Đề và đáp án thi thử học kì I Lịch sử lớp 12 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Trần Quang Khải

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 447Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề và đáp án thi thử học kì I Lịch sử lớp 12 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Trần Quang Khải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề và đáp án thi thử học kì I Lịch sử lớp 12 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Trần Quang Khải
Trường THPT Trần Quang Khải NĐ ĐỀ THI THỬ HỌC KỲ I
 Môn lịch sử lớp 12 ( 10.12.2016)
 Thời gian làm bài 50 phút
Họ và tên:.. Lớp: 12 
Câu 1: Cách mạng Lào năm 1945 giành chính quyền từ tay đế quốc nào ?
 A. Phát xít Nhật B. Đế quốc Pháp và phong kiến tay sai 
 C. Triều đình phong kiến Lào D. Phát xít Nhật và phong kiến tay sai 
Câu 2: Yếu tố nào sau đây quyết định sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai? 
A. Sự suy yếu của các nước đế quốc chủ nghĩa phương Tây.
 B. Ý thức độc lập và sự lớn mạnh của các lực lượng dân tộc. 
 C. Thắng lợi của phe Đồng minh trong chiến tranh chống phát xít. 
 D. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng phát triển. 
Câu 3 : Thành tựu nổi bật nhất của các nước Đông Nam Á từ giữa thế kỷ XX đến nay:
A. Trở thành các nước độc lập, thoát khỏi ách thuộc địa và phụ thuộc vào các thế lực đế quốc,
B. Trở thành khu vực năng động và phát triển nhất trên thế giới.
C. Trở thành một khu vực hòa bình, hợp tác, hữu nghị.
D. Có nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước và phát triển kinh tế.
Câu 4: Sự kiện nào đánh dấu mốc sụp đổ về căn bản chủ nghĩa thực dân cũ , cùng hệ thống thuộc địa cũ của nó ở châu Phi ?
11/1975: Nước Cộng hòa nhân dân Ăn gô la ra đời
1960: Năm châu Phi
1962: Năm An giê ri được công nhận độc lập
1994: Nen-Xơn Man -đê-la trở thành Tổng Thống da đen đầu tiên
Câu 5: Kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mĩ latinh là ai ?
Chế độ tay sai phản động của chủ nghĩa thực dân mới
Chế độ phân biệt chủng tộc
Chủ nghĩa thực dân củ D. Giai cấp địa chủ phong kiến
Câu 6: Nguyên nhân nào là cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau Chiến tranh thế giới thứ hai? 
Áp dụng các thành tựu của cách mạng khoa học - kỹ thuật . 
Mĩ giàu lên nhờ buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến 
Tài nguyên thiên nhiên phong phú . D. Tập trung sản xuất và tư bản cao . 
Câu 7. Nền tảng chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1951 đến năm 2000 là 
 A. Liên minh chặt chẽ với Mĩ. B. Hướng về các nước châu Á.
 C. Hướng mạnh về Đông Nam Á. D. Cải thiện quan hệ với Liên Xô.
Câu 8: Nền kinh tế Nhật Bản vươn lên đứng thứ hai trong thế giới tư bản khi nào?
 A. Năm 1969 B. Năm 1973 C. Năm 1968 D. Năm 1970
Câu 9: Mĩ và Liên Xô đối đầu nhau do đối lập về
A. Mục tiêu về chiến lược B. Chế độ chính trị
C. Mục tiêu D. Chiến lược 
Câu 10: Sự kiện khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô gây nên cuộc chiến tranh lạnh là:
A. Sự ra đời của NATO B. Mĩ can thiệp vào chiến tranh Đ D
C. Học thuyết Truman ra đời D. Mĩ thực hiện kế hoạch Macsan
Câu 11: Nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX là 
 A. Cục diện “Chiến tranh lạnh”. B. Xu thế toàn cầu hóa.
 C. Sự hình thành các liên minh kinh tế. D. Sự ra đời các khối quân sự đối lập
Câu 12: Nội dung nào sau đây không có trong “Trật tự 2 cực Ianta” ?
Trật tự thế giới mới hình thành sau CTTG II.
Trật tự thế giới mới hình thành sau Hội nghị Ianta.
Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng trong quan hệ quốc tế.
Liên Xô và Mĩ chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác
Câu 13: Hội nghị Ianta (2-1945) diễn ra khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai 
 A. Đã hoàn toàn kết thúc. B. Bước vào giai đoạn kết thúc. 
 C. Đang diễn ra vô cùng ác liệt. 	 D. Bùng nổ và ngày càng lan rộng. 
Câu 14: Mọi nghị quyết của Hội đồng bảo an được thông qua với điều kiện?
A. Phải quá nửa số thành viên của Hội đồng tán thành.
B. Phải có 9/15 số thành viên đồng ý trong đó có sự nhất trí của 5 nước Ủy viên thường trực.
C. Phải được tất cả thành viên tán thành.
D. Phải có sự nhất trí của Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc.
Câu 15: Một trong những mục đích của tổ chức Liên hợp quốc là
A. Trừng trị các hoạt động gây chiến tranh. B. Thúc đẩy quan hệ thương mại tự do.
C. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới. D. Ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường
Câu 16. Đảng Cộng sản Việt Nam do ai sáng lập?
 A. Trần Phú B. Lê Hồng Phong 	C. Nguyễn Ái Quốc	D. Cả a,c.
 Câu 17. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do ai soạn thảo?
A. Trần Phú 	B. Lê Hồng Phong 	C. Nguyễn Ái Quốc	D. Cả a,c.
 Câu 18. Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương do ai soạn thảo?
a. Trần Phú 	b. Lê Hồng Phong 	c. Nguyễn Ái Quốc	d. Cả a,c.
 Câu 19. Trong phong trào cách mạng 1930-1931, nơi nào đã diễn ra mạnh mẽ nhất cả nước? 
A. Nghệ-Tĩnh	B. Quảng Ngãi	C. Bình Định	D. Nam Kì.
 Câu 20. Nguyễn Ái Quốc sau thời gian hoạt động ở nước ngoài, Người trở về nước vào:
A. 28/01/1941 B. 28/01/1942	 C. 28/01/1943	 D. 28/01/1944
Câu 21. Quân đội nhân dân Việt Nam ngay khi mới thành lập mang tên là gì?
A. Cứu quốc quân B. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân 
C. Việt Nam giải phóng quân D. Cả a, b, c.
Câu 22: Tư tưởng cốt lõi trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là
 A. Tự do và dân chủ. B. Độc lập và tự do. 
 C. Ruộng đất cho dân cày. D. Đoàn kết với cách mạng thế giới. 
Câu 23: Luận cương chính trị (10-1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định giai cấp lãnh đạo cách mạng là 
A. Nông dân. B. Công nhân. C. Tư sản dân tộc. D. Tiểu tư sản trí thức
Câu 24: Sách lược của ta đối với Trung Hoa Dân quốc trước ngày 6/3/1946
A. Hòa hoãn, tránh xung đột B. Tránh xung đột 
C. Hòa hoãn, nhân nhượng D. Kiên quyết đối phó
Câu 25: Trong nông nghiệp, tư bản P bỏ vốn nhiều nhất là
 A. Cao Su B. Chè C. Xuất khẩu gạo D. Cà phê
Câu 26: Người viết “Bản án chế độ thực dân Pháp”
 A. Nguyễn Ái Quốc B. Phan Bội Châu
 C. Phạm Hồng Thái D. Phan Châu Trinh
Câu 27: Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân VN bước đầu đi vào đấu tranh tự giác ?
 A. Công hội (bí mật) Sài Gòn Chợ Lớn do Tôn Đức Thắng đứng đầu
B. Bãi công của thợ nhuộm ở Chợ Lớn
C. Bãi công của công nhân ở Nam Định, Hà Nội, Hải Phòng
D. Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son ở Cảng Sài Gòn ngăn tàu Pháp đàn áp Cách mạng Trung Quốc 
Câu 28: Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn?
 A. Đưa yêu sách đến hội nghị Vecxay
B. Nguyễn Ái quốc đọc được luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa
C. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp 
 D. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari 
Câu 29: Công lao đầu tiên to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1919 - 1930 là gì?
A. Từ chủ nghĩa yêu nước đền với chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn
 B. Thành lập hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên
 C. Hợp nhất ba tổ chức cộng sản D. Khởi thảo cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng
Câu 30: Báo “Búa Liềm” là cơ quan ngôn luận của tổ chức cộng sản nào được thành lập năm 1929 ở VN?
 A. Đông Dương cộng sản liên đoàn B. Đông Dương cộng sản đảng
 C. An Nam cộng sản đảng
 D. Đông Dương cộng sản liên đoàn và Đông Dương cộng sản đảng
Câu 31: Cho các sự kiện sau:
Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa.
Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Véc xai bản yêu sách của nhân dân An Nam
Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo đúng trình tự thời gian.
A. 2, 3, 1 B. 1, 2, 3 C. 3, 2, 1 D. 2, 1, 3
Câu 32: Cơ quan ngôn luận của hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên là:
 A. Báo Thanh Niên	 B. Tác phẩm "Đường Cách Mệnh"
 C. Bản án chế độ tư bản Pháp	 D. Báo Người Cùng Khổ
Câu 33: Lí luận nào sau đây đã được cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên truyền bá vào Việt Nam?
 A. Lí luận Mác - Lênin. B. Lí luận đấu tranh giai cấp.
 C. Lí luận cách mạng vô sản. D. Lí luận giải phóng dân tộc
Câu 34: Cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2-1930) do tổ chức nào dưới đây lãnh đạo?
 A. Đảng Thanh niên. B. Đảng Lập hiến. 
C. Việt Nam Quốc dân Đảng. D. Việt Nam nghĩa đoàn. 
Câu 35: Số nhà 5 D phố Hàm Long (Hà Nội) là nơi diễn ra sự kiện: 
A. Đại hội lần thứ nhất của Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên
B. Thành lập Đông Dương cộng sản đảng
C. Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam ra đời
D. Hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam
Câu 36: Tại hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản, có sự tham gia của các tổ chức cộng sản nào?
A. Đông Dương cộng sản đảng, An Nam cộng sản đảng
B. Đông Dương cộng sản đảng, An Nam cộng sản đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn
C. Đông Dương cộng sản đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn
D. An Nam cộng sản đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn
Câu 37: Trong việc giải quyết khó khăn, việc giải quyết khó khăn nào Chủ tịch Hồ Chí Minh gương mẫu thực hiện trước
A.Giải quyết nạn dốt B. Giải quyết nạn đói
C. Giải quyết nạn đói và dốt D. Giải quyết khó khăn tài chính
Câu 38: Đảng cộng sản Đông Dương xác định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Việt Nam trong cuộc vận động dân chủ 1936-1939 là?
A. Đánh đổ Đế quốc Pháp.
B. Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai..
C. Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày nghèo.
D. Tập trung mũi nhọn đấu tranh chống kẻ thù chính là phát xít Nhật
Câu 39. Tại Hội nghị TW Đảng lần thứ 8, Nguyễn Ái Quốc chủ trương thành lập mặt trận nào?
A. Mặt trận Liên Việt. B. Mặt trận Đồng Minh.
C. Mặt trận Việt Minh D. Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương
Câu 40. Nguyên nhân cơ bản quyết định sự thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945 là ?
A. Truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta.
B. Liên minh công nông vững chắc.
C. Phát xít Nhật bị Hồng quân Liên Xô và phe đồng minh đánh bại, kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương đã gục ngã.
D. Sự lãnh đạo tài tình của Đảng cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
ĐÁP ÁN
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
A
B
A
A
A
A
A
C
A
C
A
D
B
B
C
C
C
A
A
A
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
B
B
B
A
A
A
D
B
A
B
D
A
A
C
C
A
B
B
C
D

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_Dap_an_thi_thu_HKI_2016_2017.doc