PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN LỚP 9 THCS HUYỆN ČƯ M’GAR NĂM HỌC 2014 – 2015 ĐỀ CHÍNH THỨC Khoá thi: ngày 13/01/2015 Môn: ĐỊA LÝ 9 Thời gian: 150 Phút (Không kể thời gian giao đề) (Hình 1) 1400 1200 1000 200 400 600 B A Câu 1: (3,0 điểm). a. (2,0 điểm). Thế nào là tọa độ địa lí của một điểm? Xác định tọa độ địa lý của các điểm A, B trên hình 1. b. (1,0 điểm). Một trận bóng đá được tổ chức ở Nam Phi (múi giờ số 2) vào lúc 20 giờ 30 phút ngày 25/06/2014, được truyền hình trực tiếp. Tính giờ truyền hình trực tiếp tại các quốc gia: Việt Nam, Anh. Câu 2: (4.0 điểm). a. (2,0 điểm). Hãy cho biết những biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới gió mùa ẩm qua các thành phần địa hình và sông ngòi của nước ta? b. (2,0 điểm). Chúng ta cần thể hiện thái độ, hành động như thế nào để góp phần xây dựng, phát triển và bảo vệ biển, đảo Việt Nam? Câu 3: (3.0 điểm). Dựa vào kiến thức đã học hãy chứng minh Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên du lịch rất đa dạng? Câu 4: (4.0 điểm). a. (2,0 điểm). Phân tích những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên trong phát triển kinh tế của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ? Kể tên các huyện đảo của vùng? b. (2,0 điểm). Dựa vào Át-lat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy giải thích tại sao thành phố Hồ Chí Minh lại trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước? Câu 5: (6.0 điểm). Cho bảng số liệu sau: DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ NHÂN NƯỚC TA THỜI KỲ 1990 – 2005 NĂM 1990 1995 2001 2005 Diện tích trồng cà phê (nghìn ha) 119 186 565 497 Sản lượng cà phê nhân (nghìn tấn) 92 218 840 752 a. (3,0 điểm). Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự phát triển diện tích và sản lượng cà phê nhân của nước ta thời kỳ 1990 – 2005. b. (3,0 điểm). Qua biểu đồ đã vẽ hãy nhận xét, giải thích về sự biến động diện tích và sản lượng cà phê nhân của nước ta thời kỳ trên. ---------------- Hết ---------------- Ghi chú: - Thí sinh được sử dụng: Máy tính cầm tay và Át-lat Địa lý Việt Nam – NXB Giáo dục Việt Nam; - Giám thị không giải thích gì thêm. Họ tên thí sinh: Số báo danh: PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN LỚP 9 THCS HUYỆN ČƯMGAR NĂM HỌC 2014 – 2015 Khoá thi ngày: 13/01/2015 Môn: ĐỊA LÝ 9 HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC CÂU Ý NỘI DUNG ĐIỂM 1 3,0 a - Kinh độ và vĩ độ của một điểm được gọi chung là tọa độ địa lý của điểm đó. 1,0 1300T 400N - Tọa độ địa lý: + Điểm A 1000T 500N + Điểm B 0,5 0,5 b - Giờ truyền hình trực tiếp tại các quốc gia: Quốc gia Múi giờ Giờ truyền hình trực tiếp Ngày, tháng Nam Phi 2 20h30' 25/06/2014 Việt Nam 7 1h30' 26/06/2014 Anh 0 18h30' 25/06/2014 (Học sinh trình bày được cách tính hoặc nêu được múi giờ mới cho điểm tối đa) 0,5 0,5 2 4,0 a a. (2 điểm) Hãy cho biết những biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới gió mùa qua các thành phần địa hình và sông ngòi của nước ta? + Địa hình: - Ở vùng núi. Trên các vùng núi cao sườn dốc địa hình bị cắt xẻ mạnh, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi xảy ra hiện tượng đất trượt, đá lở. - Vùng núi đá vôi hình thành dạng địa hình cacx tơ, với các hang động ngầm đẹp thuận lợi phát triển du lịch. - Đất dễ bị bào mòn rửa trôi, lâu ngày sẽ tạo nên đất dễ bị bạc màu, thoái hoá đất. - Địa hình vùng đồng bằng ở hạ lưu sông: Được bồi tụ phù sa như đồng bằng châu thổ sông Hồng và ĐBSCL có hiện tượng lấn ra biển - Sông ngòi: Có mạng lưới sông ngòi dày đặc trên 2360 con sông dài 10 km, dọc bờ biển cứ 20 km lại gặp một cửa sông. - Sông nhiều nước, giàu phù sa, hàng năm sông vận chuyển ra biển Đông 200 triệu tấn cát bùn. - Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng với mùa khô. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 b * Để góp phần xây dựng, phát triển và bảo vệ biển, đảo Việt Nam, chúng ta cần: - Tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, mọi người nhận thức rõ giải quyết vấn đề tranh chấp biển Đông là lâu dài và hết sức khó khăn, gian khổ, cần kiên trì, bền bỉ, không nóng vội; Cần phối hợp đồng bộ, tổng hợp, nhiều kênh, nhiều biện pháp, tạo nên sức mạnh tổng hợp. Phấn đấu bằng mọi cách xử lý vấn đề biển Đông bằng biện pháp hòa bình, tạo môi trường ổn định để phát triển đất nước. Chúng ta kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo, giữ vững nguyên tắc, đồng thời linh hoạt, khôn khéo, xem xét vấn đề một cách khách quan, cố gắng cùng tìm giải pháp các bên có thể chấp nhận được. - Tiếp tục củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; Thực hiện chiến lược toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Tăng cường phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các bộ, ngành trung ương và các địa phương; Tăng cường công tác nghiên cứu dự báo, kịp thời đánh giá và đề xuất các biện pháp xử lý tình hình và diễn biến phức tạp ở biển Đông, không để bị động, bất ngờ xảy ra. - Với Trung Quốc, chúng ta tiếp tục thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện; Tăng cường xây dựng, củng cố lòng tin, tạo cơ chế đối thoại, giải quyết tranh chấp trên biển bằng biện pháp hòa bình. Trong quan hệ với Trung Quốc, chúng ta kiên định nguyên tắc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biển, đảo của Tổ quốc, nhưng ứng xử khôn khéo, tránh để rơi vào thế đối đầu trực tiếp về quân sự. Thực tiễn cho thấy, nếu quan hệ Việt Nam - Trung Quốc tốt đẹp thì các tranh chấp dễ giải quyết. - Với thế giới, chúng ta công khai, minh bạch hóa phạm vi chủ quyền, quyền chủ quyền, lập trường, quan điểm chính nghĩa của Việt Nam chúng ta trong vấn đề biển Đông để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi của các nước ASEAN và quốc tế đối với chúng ta; Bác bỏ yêu sách “Đường lưỡi bò” của Trung Quốc. 0,5 0,5 0,5 0,5 3 3,0 Câu 3: Dựa vào kiến thức đã học em hãy: Chứng minh Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên du lịch rất đa dạng? + Tài nguyên du lịch tự nhiên: Phong cảnh: Địa hình đa dạng tạo nên nhiều cảnh đẹp tu hút khách du lịch, như dạng địa hình cacx tơ. (Dẫn chứng) - Có 30 vườn quốc gia với trữ lượng giống sinh vật quý: Cúc Phương, Ba Bể, Cát Tiên, Tam Đảo, U Minh Thượng, U Minh Hạ, Tràm Chim, Côn Đảo... - Hang động đẹp, kì bí: Tam Thanh (Lạng Sơn), Tam Cốc- Bích Động (Ninh Bình) - Khu dự trữ sinh quyển thế giới: Hạ Long, đồng bằng sông Hồng, tây Nghệ An, Cù Lao Chàm, cát Tiên, Kiên Giang... - Du lịch biển phong phú với nhiều địa danh: Trà Cổ, Cát Bà, Đồ Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Nha Trang, Vũng Tàu... + Tài nguyên du lịch nhân văn: - Có nhiều di sản văn hóa Thế giới: Cố đô Huế, phố cổ Hội An, di tích Mĩ Sơn. - Di tích lịch sử cách mạng, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật: Điện Biên, Tân Trào, Cổ Loa, Quê Hương Bác, Củ Chi... - Lế hội truyền thống: Hội chọi trâu, hội đâm Trâu, chùa Hương, Yên Tử, Tây Sơn... - Nhiều làng nghề truyền thống: Vạn Phúc, Bát Tràng, Bạch Mã, Bầu Trúc... - Ngoài những phong cảnh đẹp thu hút khách du lịch thì Việt Nam là nơi có nguồn ẩm thực phong phú, cơ sở hạ tầng như khách sạn, nhà hàng không ngừng hoàn thiện, có tình hình chính trị ổn định thu hút khách du lịch khắp mọi nơi đến Việt Nam. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,75 4 4,0 a (2,0 điểm) Phân tích những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên trong phát triển kinh tế của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ? - Các tỉnh Duyên Hải Nam trung bộ đều giáp biển thuận lợi phát triển kinh tế biển. Các nhánh núi ăn lan sát biển tạo nên hàng loạt các đảo, vịnh biển ăn sâu vào đất liền, dọc bờ biển có nhiều nhiều bãi biển đẹp thuận lợi phát triển đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản và du lịch (Dẫn chứng). - Vùng nước mặn nước ngọt nước lợ ven biển thuận nuôi trồng thuỷ sản như (nuôi tôm hùm, tôm sú, ). Ven bờ biển phát triển nghề khai thác tổ chim yến đem lại giá trị kinh tế cao. - Các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên biển Đông có ý nghĩa lớn về kinh tế và quốc phòng. - Đất nông nghiệp ở đồng bằng ven biển thuận lợi cho trồng các loại cây lương thực.Vùng đồi gò phía tây thuận lợi chăn nuôi gia súc lớn: Bò, dê, cừu. - Có các ngư trường rộng lớn thuận lợi cho nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản. Khoáng sản có: Titan, vàng, cát thuỷ tinh. Khó khăn: - Diện rừng tự nhiên ít, mùa mưa lũ lên nhanh, mùa khô thiếu nước, hiện tượng sa mạc hoá ở các tỉnh cực Nam trung Bộ. + Tên các huyện đảo trong vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ: - Huyện đảo Hoàng Sa thuộc TP. Đà Nẵng của Việt Nam - Huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hoà của Việt Nam. - Huyện đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi của Việt Nam. - Huyện đảo Phú Quý thuộc tỉnh Bình Thuận của Việt Nam. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 b Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước do: - Có vị trí địa lí thuận lợi: Là đầu mối giao thông lớn nhất cả nước, năm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, đỉnh của tứ giác tăng trưởng công nghiệp - Dân cư, lao động: là thành phố đông dân nhất cả nước, nên có thị trường tiêu thụ tại chỗ rộng lớn; lao động dồi dào, có chuyên môn kĩ thuật cao - Cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, kết cấu hạ tầng hoàn thiện nhất cả nước - Ý khác: Khả năng thu hút đầu tư nước ngoài, cơ cấu ngành đa dạng... 0,5 0,5 0,5 0,5 5 6,0 a * Vẽ biểu đồ: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ NHÂN NƯỚC TA THỜI KỲ 1990 – 2005 Nghìn ha Nghìn tấn 3,0 b * Nhận xét: Từ 1990 – 2005 diện tích và sản lượng cà phê nhân của nước ta nhìn chung ngày càng tăng nhanh nhưng tốc độ tăng và quá trình tăng khác nhau: - Về diện tích: tăng gần 4,2 lần và thay đổi qua hai giai đoạn (1990-2001 tăng rất nhanh, tăng 446 nghìn ha và 2001 – 2005 giảm 68 nghìn ha). - Về sản lượng cà phê nhân: tăng nhanh hơn diện tích, tăng gần 8,2 lần và củng thay đổi qua hai giai đoạn (1990-2005 tăng 748 nghìn tấn và 2001- 2005 giảm 88 nghìn tấn). * Giải thích: - Diện tích trồng cà phê ngày càng tăng do nước ta có nhiều điều kiện để phát triển (như đất đỏ badan, khí hậu nhiệt đới phân hóa theo độ cao, thị trường tiêu thụ ngày càng rộng). - Sản lượng cà phê tăng nhanh do diện tích tăng và năng suất tăng. - Giai đoạn từ 2001-2005 diện tích và sản lượng cà phê nhân giảm do biến động thị trường, thiên tai 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5
Tài liệu đính kèm: