Đề và đáp án thi học sinh giỏi cấp tỉnh Lịch sử lớp 12 - Năm học 2015-2016 - Sở GD & ĐT Thanh Hóa

docx 7 trang Người đăng dothuong Lượt xem 546Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề và đáp án thi học sinh giỏi cấp tỉnh Lịch sử lớp 12 - Năm học 2015-2016 - Sở GD & ĐT Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề và đáp án thi học sinh giỏi cấp tỉnh Lịch sử lớp 12 - Năm học 2015-2016 - Sở GD & ĐT Thanh Hóa
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HOÁ
ĐỀ CHÍNH THỨC
Số báo danh
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
Năm học 2015- 2016
Môn thi:Lịch sử
Lớp:12 THPT
Ngày thi: 10/03/2016
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi có 05 câu, gồm 01 trang)
Câu 1 (3,0 điểm):
Hoàn thành bảng niên biểu các sự kiện trong tiến trình lịch sử thế giới hiện đại:
Số thứ tự
Thời gian
Sự kiện
1
24/10/1945
2
12/03/1947
3
01/10/1949
4
26/01/1950
5
08/09/1951
6
01/01/1959
7
1960
8
08/08/1967
9
12/1989
10
11/1993
11
01/01/1999
12
11/09/2001
Câu 2 (3,0 điểm):
	Trình bày sự khác nhau giữaCương lĩnh chính trị (02/1930) với Luận cương chính trị(10/1930)theo những nội dung sau: Đường lối chiến lược, nhiệm vụ cách mạng, lực lượng cách mạng và rút ra nhận xét.
Câu 3 (5,0 điểm):
Hãy nêu những hoạt động tiêu biểu của tổ chức cách mạng do Nguyễn Ái Quốc sáng lập tại Trung Quốc. Tổ chức này đã chuyển hóa như thế nào trong những năm 1929 – 1930?
Câu 4 (5,0 điểm):
Thông qua nội dung Hiệp định Sơ bộ (06/03/1946) và Hiệp định Giơnevơ (21/07/1954) em hãy làm rõ thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh giành các quyền dân tộc cơ bản? Trong tình hình hiện nay, Việt Nam cần phải làm gì để bảo vệ các quyền dân tộc cơ bản đó?
Câu 5(4,0 điểm):
Toàn cầu hóa là gì? Trình bày sự ra đời, biểu hiện và tác động của xu thế toàn cầu hóa. Theo em thanh niên Việt Nam cần trang bị những gì để hội nhập sâu rộng hơn với quốc tế?
------------------ Hết ------------------
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HÓA
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2015- 2016
HƯỚNG DẪN CHẤMĐỀ CHÍNH THỨC MÔN THI LỊCH SỬ
Lớp:12 THPT
Ngày thi: 10/3/2016
(Hướng dẫn chấm gồm 05 trang)
A. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI CHẤM BÀI.
1. Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng mà vẫn đáp ứng được những yêu cầu cơ bản nêu trong hướng dẫn chấm thì vẫn cho đủ điểm như hướng dẫn qui định.
2. Hướng dẫn chấm chỉ nêu nội dung chủ yếu, giám khảo chấm căn cứ vào mức độ thí sinh đã làm được, đối chiếu với yêu cầu của đề thi và hướng dẫn chấm để cho điểm một cách đúng mức.
 3. Phần trả lời của thí sinh phải đủ ý, chữ viết rõ ràng thì mới cho điểm tối đa.
B. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu
Nội dung
Điểm
1
Hoàn thành bảng niên biểu các sự kiện trong tiến trình lịch sử thế giới hiện đại:
3,0
Stt
Thời gian
Sự kiện
1
24/10/1945
Bản Hiến chương Liên hợp quốc chính thức có hiệu lực.
2
12/03/1947
Khởi đầu chiến tranh lạnh hoặc (Học thuyết Truman ra đời). 
3
01/10/1949
Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập.
4
26/01/1950
Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng hòa.
5
08/09/1951
Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật được kí kết.
6
01/01/1959
Chế độ độc tài Batixta sụp đổ. Nước Cộng hòa Cuba ra đời.
7
1960
Năm châu Phi – 17 nước được trao trả độc lập.
8
08/08/1967
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thành lập.
9
12/1989
Mĩ – Liên Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.
10
11/1993
Bản Hiến pháp Nam Phi chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc (Apacthai) 
11
01/01/1999
Đồng tiền chung Châu âu (EURO) đã được phát hành. 
12
11/09/2001
Cuộc tấn công khủng bố vào nước Mĩ.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
2
Trình bày sự khác nhau giữa Cương lĩnh chính trị (02/1930) với Luận cương chính trị (10/1930) theo những nội dung sau: Đường lối chiến lược, nhiệm vụ, lực lượng cách mạng và rút ra nhận xét.
(Lưu ý: Học sinh có thể không cần kẻ bảng)
3,0
Nội dung so sánh
Cương lĩnh chính trị (02/1930)
Luận cương chính trị (10/1930)
Đường lối chiến lược
Tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản
Lúc đầu là cách mạng tư sản dân quyền, sau đó sẽ tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kì tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa.
Nhiệm vụ cách mạng
Đánh đổ đế quốc Pháp, bon phong kiến và tư sản phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam được độc lập tự do...
Đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc.
Lực lượng cách mạng
Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức; còn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản chưa lộ rõ mặt phản cách mạng thì lợi dụng hoặc trung lập.
Giai cấp công nhân và nông dân.
0,5
0,75
0,75
-Nhận xét: 
+ Cương lĩnh chính trị (tháng 2 /1930) của Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Độc lập và tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này.
0,5
 + Luận cương chính trị (10/1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương do đồng chí Trần Phú soạn thảo đã xác định được những vấn đề cơ bản của cách mạng, nhưng còn có những hạn chế như chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương....nặng về đấu tranh giai cấp...đánh giá không đúng khả năng cách mạng của một số giai cấp... 
0,5
3
 Hãy nêu những hoạt động tiêu biểu của tổ chức cách mạng do Nguyễn Ái Quốc sáng lập tại Trung Quốc. Tổ chức này đã chuyển hóa như thế nào trong những năm 1929 – 1930?
5,0
- Tổ chức cách mạng do Nguyễn Ái Quốc sáng lập tại Trung Quốc là Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
0,5
- Tháng 12/1924, Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô về Quảng Châu (Trung Quốc), Tại đây Người đã chọn một số thanh niên ưu tú trong tổ chức “Tâm tâm xã” thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6/1925)
0,5
- Hoạt động nổi bật :
+ Xuất bản báo “ Thanh niên ” làm cơ quan ngôn luận. Đầu năm 1927 những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện chính trị được tập hợp và xuất bản thành tác phẩm “ Đường Cách mệnh ”
0,5
+ Năm 1927, Hội đã xây dựng cơ sở khắp cả nước. Năm 1928 Hội có gần 300 hội viên, đến năm 1929 có khoảng 1700 hội viên và có cơ sở trong Việt kiều ở Xiêm.
0,5
+ Từ năm 1928 Hội phát động phong trào “ Vô sản hóa” đã thúc đẩy phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ...
0,5
- Sự chuyển hóa trong những năm 1929 – 1930:
+ Cuối năm 1928- 1929 phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ, vượt quá khả năng lãnh đạo của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Yêu cầu đặt ra là phải thành lập một chính đảng Cộng sản để lãnh đạo phong trào cách mạng Cuối tháng 3/1929, với sự nhạy cảm về chính trị, một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên ở Bắc Kì đã họp tại số nhà 5D phố Hàm Long ( Hà Nội ) lập ra chi bộ cộng sản đầu tiên 
0,5
+ Từ ngày 1 đến ngày 9/5/1929, Đại hội lần 1 của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được tổ chức ở Hương Cảng. Tại Đại hội, đoàn đại biểu Bắc Kì đặt vấn đề thành lập Đảng Cộng sản để thay thế cho Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nhưng ý kiến đó không được đại hội chấp nhận. Đoàn đại biểu Bắc Kì đã bỏ đại hội về nước
0,5
+ Ngày 17/6/1929 các hội viên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Bắc Kì đã thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng, thông qua Tuyên ngôn, Điều lệ 
0,5
+ Sau khi Đông Dương Cộng sản Đảng ra đời, vào tháng 8/1929 các hội viên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Nam Kì đã quyết định thành lập An Nam Cộng sản Đảng và ra báo Đỏ là cơ quan ngôn luận..
0,5
- Nhận xét
+ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã tuyên truyền sâu rộng chủ nghĩa Mác- Lê nin, thúc đẩy phong trào công nhân Việt Nam phát triển mạnh mẽ
0,25
+ Quá trình chuyển hóa của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã làm xuất hiện hai tổ chức cộng sản – là cơ sở quan trọng để thành lập nên Đảng Cộng sản Việt Nam ..
0,25
4
Thông qua nội dung Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Hiệp định Giơnevơ (21/07/1954) em hãy làm rõ thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh giành các quyền dân tộc cơ bản? Trong tình hình hiện nay, Việt Nam cần phải làm gì để bảo vệ các quyền dân tộc cơ bản đó?
5,0
- Nội dung Hiệp định sơ bộ
+ Chính phủPháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là quốc gia tự do, có chính phủ riêng, quân đội riêng, tài chính riêng, và là thành viên của Liên bang Đông Dương, nằm trong khối Liên hiệp Pháp.
0,5
+Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thỏa thuận cho 15 nghìn quân Pháp ra Bắc thay quân Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật....
0,25
+ Hai bên ngừng mọi cuộc xung đột ở phía Nam và giữ nguyên quân đội của mình tại vị trí cũ, tạo không khí thuận lợi để đi đến cuộc đàm phán chính thức...
0,25
- Nội dung Hiệp định Giơnevơ
+ Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia; cam kết không can thiệp vào công việc nội bộ của ba nước.
0,5
+ Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương, thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực...
0,25
+ Cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào các nước Đông Dương...các nước Đông Dương không được tham gia bất cứ khối liên minh quân sự nào...
0,25
+ Việt Nam tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước sẽ được tổ chức vào tháng 7 năm 1956...
0,25
+Trách nhiệm thi hành Hiệp định Giơnevơ thuộc về những người kí Hiệp định và những người kế tục họ
0,25
- Thắng lợi của ta trong đấu tranh giành quyền dân tộc cơ bản:
+Ở Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) thực dân Pháp mới chỉ công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là quốc gia tự do nằm trong khối Liên hiệp Pháp. Hiệp định này chỉ mới công nhận tính thống nhất (là một quốc gia), nhưng chưa công nhận nền độc lập, Việt Nam còn bị ràng buộc vào nước Pháp....
0, 75
+Nhưng đến Hiệp định Giơnevơ (21/7/1954) thực dân Pháp buộc phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Đông Dương (trong đó có Việt Nam) bao gồm: độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ...Ngoài ra, Hiệp định Giơ nevơ còn là văn bản pháp lý quốc tế được các cường quốc cùng các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng.
0,75
- Để bảo vệ các quyền dân tộc cơ bản,Việt Nam cần phải :
+ Kiên trì đấu tranh ngoại giao hòa bình, tuân thủ nguyên tắc của Liên Hợp Quốc đó là giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, sẵn sàng đối thoại với các nước để giải quyết mâu thuẫn... Kiên quyết phản đối mọi hành động xâm phạm độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc. Sẵn sàng bảo vệ đất nước khi có giặc ngoại xâm....
0,5
+ Đoàn kết với các nước trong tổ chức ASEAN, đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế và khu vực, các nước trên thế giới và nhân loại tiến bộ..
0,5
5
Toàn cầu hóa là gì? Trình bày sự ra đời, biểu hiện và tác động của xu thế toàn cầu hóa. Theo em thanh niên Việt Nam cần trang bị những gì để hội nhập sâu rộng hơn với quốc tế?
4,0
- Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.
0,5
- Sự ra đời:
+ Từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, trong quan hệ quốc tế xuất hiện xu thế từ đối đầu chuyển sang đối thoại hợp tác. Đặc biệt, từ những năm 90 của thế kỉ XX sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, trên thế giới đã xuất hiện xu thế toàn cầu hóa..
0,5
+ Toàn cầu hóa ra đời trong bối cảnh thế giới có những biến đổi vượt bậc về khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ thông tin và giao thông liên lạc...
0,5
- Những biểu hiện: 
+ Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế...
0,25
+ Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia...
0,25
+ Sự sát nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn, nhằm tăng cường cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước...
0,25
+ Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực như: Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), ngân hàng thế giới (WB), tổ chức thương mại thế giới (WTO)
0,25
- Tác động
0,5
+ Về mặt tích cực: Thúc đẩy rất mạnh, rất nhanh sự phát triển và xã hội hóa của lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng cao...góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế, đòi hỏi phải tiến hành cải cách sâu rộng để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế... 
+ Về mặt tiêu cực: Làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội, ngăn cách giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước, làm cho mọi mặt hoạt động và đời sống của con người kém an toàn...tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và xâm phạm nền độc lập tự chủ của các quốc gia...
0,25
- Thanh niên Việt Nam cần :
+ Trang bị kiến thức, đặc biệt là ngoại ngữ, tin học, kĩ năng sống, để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của các công ty nước ngoài... Phải có kiến thức lịch sử- văn hóa của dân tộc và thế giới để tự tin hòa nhập nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng của dân tộc...
0,5
+ Phải rèn luyện bản lĩnh để đứng vững trước những tác động xấu của toàn cầu hóa...
0,25
------------------ Hết ------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_thi_HSG_mon_su_tinh_Thanh_Hoa_nam_2016_co_HDC.docx