ có bước sóng l2 trùng với một vân tối của bức xạ có bước sóng l1. 
 A. 0,6 mm.	B. 8/15 mm.	 C. 7/15 mm.	 D. 0,65 mm.
Câu 37: Người ta dùng prôton có động năng Kp = 2,2 MeV bắn vào hạt nhân đứng yên và thu được hai hạt X giống nhau có cùng động năng. Cho khối lượng các hạt là: mp = 1,0073u; mLi = 7,0144u; mx = 4,0015u; và 1u = 931,5 MeV/c2. Động năng của mỗi hạt X là
	 A. 9,81 MeV.	B. 12,81 MeV.	C. 6,81 MeV.	D. 4,81 MeV.
Câu 38: Một lăng kính có góc chiết quang A = 600 chiết suất n= đối với ánh sáng màu vàng của Natri. Chiếu vào mặt bên của lăng kính một chùm tia sáng trắng mảnh song song và được điều chỉnh sao cho góc lệch với ánh sáng vàng cực tiểu. Góc tới của chùm tia sáng trắng là
 A. 600.	B. 300.	C. 750.	D. 250.
Câu 39: Xét nguyên tử Hiđrô theo mẫu nguyên tử Bo. Gọi F là độ lớn lực tương tác điện giữa electrôn và hạt nhân khi electrôn chuyển động trên quỹ đạo dừng L. Khi độ lớn lực tương tác giữa electrôn và hạt nhân là 16F thì electrôn đang chuyển động trên quỹ đạo nào?
 A. Quỹ đạo dừng L. 	B. Quỹ đạo dừng K. C. Quỹ đạo dừng M. D. Quỹ đạo dừng N .
Câu 40: Một quả cầu khối lượng m, gắn vào đầu một lò xo có độ cứng k treo thẳng đứng. Quả cầu được nối vào đầu A của một sợi dây AB dài l, căng ngang. Cho quả cầu dao động điều hòa với biên độ A = 3 cm. Trên dây có hiện tượng sóng dừng. Bề rộng của một bụng sóng là 
1,5 cm. B. 3 cm. C. 6 cm. D.12 cm.
Đáp án: chữ nhạt, gạch chân
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
	 Tuy An, ngày 14 tháng 11 năm 2016
TRÍCH BIÊN BẢN PHẢN BIỆN ĐỀ MINH HỌA MÔN VẬT LÍ 
.
Sau khi nhận được chỉ đạo của lãnh đạo trường THPT Trần Phú về việc xây dựng một đề minh họa nộp về Sở GD ĐT Phú Yên, ngay sau đó nhóm bộ môn Vật lí đã phân công người ra đề và phản biện nội dung đề, kết quả cụ thể như sau:
1.Nhóm ra đề: 01 giáo viên có kinh nghiệm trong nhóm Vật lí
2.Nhóm phản biện: 05 giáo viên còn lại của nhóm Vật lí
3.Thời gian phản biện: 02 ngày
4.Qua nghiên cứu nhóm phản biện đề nhận thấy:
-Cấu trúc đề thi hợp lí, tương tự cấu trúc đề minh họa của Bộ Giáo dục và Đào tạo 
-Xây dựng đề thi đảm bảo chuẩn kiến thức, chuẩn kĩ năng
-Câu từ trong đề khá hợp lý, đáp án chính xác
-Nội dung đề đảm bảo tỉ lệ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng (giống như đề minh họa của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
-Việc phân chia số lượng câu hỏi và bài tập theo các chương, các phần là hợp lí (đảm bảo giống như đề minh họa của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
-Đề không quá khó, nếu cố gắng học sinh có thể đạt điểm tối đa.
	TM. BỘ MÔN VẬT LÍ
 TỔ TRƯỞNG
 Nguyễn Tấn Hiền 

Tài liệu đính kèm:

  • docTrần Phú.doc