Đề và đáp án thi học sinh giỏi Lịch sử lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Thủy Nguyên

pdf 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 766Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề và đáp án thi học sinh giỏi Lịch sử lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Thủy Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề và đáp án thi học sinh giỏi Lịch sử lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Thủy Nguyên
 UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Năm học 2015 – 2016 
 MÔN: LỊCH SỬ 8 
 Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề). 
 Đề thi gồm 04 câu, 01 trang. 
Câu 1. (3,0 điểm) 
 Phân tích nguyên nhân và kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai (1939-
1945)? Em có suy nghĩ gì về các cuộc xung đột trên thế giới hiện nay? 
Câu 2. (3,0 điểm) 
“Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh 
Tây”. Bằng kiến thức lịch sử đã học từ năm 1858-1873, hãy làm sáng tỏ câu nói 
trên. 
Câu 3. (3,0 điểm) 
 Vì sao vào nửa cuối thế kỉ XIX ở nước ta xuất hiện các đề nghị cải cách? 
Phân tích kết cục các đề nghị cải cách đó và liên hệ với quá trình đổi mới của 
Việt Nam hiện nay? 
 Câu 4. (1,0 điểm) 
Nhân dân Hải Phòng đã có những đóng góp gì trong phong trào đấu tranh 
chống Pháp xâm lược? 
---------------HẾT ---------------- 
* Ghi chú: - Thí sinh không được sử dụng tài liệu. 
 - Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. 
ĐỀ THI CHÍNH THỨC 
 UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Năm học 2015 – 2016 
HƯỚNG DẪN CHẤM 
Môn: Lịch sử 8 
Câu Nội dung Điểm 
1 
(3,0 điểm) 
 Phân tích nguyên nhân và kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai (1939-
1945). Suy nghĩ gì về các cuộc xung đột trên thế giới hiện nay. 
*Nguyên nhân của chiến tranh thế giới thứ hai 
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất mâu thuẫn về quyền lợi, thị trường 
thuộc địa lại nảy sinh giữa các nước đế quốc. Cuộc khủng hoảng kinh 
tế thế giới 1929-1933 làm cho các mâu thuẫn ấy thêm sâu sắc, dẫn 
đến việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít I-ta-li-a, Đức, Nhật. 
0,5 
- Giữa các nước đế quốc hình thành hai khối đối địch nhau khối phát 
xít và khối dân chủ, hai khối này mâu thuẫn với nhau về thị trường và 
thuộc địa nhưng đều coi Liên Xô là kẻ thù cần tiêu diệt, khối Anh- 
Pháp-Mỹ thực hiên đường lối thỏa hiệp nhằm làm cho khối phát xít 
chĩa mũi nhọn chiến tranh vào Liên Xô ... 
0,5 
* Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai 
- Đây là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá dữ dội 
nhất trong lịch sử loài người 60 triệu người bị chết, 90 triệu người bị 
tàn tật, thiệt hại vật chất gấp 10 lần thế chiến thứ nhất và bằng tất cả 
các cuộc chiến tranh của 1000 năm trước đó cộng lại. Chiến tranh kết 
thúc dẫn tới những biến đổi căn bản của tình hình thế giới. 
0,5 
- Chủ nghĩa xã hội từ một nước trở thành hiện thực ở nhiều nước, 
hình thành cục diện mới trên chính trường thế giới. 
0,25 
- Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của chủ 
nghĩa phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhât. Khối đồng minh (Liên Xô- Mĩ- 
Anh) đã chiến thắng. Đó là thắng lợi vĩ đại của cả loài người tiến bộ, 
của các dân tộc lớn nhỏ trong cuộc chiến đấu kiên cường chống chủ 
nghĩa phát xít. 
0,25 
* Các cuộc xung đột trên thế giới hiện nay 
 - Trong những năm gần đây, nhiều cuộc xung đột sảy ra đó chỉ là sự 
tranh chấp giữa một số quốc gia và xung đột dân tộc, tôn giáo sắc 
tộc. 
 Tình trang vũ khí hạt nhân rải rác ở cộng hòa dân chủ nhân dân 
Triều Tiên và Iran là vấn đề gây căng thẳng quy mô quốc tế. Quan hệ 
giữa Israel với thế giới Hồi giáo luôn bị căng thẳng, tình hình chính 
trị ở Trung Đông- Bắc Phi diễn ra ngày càng phức tạp gia tăng bất ổn 
khu vực 
 Thời gian gần đây Trung Quốc liên tục gây xung đột và bành 
trướng sức mạnh trước Nhật Bản, Ấn Độ, các nước ASEAN, Việt 
Nam, đặc biệt vấn đề tranh chấp trên Biển Đông. Hay sự tàn bạo của 
nhà nước IS, khủng bố đẫm máu nhiều nơi gây nhiều quan ngại sâu 
sắc với nền hoà bình và an ninh khu vực cũng như thế giới. 
0,25 
0,25 
0,25 
 Khi chiến tranh xảy ra toàn nhân loại phải hứng chịu hậu quả 
khôn lường, cả những nước thắng trận và bại trận ở tất cả các châu 
lục trên toàn thế giới. Chúng ta phải ngăn chặn chiến tranh, phải làm 
thế nào để chiến tranh không bao giờ xảy ra nữa, đó là trách nhiệm 
của mỗi người, mỗi quốc gia và toàn thể nhân loại. 
0,25 
2 
(3,0 điểm) 
 “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh 
Tây”. Bằng kiến thức lịch sử đã học từ năm 1858-1873 hãy làm sáng tỏ câu 
nói trên 
Hoàn cảnh lịch sử: 
 1.9.1858 Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng mở đầu cho công cuộc 
xâm lược nước ta. Nhân dân 2 miền Nam- Bắc đã vùng lên đấu tranh 
theo bước chân xâm lược của Pháp. 
0.25 
Quá trình kháng chiến 
* 1858-1862: Nhân dân Miền Nam cùng sát cánh với quân triều đình 
đứng lên chống Pháp xâm lược. 
 1858 trước sự xâm lược của thực dân Pháp, đội quân của Phạm 
Gia Vĩnh và quân triều đình do Nguyễn Tri Phương chỉ huy đắp 
thành luỹ, bao vây địch, thực hiện “vườn không nhà trống”, giam 
chân địch suốt 5 tháng liền làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng 
nhanh của chúng. 
02,5 
 Ở Bắc Kì có đội quân học sinh gần 300 người do Phạm Văn Nghị 
đứng đầu xin vào Nam chiến đấu. 
0,25 
 - 1859 Quân Pháp chiếm Gia Định, nhiều đội quân của nhân dân 
hoạt động mạnh, làm cho quân Pháp khốn đốn. Tiêu biểu là khởi 
nghĩa của nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Ét-pê-răng 
ngày 10.12.1861 trên sông Vàm cỏ Đông. 
0,25 
* 1862-1873: Nhân dân tự động kháng chiến mặc dù khi nhà Nguyễn 
đầu hàng từng bước rồi đầu hàng hoàn toàn. 
 - 1862, nhà Nguyễn kí hiệp ước Nhâm Tuất phong trào phản đối 
lệnh bãi binh và phản đối hiệp ước lan rộng ra 3 tỉnh Miền Đông, 
đỉnh cao là khởi nghĩa Trương Định với ngọn cờ “Bình Tây đại 
Nguyên Soái”. Nhân dân khắp nơi nổi dậy, phong trào nổ ra gần như 
Tổng khởi nghĩa: Căn cứ chính ở Tân Hoà, Gò Công làm cho Pháp 
và triều đình khiếp sợ. 
0,5 
- 1867, Pháp chiếm nốt 3 tỉnh Miền Tây Nam Kì: nhân dân miền 
Nam chiến đấu với nhiều hình thức phong phú như: Khởi nghĩa vũ 
trang, dùng thơ văn để chiến đấu (Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn 
Trị). Thực dân Pháp cùng triều đình tiếp tục đàn áp, các thủ lĩnh đã 
hy sinh anh dũng và thể hiện tinh thần khẳng khái anh dũng bất 
khuất. Nguyễn Hữu Huân: 2 lần bị giặc bắt, được thả vẫn tích cực 
chống Pháp, khi bị đưa đi hành hình ông vẫn ung dung làm thơ. 
Nguyễn Trung Trực: bị giặc bắt đem ra chém, ông đó khẳng khái 
tuyên bố “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người 
Nam đánh Tây”. 
0,5 
- 1873, thực dân Pháp xâm lược Bắc Kì lần I: nhân dân Hà Nội dưới 
sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đã chiến đấu quyết liệt để giữ 
thành Hà Nội (quấy rối địch, đốt kho đạn, chặn đánh địch ở cửa Ô 
0,25 
Thanh Hà), Pháp đánh rộng ra các tỉnh nhưng đi đến đâu cũng vấp 
phải sự phản kháng quyết liệt của nhân dân Bắc Kì. 
 - 21.12.1873, Đội quân cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc đã phục kích 
giặc ở Cầu Giấy, giết chết tướng Gác-ni-ê, làm quân Pháp hoảng sợ. 
0,25 
 Như vậy, giặc Pháp đánh đến đâu nhân dân ta bất chấp thái độ 
của triều đình Nguyễn đã nổi dậy chống giặc ở đó bằng mọi vũ khí, 
nhiều hình thức, cách đánh sáng tạo, ở nhiều địa phương, với nhiều 
giai cấp lãnh đạo và lực lượng tham gia đông đảo, làm chậm quá 
trình xâm lược của thực dân Pháp 
0,5 
3 
(3,0 điểm) 
 Lý do ra đời các đề nghị cải cách xuất hiện cuối thế kỉ XIX. Phân tích 
kết cục và liên hệ với quá trình đổi mới của nước ta hiện này. 
 Tình hình Việt Nam nửa cuối TK XIX. (Lý do ra đời trào lưu cải 
cách Duy Tân). 
 Vào những năm 60 của TK XIX, Pháp mở rộng chương trình 
xâm lược Nam Kì và chuẩn bị đánh chiếm cả nước ta. Trong khi đó 
triều đình Huế vẫn tiếp tục thực hiện chính sách đối nội, ngoại giao 
lỗi thời, lạc hậu khiến cho kinh tế, xã hội Việt Nam khủng hoảng 
nghiêm trọng. Đời sống nhân dân khó khăn, mâu thuẫn giai cấp, mâu 
thuẫn dân tộc ngày càng gay gắt làm bùng nổ các cuộc khởi của nhân 
dân, binh lính, đẩy đất nước vào tình trạng rối ren. 
0,5 
 Trong bối cảnh đó, một số quan lại, sĩ phu xuất phát từ lòng yêu 
nước, thương dân, mong nuốn nước nhà giàu mạnh, đủ sức tấn công 
kẻ thù nên họ đó mạnh dạn đưa ra những đề nghị cải cách, những yêu 
cầu đổi mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá của nhà 
nước Phong kiến => Trào lưu cải cách Duy tân ra đời. 
0,25 
 Các cải cách không thực hiện được vì: 
- Các đề nghị trên mang tính lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ cơ sở 
bên trong, chưa động chạm đến vấn đề cơ bản của thời đại: giải quyết 
2 mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam lúc đó là mâu thuẫn giữa 
nhân dân ta với thực dân Pháp xâm lược và giữa nông dân với địa 
chủ phong kiến. 
0,25 
0,25 
- Triều đình phong kiến nhà Nguyễn bảo thủ, bất lực, không chấp 
nhận thay đổi, từ chối mọi đề nghị cải cách, làm cản trở sự phát triển 
của những tiền đề mới khiến cho xã hội chỉ luẩn quẩn trong vòng bế 
tắc của chế độ thuộc địa nửa phong kiến. 
0,25 
 Ý nghĩa- tác động: 
- Dù không thành hiện thực nhưng những tư tưởng cải cách cuối thế 
kỉ XIX đó gây một tiếng vang lớn, tấn công vào tư tưởng bảo thủ, lỗi 
thời của chế độ phong kiến nhà Nguyễn. 
- Phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu 
biết, thức thời. Góp phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời của phong 
trào Duy tân ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX 
0,25 
0,25 
 Liên hệ với quá trình đổi mới của Việt Nam hiện nay: 
 Việt Nam từ khi tiến hành cải cách mở cửa (đại hội Đảng 6.1986) 
đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trên nhiều lĩnh vực : 
- Kinh tế: đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, gia nhập tổ chức kinh tế 
lớn nhất hành tinh WTO 
0,25 
- Chính trị: Ổn định và được đánh giá là môi trường chính trị ổn định 
ở Châu Á. 
0,25 
- Văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học kỹ thuật có bước phát triển. Xã 
hội: đời sống nhân dân được cải thiện. 
0,25 
 Việt Nam đã bước đầu khởi sắc và đang hoà mình vào xu thế phát 
triển chung của thế giới hoà bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển. 
0,25 
4 
(1,0 điểm) 
 Những đóng góp nhân dân Hải phòng trong phong trào đấu tranh 
chống Pháp xâm lược 
- Ngay từ đầu nhân dân Hải Phòng đã anh dũng đứng lên chống Pháp 
bằng mọi hình thức như tập kích các toán quân tuần tiễu của địch, 
chặn đánh các tàu giặc trên sông, phá các kho hàng của chúng. Ở Cát 
Bà, nhân dân đó đánh trả quyết liệt những trận đổ bộ của giặc lên 
đảo. 
0,25 
- Sau chiếu Cần vương của vua Hàm Nghi được phát ra, nhân dân 
Hải Phòng hưởng ứng rất đông đảo. Tiêu biểu nhất là cuộc khởi 
nghĩa của Đốc Tít ở vùng Thuỷ Nguyên (Hải Phòng). Các thủ lĩnh 
nghĩa quân khác như Đốc Trinh, Lãnh Tư, Cử Bình (An Lão) đó phối 
hợp chiến đấu cùng nghĩa quân Đốc Tít, gây cho địch nhiều thiệt hại. 
0,25 
- Trong những năm cuối thế kỉ XIX cũng phải kể đến phong trào Mạc 
Thiên Binh (1897) đã gây cho quân Phâp nhiều khó khăn, lúng 
túng. 
0,25 
- Các phong trào đấu tranh của nhân dân Hải Phòng đó góp phần làm 
chậm quá trình bình định của xâm lược Pháp cuối thế kỉ XIX, tô 
thắm thêm trang sử vàng truyền thống yêu nước bất khuất của quê 
hương 
0,25 
 ------------------------ HẾT --------------------------- 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfDe_HSG_Su_8_1516.pdf