SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN TRƯỜNG THCS VÀ THPT CHU VĂN AN ĐỀ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2017 Bài thi: Khoa học xã hội; Môn: GDCD Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Câu 1: Vi phạm kỉ luật là hành vi: A. Xâm phạm các quan hệ lao động. B. Xâm phạm các quan hệ công vụ nhà nước. Xâm phạm các quan hệ về kỉ luật lao động. Câu a và b. Câu 2: Pháp luật là phương tiện để công dân: Sống tự do, dân chủ. Thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Quyền con người được tôn trọng và bảo vệ. Công dân phát triển toàn diện. Câu 3: Vi phạm pháp luật có các dấu hiệu: A. Là hành vi trái pháp luật. B. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện. C. Lỗi của chủ thể. D. Là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện. Câu 4: Mục đích của Hôn nhân là: Xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững. Thực hiện chức năng sinh con, nuôi dạy con của gia đình. Thực hiện chức năng tổ chức đời sống, vật chất, tinh thần của gia đình. Cả A, B và C. Câu 5: Theo Hiến pháp năm 1992, tự do kinh doanh được quy định là: A. Nghĩa vụ của công dân. Trách nhiệm của công dân. Quyền và nghĩa vụ của công dân. Quyền của công dân. Câu 6:Vi phạm hình sự là: Hành vi rất nguy hiểm cho xã hội. Hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. Hành vi tương đối nguy hiểm cho xã hội. Hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội. Câu 7: Một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với quy phạm đạo đức là: Pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung. Pháp luật có tính quyền lực. Pháp luật có tính bắt buộc chung. Pháp luật có tính quy phạm. Câu 8: Các hình thức thực hiện pháp luật bao gồm: Tuân thủ pháp luật và sử dụng pháp luật Tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật Tuân thủ pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật D. Tuân thủ pháp luật, áp dụng pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật Câu 9: Một công ty xã chất thải ra sông làm cá chết hàng loạt, gây ô nhiễm nặng môi trường. Trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với công ty này là: Trách nhiệm hành chính. Trách nhiệm hình sự. Trách nhiệm hành chính và trách nhiệm dân sự. Trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự. Câu 10: “Pháp luật là hệ thống quy tắc xử................, do.................. ban hành và bảo đảm thực hiện bằng.......................” Chung – quốc hội – quyền lực nhà nước Chung – nhà nước – quyền lực nhà nước Bắt buộc – quốc hội – quan hệ pháp luật Chung – nhà nước – quan hệ pháp luật Câu 11: Các đặc trưng của Pháp luật: A. Pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị. B. Pháp luật là công cụ để điều chỉnh các mối quan hệ giai cấp. C. Tính qui phạm phổ biến, tính quyền lực bắt buộc chung, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức, D. Các câu trên đều sai. Câu 12: Vi phạm pháp luật có mấy dấu hiệu cơ bản ? A. 5 dấu hiệu. B. 3 dấu hiệu. C. 2 dấu hiệu. D. 4 dấu hiệu. Câu 13: Bình đẳng trước pháp luật là một trong những của công dân. A. Quyền chính đáng. B. Quyền thiêng liêng. C. Quyền cơ bản. D. Quyền hợp pháp. Câu 14: Điều 52- Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định mọi công dân đều: A. Bình đẳng trước nhà nước. B. Bình đẳng trước pháp luật. C. Bình đẳng về quyền lợi. D. Bình đẳng về nghĩa vụ. Câu 15: Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được nhà nước: A. Bảo bọc. B. Bảo hộ. C. Bảo đảm. D. Bảo vệ. Câu 16: Tìm câu phát biểu sai: A. Công dân có quyền tự do kinh doanh bất cứ nghề gì, hàng gì. B. Kinh doanh phải theo đúng quy định của pháp luật. C. Công dân có quyền tự do kinh doanh lựa chọn hình thức kinh doanh. D. Kinh doanh là quyền tự do của mỗi người, không ai có quyền can thiệp. Câu 17: Quyền bất khả xâm phạm được ghi nhận tại điều 71 Hiến pháp 1992 là? A. Quyền tự do nhất. B. Quyền tự do cơ bản nhất.. C. Quyền tự do quan trọng nhất. D. Quyền tự do cần thiết nhất. Câu 18: Trường hợp bắt người khẩn cấp tiến hành khi có căn cứ cho rằng người đó đang chuẩn bị: A. Thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng. B. Thực hiện tội phạm nghiêm trọng. C. Thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng D. Thực hiện tội phạm. Câu 19: Điền vào các chỗ trống: Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành..mà nhà nước là là đại diện. A. Phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền. B. Phù hợp với ý chí của nhân dân. C. Phù hợp với các quy phạm đạo đức. D. Phù hợp với mọi tầng lớp nhân dân Câu 20: Việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là trách nhiệm của: A. Nhà nước. B. Nhà nước và xã hội. C. Nhà nước và pháp luật. D. Nhà nước và công dân. Câu 21: Ai cũng có quyền bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã và giải ngay đến: A. Công an. B. Viện kiểm sát. C. Uỷ ban nhân dân gần nhất. D. Tất cả đều đúng. Câu 22: Anh A đề nghị thủ trưởng cơ quan xem xét lại quyết định cho thôi việc của mình.Ta nói anh A đang thực hiện quyền gì? A. Tố cáo. B. Quyền ứng cử. C. Quyền bãi nại. D. Quyền khiếu nại. Câu 23: “.. là quyền của công dân được báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào”. A. Quyền khiếu nại. B. Quyền bầu cử. C. Quyền tố cáo. D. Quyền góp ý. Câu 24: Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi nhà nước trưng cầu dân ý, ta gọi công dân A đã thực hiện quyền dân chủ nào? A. Quyền ứng cử. B. Quyền đóng góp ý kiến. C. Quyền kiểm tra, giám sát. D. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. Câu 25: Công dân bình đẳng trước pháp luật được hiểu là: A. Công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật. B. Công dân nào cũng được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội. C. Mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau. D. Cả b và c đều đúng. Câu 26: Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được hiểu là: Bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ và chồng. Bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa cha mẹ và con. Bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa ông bà và cháu; giữa anh, chị, em. Cả A, B, C đều đúng. Câu 27: Biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là: A. Người chồng phải giữ vai trò chính về kinh tế và công việc lớn trong gia đình. B. Công việc của người vợ là nội trợ và chăm sóc con cái. C. Vợ chồng cùng bàn bạc, tôn trọng ý kiến của nhau trong việc quyết định các công việc của gia đình. D. Chỉ người chồng có quyền lựa chọn nơi cư trú, quyết định số con và thời gian sinh con. Câu 28: Theo Hiến pháp năm 1992, lao động được quy định là: Quyền của công dân. Nghĩa vụ của công dân. Trách nhiệm của công dân. Quyền và nghĩa vụ của công dân. Câu 29: Quyền lao động là quyền của công dân: Làm việc ở bất cứ nơi nào mà mà mình thích: Tự do làm việc và tự do nghỉ ngơi theo sở thích. Không phân biệt giới tính, dân tộc, thành phần kinh tế. Mọi người đều có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình. Câu 30: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo có ý nghĩa: A. Là cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. B. Là cơ sở, tiền đề quan trọng của đoàn kết riêng các tôn giáo. C. Tạo nên sức mạnh riêng cho sự phát triển của các tôn giáo. D. Tất cả đều sai. Câu 31: Mục đích của quyền khiếu nại là nhằm..quyền và lợi ich hợp pháp của người khiếu nại. A. Phục hồi. B. Bù đắp. C. Chia sẽ. D. Khôi phục. Câu 32: Mục đích của quyền tố cáo là nhằm..các việc làm trái pháp luật, xâm hại đến lợi ích của nhà nước, tổ chức và công dân. A. Phát hiện, ngăn ngừa. B. Phát sinh. C. Phát triển, ngăn chặn. D. Phát hiện, ngăn chặn. Câu 33: Tòa án xét xử các vụ án sản xuất hàng giả không phụ thuộc vào người bị xét xử là ai, giữ chức vụ gì. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào của công dân? A. Bình đẳng về quyền tự chủ trong kinh doanh. B. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh. C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. D. Bình đẳng về quyền quyền lao động. Câu 34: Nguyên tắc nào không phải là nguyên tắc bầu cử? A. Phổ thông. B. Bình đẳng. C. Công khai. D. Trực tiếp. Câu 35: Quyền sáng tạo của công dân bao gồm quyền tác giả,.và hoạt động khoa học, công nghệ.Cụm từ thích hợp vào chỗ trống là: A. Quyền sở hữu trí tuệ. B. Quyền sở hữu công nghiệp. C. Quyền sáng tác. D. Quyền tự do sáng tác. Câu 36: Những vấn đề cần được ưu tiên giải quyết trong quá trình hướng tới mục tiêu phát triển bền vững là: A. Kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và quốc phòng an ninh. B. Kinh tế, văn hóa, dân số, môi trường và quốc phòng an ninh. C. Kinh tế, việc làm, bình đẳng giới, văn hóa, xã hội. D. Kinh tế, văn hóa, xã hội, bình đẳng giới và quốc phòng an ninh. Câu 37: Nghi ngờ ông A lấy cắp tiền của mình, ông B cùng con trai tự ý vào nhà ông A khám xét. Hành vi này xâm phạm đến quyền nào dưới đây? A. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của công dân. B. Quyền được pháp luật bảo đảm bí mật đời tư của công dân. C. Quyền nhân thân của công dân. D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. Câu 38: Công an bắt người trong trường hợp nào dưới đây thì không xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? A. Hai học sinh gây mất trật tự trong lớp học. B. Hai nhà hàng xóm to tiếng với nhau. C. Tung tin, bịa đặt nói xấu người khác. D. Một người đang bẻ khóa lấy trộm xe máy. Câu 39: Trong trường hợp nào dưới đây thì bất kì ai cũng có quyền được bắt người? A. Đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội. B. Đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã. C. Có dấu hiệu thực hiện phạm tội. D. Bị nghi ngờ phạm tội. Câu 40: Việc đảm bảo tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước thể hiện: A. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc. B. Quyền bình đẳng trong công việc chung của nhà nước. C. Quyền bình đẳng giữa các công dân. D. Quyền bình đẳng giữa các vùng, miền. ________Hết________ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN TRƯỜNG THCS VÀ THPT CHU VĂN AN ĐÁP ÁN ĐỀ THI THPT NĂM 2017 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12 1 D 2 B 3D 4D 5C 6B 7A 8D 9A 10B 11C 12B 13B 14B 15D 16D 17B 18A 19A 20D 21D 22D 23C 24D 25A 26D 27C 28D 29D 30A 31A 32A 33C 34C 35B 36A 37D 38D 39B 40A *** Hết ***
Tài liệu đính kèm: