500 câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết Vật lí lớp 12 (Có đáp án)

doc 44 trang Người đăng dothuong Lượt xem 556Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "500 câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết Vật lí lớp 12 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
500 câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết Vật lí lớp 12 (Có đáp án)
CHƯƠNG I: CƠ HỌC VẬT RẮN
Câu 1: Hai học sinh A và B đứng trên một đu quay tròn, A ở ngoài rìa, B ở cách tâm một nửa bán kính. Gọi wA, wB, gA, gB lần lượt là tốc độ góc và gia tốc góc của A và B. Phát biểu nào sau đây là Đúng?
	A. wA = wB, gA = gB. 	B. wA > wB, gA > gB. 
	C. wA gB.
Câu 2: Chọn phương án Đúng. Một điểm ở trên vật rắn cách trục quay một khoảng R. Khi vật rắn quay đều quanh trục, điểm đó có tốc độ dài là v. Tốc độ góc của vật rắn là:
	A. . 	B. . 	C. . 	D. .
 Câu 3: Chọn phương án Đúng. Trong chuyển động quay biến đổi đểu một điểm trên vật rắn, vectơ gia tốc toàn phần (tổng vectơ gia tốc tiếp tuyến và vectơ gia tốc hướng tâm) của điểm ấy:
	A. có độ lớn không đổi. 	B. Có hướng không đổi.
	C. có hướng và độ lớn không đổi. 	D. Luôn luôn thay đổi.
Câu 4: Một vật rắn quay đều xung quanh một trục, một điểm M trên vật rắn cách trục quay một khoảng R thì có
	A. tốc độ góc w tỉ lệ thuận với R; 	B. tốc độ góc w tỉ lệ nghịch với R
	C. tốc độ dài v tỉ lệ thuận với R; 	D. tốc độ dài v tỉ lệ nghịch với R
Câu 5: Một vật rắn quay nhanh dần đều xung quanh một trục cố định. Sau thời gian t kể từ lúc vật bắt đầu quay thì góc mà vật quay được 
	A. tỉ lệ thuận với t.	B. tỉ lệ thuận với t2.	C. tỉ lệ thuận với .	D. tỉ lệ nghịch với.
Câu 6: Chọn câu Sai. Đại lượng vật lí nào có thể tính bằng kg.m2/s2?
A. Momen lực. 	B. Công. 	C. Momen quán tính. 	D. Động năng.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là không đúng? 
A. Mômen quán tính của vật rắn đối với một trục quay lớn thì sức ì của vật trong chuyển động quay quanh trục đó lớn
B. Mômen quán tính của vật rắn phụ thuộc vào vị trí trục quay và sự phân bố khối lượng đối với trục quay
C. Mômen lực tác dụng vào vật rắn làm thay đổi tốc độ quay của vật
D. Mômen lực dương tác dụng vào vật rắn làm cho vật quay nhanh dần
Câu 8: Một mômen lực không đổi tác dụng vào vật có trục quay cố định. Trong các đại lượng sau đại lượng nào không phải là hằng số?
 A. Gia tốc góc; 	B. Vận tốc góc; 	C. Mômen quán tính; 	D. Khối lượng
Câu 9: Các ngôi sao được sinh ra từ những khối khí lớn quay chậm và co dần thể tích lại do tác dụng của lực hấp dẫn. Tốc độ góc quay của sao
A. không đổi; 	B. tăng lên; 	C. giảm đi; 	D. bằng không
Câu 10: Một người đứng trên một chiếc ghế đang quay, hai cầm hai quả tạ. Khi người ấy dang tay theo phương ngang, ghế và người quay với tốc độ góc w. Ma sát ở trục quay nhỏ không đáng kể. Sau đó người ấy co tay lại kéo hai quả tạ gần người sát vai. Tốc độ góc mới của hệ “người + ghế” 
A. tăng lên. 	B. Giảm đi. 
C. Lúc đầu tăng, sau đó giảm dần bằng 0. 	D. Lúc đầu giảm sau đó bằng 0.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Trong chuyển động của vật rắn quanh một trục cố định thì mọi điểm của vật rắn có cùng góc quay.
B. Trong chuyển động của vật rắn quanh một trục cố định thì mọi điểm của vật rắn có cùng chiều quay.
C. Trong chuyển động của vật rắn quanh một trục cố định thì mọi điểm của vật rắn đều chuyển động trên các quỹ đạo tròn.
D. Trong chuyển động của vật rắn quanh một trục cố định thì mọi điểm của vật rắn đều chuyển động trong cùng một mặt phẳng
Câu 12: Một vật rắn quay đều xung quanh một trục, một điểm M trên vật rắn cách trục quay một khoảng R thì có
A. tốc độ góc w tỉ lệ thuận với R	B. tốc độ góc w tỉ lệ nghịch với R
C. tốc độ dài v tỉ lệ thuận với R	D. tốc độ dài v tỉ lệ thuận với R
Câu 13: Phát biểu nào sau đây là không đúng? 
A. Mômen quán tính của vật rắn đối với một trục quay lớn thì sức ì của vật trong chuyển động quay quanh trục đó lớn.
B. Mômen quán tính của vật rắn phụ thuộc vào vị trí trục quay và sự phân bố khối lượng đối với trục quay.
C. Mômen lực tác dụng vào vật rắn làm thay đổi tốc độ quay của vật.
D. Mômen lực dương tác dụng vào vật rắn làm cho vật quay nhanh dần.
Câu 14: Các vận động viên nhảy cầu xuống nước có động tác "bó gối" thật chặt ở trên không là nhằm để
A. giảm mômen quán tính để tăng tốc độ quay.
B. tăng mômen quán tính để tăng tốc độ quay.
C. giảm mômen quán tính để tăng mômen động lượng.
D. tăng mômen quán tính để giảm tốc độ quay.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Khối tâm của vật là tâm của vật;
B. Khối tâm của vật luôn là một điểm trên vật;
C. Khối tâm của vật là một điểm trong không gian có tọa độ xác định bởi công thức ;
D. Cả A, B, C đều sai
Câu 16: Chọn câu sai.Một vật rắn khối lượng m chuyển động tịnh tiến với vận tốc v thì động năng của nó được xác định bằng công thức
A. Wđ = ; là vận tốc của một phần tử của vật.	B. Wđ = . 
	C. Wđ = ; là vận tốc của khối tâm.	D. Wđ = .
Câu 17: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tác dụng của lực vào vật rắn không đổi khi ta di chuyển điểm đặt lực trên giá của nó.
B. Mômen của hệ ba lực đồng phẳng, đồng qui đối với một trục quay bất kỳ đều bằng không.
C. Tổng hình học của các lực tác dụng vào vật rắn bằng không thì tổng của các mômen lực tác dụng vào nó đối với một trục quay bất kỳ cũng bằng không.
D. Tổng các mômen lực tác dụng vào vật bằng không thì vật phải đứng yên.
Câu 18: Điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của ba lực đồng phẳng là
A. hệ lực có tổng hình học các lực bằng không.
B. hệ lực này là hệ lực đồng qui.
C. tổng các mômen ngoại lực đặt lên vật đối với khối tâm bằng không.
D. bao gồm cả hai đáp án A và C.
Câu 19: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trọng tâm của vật là một điểm nằm ở tâm đối xứng của vật.
B. Trọng tâm của vật là một điểm phải nằm trên vật.
C. Trọng tâm của vật là điểm đặt của trọng lực của vật.
D. Trọng tâm của vật là điểm đặt của hợp lực tác dụng vào vật
Câu 20: Phát biểu nào sai về vật rắn quay quanh một trục cố định?
A. gia tốc toàn phần hướng về tìm quỹ đạo.
B. Mọi điểm trên vật rắn có cùng vận tốc góc tại mỗi thời điểm.
C. Mọi điểm trên vật rắn có cùng gia tốc góc tại mỗi thời điểm. 
D. Quỹ đạo của các điểm trên vật rắn là các đường tròn có tìm nằm trên trục quay.
Câu 21: Vật rắn quay nhanh dần đều quanh một trục cố định. Một điểm trên vật rắn không nằm trên trục quay có
A. gia tốc tiếp tuyến cùng chiều với chuyển động. 
B. gia tốc toàn phần nhỏ hơn gia tốc hướng tìm.
C. gia tốc toàn phần hướng về tìm quỹ đạo.	D. gia tốc tiếp tuyến lớn hơn gia tốc hướng tìm.
Câu 22: Khi vật rắn quay biến đổi đều quanh một trục cố định? Tại một điểm M trên vật rắn có
A. véc tơ gia tốc tiếp tuyến luôn cùng hướng với véc tơ vận tốc và có độ lớn không đổi.
B. véc tơ gia tốc pháp tuyến luôn hướng vào tìm quỹ đạo và đặc trưng cho biến đổi phương véc tơ vận tốc.
C. vận tốc dài tỉ lệ thuận với thời gian.
D. gia tốc pháp tuyến càng lớn khi M càng gần trục quay.
Câu 23: Những khẳng định nào sau đây chỉ đúng cho chuyển động quay nhanh dần đều của vật rắn quanh một trục cố định?
A. Góc quay là hàm số bậc hai theo thời gian.
B. Gia tốc góc là hằng số dương.
C. Trong quá trình quay thì tích số giữa gia tốc góc và vận tốc góc là hằng số dương.
D. Vận tốc góc là hàm số bật nhất theo thời gian.
Câu 24: Chọn câu sai? Đối với vật rắn quay không đều, một điểm M trên vật rắn có:
A. gia tốc hướng tâm đặc trưng cho biến đổi vận tốc về phương.
B. gia tốc pháp tuyến càng lớn khi điểm M càng dời lại gần trục quay. 
C. gia tốc tiếp tuyến đặc trưng cho biến đổi vận tốc về độ lớn.
D. vận tốc dài biến đổi nhanh khi điểm M càng dời xa trục quay.
Câu 25: Một vật rắn quay quanh một trục cố định. Chọn phát biểu sai ?
A. Trong cùng một thời gian, các điểm của vật rắn quay được những góc bằng nhau.
B. Ở cùng một thời điểm, các điểm của vật rắn có cùng vận tốc dài.
C. Ở cùng một thời điểm, các điểm của vật rắn có cùng vận tốc góc.
D. Ở cùng một thời điểm, các điểm của vật rắn có cùng gia tốc góc.
Câu 26: Một chuyển động quay chậm dần đều thì có
A. gia tốc góc âm.	B. vận tốc góc âm.
C. vận tốc góc âm và gia tốc góc âm.	 D. tích vận tốc góc và gia tốc góc là âm.
Câu 27: Một chuyển động quay nhanh dần đều thì có 
A. gia tốc góc dương. 	C. vận tốc góc dương và gia tốc góc dương.	
B. vận tốc góc dương. 	D. tích vận tốc góc và gia tốc góc là dương.
Câu 28: Vật rắn quay xung quanh một trục cố định với gia tốc góc có giỏ trị dương và không đổi. Tính chất chuyển động của vật rắn là
	A. quay chậm dần đều.	B. Quay nhanh dần đều.	C. quay đều.	D. quay biến đổi đều.
Câu 29: Chọn phát biểu sai: Trong chuyển động của vật rắn quay quanh một trục cố định thì mọi điểm của vật rắn 
	A. có cùng góc quay.	B. có cùng chiều quay.
	C. đều chuyển động trên các quỹ đạo tròn.	D. đều chuyển động trong cùng một mặt phẳng
Câu 30: Chọn câu sai: Khi một vật rắn quay quanh một trục cố định thì mọi điểm trên vật đều có chung
	A. góc quay.	B. vận tốc góc.	C. gia tốc góc.	D. gia tốc hướng tâm. 
Câu 31: Chọn câu sai: Khi vật rắn quay quanh một trục thì
A. chuyển động quay của vật là chậm dần khi gia tốc góc âm.
B. vật có thể quay nhanh dần với vận tốc góc âm.
C. gia tốc góc không đổi và khỏc không thì vật quay biến đổi đều.
D. vật quay theo chiều dương hay âm tuỳ theo dấu đại số của vận tốc góc.
Câu 32: Một vật rắn quay đều quanh một trục cố định. Các điểm trên vật cách trục quay các khoảng R khác nhau. Đại lượng nào sau đây tỉ lệ với R?
	A. Chu kỳ quay. 	B. Vận tốc góc.	C. Gia tốc góc.	D. Gia tốc hướng tìm. 
Câu 33: Cho các yếu tố sau về vật rắn quay quanh một trục:
I. Khối lượng vật rắn.	
II. Kích thưíc và hỡnh dạng vật rắn.	
III. Vị trí trục quay đối với vật rắn.	
IV. Vận tốc góc và mụmen lực tác dụng lên vật rắn.
Mụmen quán tính của vật rắn phụ thuộc vào
A. I, II, IV.	B. I, II, III.	C. II, III, IV.	D. I, III, IV.
Câu 34: Chọn câu sai khi nói về mụmen lực tác dụng lên vật rắn quay quanh một trục cố định?
A. Mụmen lực đặc trưng cho tác dụng làm quay vật rắn quay quanh một trục. 
B. Mụmen lực không có tác dụng làm quay vật rắn quanh một trục khi đường tác dụng của lực cắt trục quay hoặc song song với trục quay này.
C. Dấu của mụmen lực luụn cùng dấu với gia tốc góc mà mụmen lực truyền cho vật rắn.
D. Mômen lực dương làm cho vật rắn quay nhanh lên, và âm làm cho vật rắn quay chậm lại.
Câu 35: Chọn câu sai: Momen quán tính của một vật rắn đối với một trục quay
A. bằng tổng momen quán tính của các bộ phận của vật đối với trục quay đó 
B. không phụ thuộc vào momen lực tác dụng vào vật.
C. phụ thuộc vào gia tốc góc của vật.
D. phụ thuộc vào hỡnh dạng của vật.
Câu 36: Một chất điểm chuyển động trên một đường tròn bỏn kính r. Tại thời điểm t chất điểm có vận tốc dài, vận tốc góc, gia tốc hướng tâm và động lượng lần lượt là v, w, an và P. Biểu thức nào sau đây không phải là mo men động lượng của chất điểm?
	A. mrv.	B. mr2w.	C. Pr.	D. m.
Câu 37: Ở máy bay lên thẳng, ngoài cỏnh quạt lớn ở phía trước, còn có một cánh quạt nhỏ ở phía đuôi. Cánh quạt nhỏ có tác dụng
A. làm tăng vận tốc mỏy bay. 	B. giảm sức cản không khí.
C. giữ cho thân mỏy bay không quay. 	D. tạo lực nâng ở phía đuôi.
Câu 38: Nhận định nào sau đây là không đúng: Một người lớn và một em bé đứng ở hai đầu một chiếc thuyền đậu dọc theo một bờ sông phẳng lặng. Khi hai người đổi chỗ cho nhau thì
A. so với bờ, mũi thuyền dịch chuyển một đoạn dọc theo bờ sông.
B. động năng của hệ người và thuyền thay đổi.
C. vị trí của khối tâm của hệ so với bờ sông không thay đổi trong suốt quá trình đổi chỗ.
D. động lượng của hệ thuyền và người không đổi.
Câu 39: Một vận động viên bơi lội thực hiện cú nhảy cầu. Đại lượng nào sau đây không thay đổi khi người đó đang nhào lộn trên không? (bỏ qua sức cản không khí)
A. Thế năng của người.
B. Động năng quay của người quanh trục đi qua khối tâm.
C. Mômen động lượng của người đối với khối tâm.
D. Mômen quán tính của người đối với trục quay đi qua khối tâm.
CHƯƠNG: DAO ĐỘNG CƠ
Câu 40: Vật tốc của chất điểm dao động điều hoà có độ lớn cực đai khi nào?
	A) Khi li độ có độ lớn cực đại. 	B) Khi li độ bằng không. 
	C) Khi pha cực đại; 	D) Khi gia tốc có độ lớn cực đại.
Câu 41: Gia tốc của chất điểm dao động điều hoà bằng không khi nào?
	A) Khi li độ lớn cực đại. 	B) Khi vận tốc cực đại. 
	C) Khi li độ cực tiểu; 	D) Khi vận tốc bằng không.
Câu 42: Trong dao động điều hoà, vận tốc biến đổi như thế nào?
	A) Cùng pha với li độ. 	B) Ngược pha với li độ; 
	C) Sớm pha p/2 so với li độ; 	D) Trễ pha p/2 so với li độ
Câu 43: Trong dao động điều hoà, gia tốc biến đổi như thế nào?
	A) Cùng pha với li độ. 	B) Ngược pha với li độ; 
	C) Sớm pha p/2 so với li độ; 	D) Trễ pha p/2 so với li độ
Câu 45: Trong dao động điều hoà, gia tốc biến đổi:
	A) Cùng pha với vận tốc . 	B) Ngược pha với vận tốc ; 
	C) Sớm pha p/2 so với vận tốc ; 	D) Trễ pha p/2 so với vận tốc.
Câu 46: Dao động cơ học điều hoà đổi chiều khi:
	A. lực tác dụng đổi chiều. 	B. Lực tác dụng bằng không.
	C. lực tác dụng có độ lớn cực đại. 	D. Lực tác dụng có độ lớn cực tiểu.
Câu 47: Chu kì của dao động điều hòa là :
Khoảng thời gian vật đi từ li độ cực đại âm đến li độ cực đại dương 
Thời gian ngắn nhất để vật có li độ cực đại như cũ 
Là khoảng thời gian mà tọa độ, vận tốc, gia tốc lại có trạng thái như cũ 
Cả A, B , C đều đúng 
Câu48 : Pha ban đầu của dao động điều hòa :
Phụ thuộc cách chọn gốc tọa độ và gốc thời gian	B. Phụ thuộc cách kích thích vật dao động
Phụ thuộc năng lượng truyền cho vật để vật dao động	D. Cả A, B ,C đều đúng 
Câu49 : Vật dao động điều hòa có vận tốc bằng không khi vật ở :
Vị trí cân bằng 	B. Vị trí có li độ cực đại 
C. Vị trí mà lò xo không biến dạng 	D. Vị trí mà lực tác dụng vào vật bằng không
Câu 50 : Năng lượng của vật dao động điều hòa :
	A .Tỉ lệ với biên độ dao động 	B. Bằng với thế năng của vật khi vật ở li độ cực đại 
	C. Bằng với động năng của vật khi vật ở li độ cực đại
	D. Bằng với thế năng của vật khi qua vị trí cân bằng 
Câu 51 : Gia tốc của vật dao động điều hòa bằng không khi :
Vật ở hai biên 	B. Vật ở vị trí có vận tốc bằng không 
C. Hợp lực tác dụng vào vật bằng không 	D. Không có vị trí nào có gia tốc bằng không 
Câu 52: Chọn câu trả lời đúng :
Dao động của một con lắc lò xo là dao động tự do
Chuyển động tròn đều là một dao động điều hòa 
Vận tốc của vật dao động điều hòa ngược pha với gia tốc của vật 
Cả A, B , C đều đúng
Câu 53 : Dao động cưỡng bức là dao động :
Có tần số thay đổi theo thời gian 	B. Có biên độ không phụ thuộc cường độ lực cưỡng bức 
C. Có chu kì bằng chu kì ngọai lực cưỡng bức D. Có năng lượng tỉ lệ với biên độ ngoại lực cưỡng bức 
Câu 54 Sự cộng hưởng cơ xảy ra khi:
Biên độ dao động của vật tăng lên khi có ngoại lực tác dụng 
Tần số dao động cưỡng bức bằng tần số dao động của hệ 
Lực cản môi trường rất nhỏ 
Cả 3 điều trên 
Câu 55 : Khi vật dao động điều hòa đại lượng nào sau đây thay đổi :
	A. Gia tốc B. Thế năng C. Vận tốc D . Cả 3 
Câu 56 : Sự cộng hưởng cơ : 
Có biên độ tăng không đáng kể khi lực ma sát quá lớn 
Xảy ra khi vật dao động có ngoại lực tác dụng 
Có lợi vì làm tăng biên độ và có hại vì tần số thay đổi 
Được ứng dụng để chế tạo quả lắc đồng hồ 
Câu 57: Dao động của quả lắc đồng hồ :
A. Dao động duy tri 	B. Dao động tự do	C. Sự tự dao động 	D. Dao động tắt dần 
Câu 58 : Biên độ của sự tự dao động phụ thuộc vào: 
Năng lượng cung cấp cho hệ trong mỗi chu kì 	C. Năng lượng cung cấp cho hệ ban đầu 
Ma sát của môi trường 	D. Cả 3 ý trên
Câu 59 : Tần số của sự tự dao động:
Vẫn giữ nguyên như khi hệ dao động tự do 	C. Phụ thuộc năng lượng cung cấp cho hệ 
Phụ thuộc cách kích thích dao động ban đầu 	D. Thay đổi do được cung cấp năng lượng bề ngoài 
Câu 60 : Con lắc đơn dao động điều hòa khi có góc lệch cực đại nhỏ hơn là vì :
Lực cản môi trường lúc này rất nhỏ 	B. Qũy đạo của con lắc được coi là thẳng 
C. Biên độ dao động phải nhỏ hơn giá trị cho phép 	D. Cả 3 lí do trên
Câu 61 : Thế năng của con lắc đơn dao động điều hòa 
Bằng với năng lượng dao động khi vật nặng ở biên 
Cực đại khi vật qua vị trí cân bằng 
Luôn không đổi vì qũy đạo của vật được coi là đường thẳng 
Không phụ thuộc góc lệch của dây treo 
Câu 62: Các đặc trưng cơ bản của dao động tun hoan là 
A. Biên độ và tần số 	B. Tần số và pha ban đầu C. Bước sóng và biên độ 	D. Vận tốc và gia tốc 
Câu 63 : Biên độ và pha ban đầu phu thuộc vào 
Cách kích thích dao động và cách chọn hệ tọa độ và gốc thời gian 	C. Các đặc tính của hệ 
Vị trí ban đầu của vật	D. Cả 3 ý trên
Câu 64 : Dao động tự do là 
Dao động phụ thuộc các đặc tính của hệ và các yếu tố bên ngoài 
Dao động chỉ phụ thuộc các đặc tính của hệ và không phụ thuộc yếu tố bên ngoài 
Dao động có biên độ không phụ thuộc vào cách kích thích dao động 
Không có câu nào đúng 
Câu 65 : Con lắc đơn dao động điều hòa thế năng của nó tính theo công thức sau :
A. ( là li độ góc )	B. 	C. 	D. cả 3 
Câu 66 : Chọn câu trả lời đúng : dao động của con lắc đơn :
Luôn là dao động điều hòa 
Luôn là dao động tự do
Trong điều kiện biên độ góc được coi là dao động điều hòa 
Có tần số góc tính bởi công thức 
Câu 67 : Chọn câu trả lời đúng : chu kì của con lắc lò xo thẳng đứng gồm lò xo có độ cứng K và vật nặng khối lượng m có độ biến dạng của vật khi qua vị trí cân bằng là tính bởi công thức :
A . B. C. 	D. 
Câu 68 : Tần số của con lắc đơn cho bởi công thức :
A. B. C. 	D. 
Câu 69. Chu kỳ dao động nhỏ của con lắc đơn phụ thuộc vào:
	A. Khối lượng của con lắc. 	B. Trọng lượng của con lắc. 	
	C. Tỉ số của trọng lượng và khối lượng của con lắc. 	D. Khối lượng riêng của con lắc.
Câu 70: Trong dao động điều hoà của con lắc đơn, phát biểu nào sau đây là đúng?
	A. Lực kéo về phụ thuộc vào chiều dài của con lắc.
	B. Lực kéo về phụ thuộc vào khối lượng của vật nặng.
	C. Gia tốc của vật phụ thuộc vào khối lượng của vật.
	D. Tần số góc của vật phụ thuộc vào khối lượng của vật.
Câu 71: Chọn câu Đúng. Động năng của dao động điều hoà biến đổi theo thời gian:
	A. theo một hàm dạng cos. 	B. Tuần hoàn với chu kỳ T.
	C. Tuần hoàn với chu kỳ T/2. 	D. Không đổi.
Câu 72: Phát biểu nào sau đây về động năng và thế năng trong dao động điều hoà là không đúng?
	A. Động năng và thế năng biến đổi tuần hoàn cùng chu kỳ.
	B. Động năng biến đổi điều hoà cùng chu kỳ với vận tốc.
	C. Thế năng biến đổi tuan hoan với tần số gấp 2 lần tần số của li độ.
	D. Tổng động năng và thế năng không phụ thuộc vào thời gian.
Câu 73: Phát biểu nào sau đây về động năng và thế năng trong dao động điều hoà là không đúng?
A. Động năng đạt giá trị cực đại khi vật chuyển động qua VTCB.
B. Động năng đạt giá trị cực tiểu khi vật ở một trong hai vị trí biên.
C. Thế năng đạt giá trị cực đại khi vận tốc của vật đạt giá trị cực tiểu.
D. Thế năng đạt giá trị cực đại khi gia tốc của vật đạt giá trị cực tiểu.
Câu 74: Phát nào biểu sau đây là không đúng?
A. Công thứccho thấy cơ năng bằng thế năng khi vật có li độ cực đại.
B. Công thứccho thấy cơ năng bằng động năng khi vật qua VTCB.
C. Công thứccho thấy cơ năng không thay đổi theo thời gian.
D. Công thứccho thấy thế năng không thay đổi theo thời gian
Câu 75: Phát biểu nào sau đây với con lắc đơn dao động điều hoà là không đúng?
A. Động năng tỉ lệ với bình phương tốc độ góc của vật.
B. Thế năng tỉ lệ với bình phương tốc độ góc của vật.
C. Thế năng tỉ lệ với bình phương li độ góc của vật.
D. Cơ năng không đổi theo thời gian và tỉ lệ với bình phương biên độ góc.
Câu 76: Trong dao động điều hoà, li độ, vận tốc và gia tốc là ba đại lượng biến đổi điều hoà theo thời gian và có
	A. cùng biên độ.	B. cùng pha.	C. cùng tần số góc.	D. cùng pha ban đầu.
Câu 77: Phát biểu nào sau đây về mối quan hệ giữa li độ, vận tốc, gia tốc là đúng?
A. Trong dao động điều hoà vận tốc và li độ luôn cùng chiều.
B. Trong dao động điều hoà vận tốc và gia tốc luôn ngược chiều.
C. Trong dao động điều hoà gia tốc và li độ luôn ngược dấu.
D. Trong dao động điều hoà gia tốc và li độ luôn cùng chiều.
Câu 78: Chọn câu Đúng. Dao động duy trì là dao động tắt dần mà người ta
A. làm mất lực cản của môi trường đối với vật chuyển động.
B. tác dụng ngoại lực biến đổi điều hoà theo thời gian vào vật chuyển động.
C. tác dụng ngoại lực vào vật dao động cùng chiều với chuyển động trong một phần của từng chu kỳ
D. kích thích lại dao động sau khi dao động bị tắt dần.
Câu 79: Nhận xét nào sau đây là không đúng?
A. Dao động tắt dần càng nhanh nếu lực cản của môi trường càng lớn.
B. Dao động duy trì có chu kỳ bằng chu kỳ dao động riêng của con lắc.

Tài liệu đính kèm:

  • doc500_CAU_TRAC_NGHIEM_VAT_LY_file_word.doc