PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2016 – 2017 Môn: Lịch sử Thời gian thi: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ BÀI Câu 1 (2,0 điểm) Quan hệ Mĩ - Liên Xô trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai có gì khác nhau? Tại sao có sự khác nhau đó? Câu 2 (4,0 điểm) Nguyên nhân ra đời của tổ chức ASEAN là gì? Tại sao nói sự phát triển của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali - Inđônêxia tháng 2 năm 1976. Câu 3 (6 điểm) Lập bảng so sánh hai xu hướng cứu nước bạo động của Phan Bội Châu và cải cách của Phan Châu Trinh về các mặt: chủ trương, biện pháp, khả năng thực hiện, ảnh hưởng, kết quả, hạn chế và tác dụng? Tại sao các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX đều thất bại ? Câu 4 (5 điểm) Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam thực dân Pháp đã thi hành các chính sách về kinh tế như thế nào? Mục đích của chính sách đó? Nêu những tác động của chính sách đó đến nền kinh tế Việt Nam? Câu 5 (3 điểm) Hãy trình bày hiểu biết của bản thân về các phong trào yêu nước chủ yếu đầu thế kỉ XX bằng cách hoàn tất thông tin theo mẫu sau: Phong trào Thời gian Mục đích Hình thức và nội dung hoạt động chủ yếu ........................................Hết.............................................. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2014 – 2015 Môn: Lịch sử Câu Nội dung Điểm Câu 1 Quan hệ Mĩ - Liên Xô trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai có gì khác nhau? Tại sao có sự khác nhau đó? 2,0 đ * Quan hệ Mĩ - Liên Xô: Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ và Liên Xô là đồng minh. Sau chiến tranh, Mĩ và Liên Xô nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu và đi tới tình trạng “chiến tranh lạnh”. 0.75 * Giải thích - Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa phát xít là kẻ thù chung của cả Liên Xô và Mĩ nên hai nước buộc phải liên minh với nhau. 0,5 - Sau chiến tranh, Mĩ và Liên Xô có sự đối lập về mục tiêu và chiến lược: 0,25 + Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình và an ninh thế giới, bảo vệ thành quả của CNXH; 0,25 + Mĩ chống phá Liên Xô và các nước XHCN, âm mưu làm bá chủ thế giới. Từ sự đối lập trên, Mĩ và Liên Xô đã nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu. 0,25 Câu 2 Nguyên nhân ra đời của tổ chức ASEAN là gì? Tại sao nói sự phát triển của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali - Inđônêxia tháng 2 năm 1976. 4,0 đ * Nguyên nhân ra đời của tổ chức ASEAN - Sau khi giành được độc lập và đứng trước những yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước , nhiều nước Đông Nam Á đã chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm cùng nhau hợp tác, phát triển, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài với khu vực, nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Đông Dương ngày càng không thuận lợi, khó tránh khỏi thất bại... - Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của các nước Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Xingapo, Thái Lan. * Hiệp ước Ba li - Inđônêxia tháng 2-1976 - Trong bối cảnh lịch sử mới ở Đông Nam Á, Mĩ thất bại hoàn toàn trong cuộc chiến tranh Việt Nam, cách mạng ba nước Đông Dương thắng lợi, tháng 2/1976 ASAEAN họp Hội nghị thượng đỉnh lần thứ I tại Bali (Inđônêxia). Các nhà lãnh đạo ASEAN đã ký kết các văn kiện quan trọng Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (Hiệp ước Bali). +Hiệp ước đã xác định những xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ của các nước Đôngg Nam Á như tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước thành viên, hợp tác cùng phát triển. - Như vậy, Hội nghị thượng đỉnh Bali đã đặt nền tảng lý luận cho sự hợp tác ASEAN, hình thành chủ nghĩa khu vực ASEAN; đồng thời củng cố nền tảng pháp lý, cơ cấu tổ chức bảo đảm cho sự hợp tác ASEAN, song cũng mở cửa cho các nước khác trong khu vực tham gia. Sau Hội nghị, mối quan hệ giữa các nước trong ASEAN đã không ngừng phát triển, ngày càng gắn bó hơn, vị thế của ASEAN ngày càng lớn mạnh hơn 1,25 0,25 0,5 1,0 1,0 Câu 3 Lập bảng so sánh hai xu hướng cứu nước bạo động của Phan Bội Châu và cải cách của Phan Châu Trinh về các mặt: chủ trương, biện pháp, khả năng thực hiện, ảnh hưởng, kết quả, hạn chế và tác dụng? Tại sao các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX đều thất bại ? 6,0 đ Bảng so sánh hai xu hướng cứu nước bạo động của Phan Bội Châu và cải cách của Phan Châu Trinh Điểm chính Phan Bội Châu Phan Châu Trinh Chủ trương Đánh Pháp, giành độc lập dân tộc, xây dựng xã hội tiến bộ về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa.Chủ trương bạo động, dựa vào Nhật (xin vũ khí, tiền bạc) để đánh lại Pháp. - Chủ trương ôn hoà và công khai. - Mở cuộc vận động cải cách trong nước để chống lại Pháp, khai trí , mở ngành công thương nghiệp tự cường. Biện pháp Lập hội Duy Tân (1904) đưa học sinh Việt Nam sang Nhật để du học sau này về cứu nước. - Cải cách để cứu nước với những hình thức đấu tranh phong phú như: mở trường học, diễn thuyết, đả kích quan lại xấu , cổ vũ cho việc mở mang công thương nghiệp. Khả năng thực hiện Phù hợp với nguyện vọng của nhân dân nhưng chủ trương cầu viện Nhật Bản là khó có khả năng thực hiện được. Không thể thực hiện được vì trái với đường lối của Pháp. Ảnh hưởng Phong trào được nhiều người hưởng ứng. Ảnh hưởng của phong trào rất mạnh dẫn đến phong trào trốn đi phu, chống sưu thế diễn ra rầm rộ ở Trung Kì năm 1908. Kết quả Pháp – Nhật cấu kết với nhau, phá hoại. Phong trào Đông Du tan rã vào năm 1909. Pháp thẳng tay đàn áp, bắt bớ tù đày những người yêu nước. Phan Châu Trinh bị giặc Pháp đày ra Côn Đảo (1908) Hạn chế Chưa có đường lối cách mạng đúng đắn, chưa nhận rõ kẻ thù nên chủ trương đưa Nhật để chống Pháp là sai lầm, nguy hiểm. Chưa có đường lối cách mạng đúng đắn, chống Pháp bằng cách hô hào Duy Tân cải cách, xu hướng bắt tay với Pháp. Tác dụng Khuấy động lòng yêu nước, cổ vũ tinh thần dân tộc. - Cổ vũ tinh thần học tập tự cường. - Giáo dục tư tưởng chống các hủ tục phong kiến, bỏ cũ theo mới. * Các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX đều thất bại là do: - Phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX lần lượt bị thất bại trước sự đàn áp đẫm máu của đế quốc Pháp và phong kiến tay sai. - Nguyên nhân thất bại chính là thiếu sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến cách mạng. Giai cấp công nhân chưa trở thành một lực lượng chính trị độc lập nên chưa thể đảm nhận vai trò lãnh đạo. 0,75 0,75 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 1,0 1,0 Câu 4 Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam thực dân Pháp đã thi hành các chính sách về kinh tế như thế nào? Mục đích của chính sách đó? Nêu những tác động của chính sách đó đến nền kinh tế Việt Nam? 5,0 đ - Các chính sách về kinh tế: + Về nông nghiệp: Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền, áp dụng phương thức bóc lột nông dân theo kiểu phát canh thu tô. + Về công nghiệp: Pháp tập trung khai thác than và kim loại. Ngoài ra, Pháp đầu tư vào một số ngành khác như sản xuất xi măng, điện, chế biến gỗ... + Về giao thông vận tải: chúng xây dựng hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đường sắt để tăng cường bóc lột kinh tế và phục vụ mục đích quân sự. + Về thương nghiệp: Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam, hàng hóa của Pháp nhập vào Việt Nam chỉ bị đánh thuế rất nhẹ hoặc được miễn thuế, nhưng đánh thuế cao hàng hóa của các nước khác. Pháp còn đề ra các thứ thuế mới bên cạnh các loại thuế cũ, nặng nhất là thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện... - Mục đích: các chính sách trên của thực dân Pháp là nhằm vơ vét sức người, sức của của nhân dân Đông Dương. - Tác động: nền kinh tế Việt Nam đầu thế kỉ XX đã có nhiều biến đổi. Những yếu tố tích cực và tiêu cực đan xen nhau do đường lối nô dịch thuộc địa của thực dân Pháp gây ra. + Tích cực: Cuộc khai thác thuộc địa của Pháp làm xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân; thành thị mọc lên; bước đầu nền kinh tế hàng hóa xuất hiện, tính chất tự cung, tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ. + Tiêu cực: Một trong những mục tiêu của công cuộc khai thác thuộc địa là vơ vét sức người, sức của của nhân dân Đông Dương. Do vậy: tài nguyên thiên nhiên bị bóc lột cạn kiệt, nông nghiệp giẫm chân tại chỗ, công nghiệp phát triển nhỏ giọt, què quặt, thiếu hẳn công nghiệp nặng. Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc. 0,5 0,5 0,5 0,75 0,5 0,25 1,0 1,0 Câu 5: Hãy trình bày hiểu biết của bản thân về các phong trào yêu nước chủ yếu đầu thế kỉ XX bằng cách hoàn tất thông tin theo mẫu sau: 3 3,0 đ Phong trào Thời gian Mục đích Hình thức và nội dung hoạt động chủ yếu Đông Du 1905-1909 Đào tạo nhân tài cho đất nước, chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang. - Thành lập Hội Duy Tân. - Đưa học sinh sang Nhật du học. - Viết sách báo tuyên truyền yêu nước. 1,0 Đông Kinh nghĩa thục 1907 Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài. Chấn hưng đất nước. - Mở trường học. - Tổ chức các buổi diễn thuyết. - Xuất bản sách báo. 1,0 Cuộc vận động Duy tân và phong trào chống sưu thuế ở Trung Kì 1908 Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài. Khuyến khích kinh doanh công thương nghiệp. Chống đi phu, chống sưu thuế. - Mở trường dạy học theo lối mới, hô hào chấn hưng thực nghiệp. - Phổ biến cái mới và vận động làm theo cái mới, cái tiến bộ. - Biểu tình chống đi phu, chống sưu thuế. 1,0
Tài liệu đính kèm: