MÃ KÍ HIỆU [*****] ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ LỚP 9 – Năm học 2016 – 2017 MÔN: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 120 phút ( Đề thi gồm 5 câu, 01 trang) Câu 1 (1,5 điểm) a. Khoảng cách từ thành phố Hải Phòng đến Hà Nội là 100km. Trên bản đồ Việt Nam, khoảng cách giữa hai địa điểm đó đo được 10cm. Hỏi bản đồ đó có tỉ lệ bao nhiêu? b. Hãy so sánh tỉ lệ bản đồ của hai bản đồ: Bản đồ A có tỉ lệ 1: 2.000.000 với bản đồ B có tỉ lệ 1: 200.000. Câu 2 ( 1,5 điểm) a.Trình bày sự hiểu biết của em về các vấn đề môi trường của đới nóng, đới ôn hòa và đới lạnh. b.Nguyên nhân cơ bản nào đã làm thay đổi bộ mặt vùng núi hiện nay? Sự phát triển kinh tế của các vùng núi đã đặt ra những vẫn đề gì về môi trường? Câu 3 (2,0 điểm) Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: Chứng minh và giải thích tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu Việt Nam. Câu 4 (2,0 điểm) Cho bảng số liệu : Giá trị sản xuất của một số ngành công nghiệp trọng điểm (Đơn vị: nghìn tỉ đồng) NĂM NGÀNH 2004 2006 2009 2011 2013 Công nghiệp khai thác nhiên liệu 93,4 111,9 181,2 246,8 366,7 Công nghiệp dệt may 107,4 155,3 259,1 426,9 555,4 Công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm 134,6 264,1 428,5 640,6 1 012,4 (Nguồn: Website Tổng cục thống kê Việt Nam-www.gso.gov.vn) a. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất các ngành công nghiệp trong giai đoạn 2004 - 2013. b. Nêu nhận xét và giải thích. Câu 5 ( 3,0 điểm) Du lịch là một trong những nghành dịch vụ quan trọng và có nhiều hứa hẹn phát triển ở các vùng trên cả nước. Hãy chứng minh tiềm năng phát triển du lịch của vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như một số điểm du lịch của Hải Phòng quê em. ------------------ Hết -------------------- MÃ KÍ HIỆU [*****] ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ LỚP 9 – Năm học 2016 – 2017 MÔN: ĐỊA LÍ ( Hướng dẫn chấm gồm 3 trang) Câu Đáp án Điểm 1 (1,5 điểm) a. Khoảng cách từ thành phố Hải Phòng đến Hà Nội là 100km. Trên bản đồ Việt Nam, khoảng cách giữa hai địa điểm đó đo được 10cm. Vậy bản đồ đó có tỉ lệ là 1: 10.000.000 . b. So sánh hai bản đồ, ta thấy: Bản đồ A thể hiện các đối tượng địa lí chi tiết hơn bản đồ B. Vì tỉ lệ bản đồ càng lớn thì diện tích trên thực địa càng nhỏ. 0.5 1.0 0.5 0.5 2 (1,5 điểm) a. Những vấn đề môi trường của các đới khí hậu cụ thể như sau: - Đới nóng: Sự xói mòn đất và suy giảm diện tích rừng nhanh chóng. - Đới ôn hòa: Ô nhiễm môi trường không khí và nước. - Đới lạnh: Sự tuyệt chủng của các loài thú quý hiếm và sự tan chảy của các lớp băng tuyết. b. Nguyên nhân cơ bản làm thay đổi bộ mặt vùng núi là do sự phát triển của nghành giao thông vận tải và công nghiệp điện... * Vấn đề môi trường vùng núi là: - Diện tích rừng bị thu hẹp, chất thải công nghiệp, du lịch làm ô nhiễm nguồn nước, không khí... - Biến đổi địa hình sơ khai, nhiều nghành kinh tế cổ truyền và bản sắc văn hóa dân tộc bị mai một dần... 0,75 0.25 0.25 0,25 0,25 0,5 0.25 0,25 3 (2,0 điểm) a.Tính chất nhiệt đới - Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến. Hằng năm, lãnh thổ nước ta nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn và mọi nơi trong năm đều có hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh. - Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm. - Nhiệt độ trung bình năm cao, trên 20oC (trừ vùng núi cao), tổng số giờ nắng tuỳ nơi từ 1400 - 3000 giờ/năm. b. Lượng mưa, độ ẩm lớn - Lượng mưa trung bình năm từ 1500 - 2000 mm, ở sườn đón gió biển và các khối núi cao có thể lên đến 3500 - 4000 mm. - Độ ẩm không khí cao, trên 80%, cân bằng ẩm luôn luôn dương. c. Gió mùa - Gió mùa mùa đông + Từ tháng XI - IV, miền Bắc chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắc thổi theo hướng Đông Bắc, thường gọi là gió mùa Đông Bắc. + Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc : nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, nửa sau mùa đông là lạnh, ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. + Khi di chuyển xuống phía nam, gió mùa Đông Bắc suy yếu dần, bớt lạnh hơn và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã. Từ Đà Nẵng trở vào, Tín Phong bán cầu Bắc thổi theo hướng Đông Bắc chiếm ưu thế, gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô. - Gió mùa mùa hạ : Từ tháng V - X, có hai luồng gió cùng hướng Tây Nam thổi vào nước ta. + Vào đầu mùa hạ : khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng Tây Nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi dọc theo biên giới Việt - Lào, gây hiện tượng phơn khô nóng cho vùng đồng bằng ven biểnTrung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc. + Vào giữa, cuối mùa hạ : gió mùa Tây Nam (xuất phát từ cao áp cận chí tuyến bán cầu Nam) hoạt động mạnh. Gió này gây ra mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên, cùng với dải hội tụ nhiệt đới gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng IX cho Trung Bộ. 0,5 0.25 0.25 0,5 0.25 0.25 1,0 0.5 0.5 4 (2,0 điểm) *Xử lí số liệu: TỐC ĐỘ TĂNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP (Đơn vị: %) Năm Ngành 2004 2006 2009 2011 2013 Công nghiệp khai thác nhiên liệu 100 119,8 194,0 264,2 392,6 Công nghiệp dệt may 100 144,6 241,2 397,5 517,1 Công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm 100 196,2 318,4 475,9 752,2 0,25 0,75 1,0 0.25 0.25 0.25 0.25 *Vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng đầy đủ các yêu cầu *Nhận xét và giải thích: - Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng các ngành công nghiệp trọng điểm trên liên tục tăng nhanh nhưng không đều giữa các ngành. + Công nghiệp khai thác nhiên liệu tăng do đẩy mạnh khai thác dầu thô, than, đổi mới công nghệ khai thác...(Dẫn chứng..) + Công nghiệp dệt may tăng nhanh do thị trường xuất khẩu mở rộng (nước ta gia nhập WTO), đổi mới công nghệ, nâng cao sản lượng(Dẫn chứng..) + Công nghiệp chế biến lương thực-thực phẩm tăng nhanh do nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định, thị trường đầu ra mở rộng, đổi mới công nghệ, thu hút đầu tư mở rộng sản xuất...(Dẫn chứng..) 5 (3,0 điểm) *Đồng bằng sông Hồng là vùng giàu tài nguyên du lịch, có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. - Tài nguyên du lịch tự nhiên: + Phong cảnh đẹp: Hồ Gươm, Đồ Sơn, Cát Bà, chùa Hương, Côn Sơn, Kiếp Bạc + Bãi tắm đẹp: Cát Cò, Đồ Sơn... + Vườn quốc gia: Cúc Phương, Cát Bà, Tam Đảo... - Tài nguyên du lịch nhân văn: + Công trình kiến trúc: chùa Một Cột, văn miếu Quốc Tử Giám, chùa Bái Đính, kinh thành Thăng Long, cố đô Hoa Lư, phố cổ Hà Nội + Di tích lịch sử: Bến tàu không số, sông Bạch Đằng, thành Cổ Loa, quảng trường Ba Đình.. + Lễ hội truyền thống: hội chùa Hương, hội Lim, lễ hội chọi trâu Đồ Sơn + Làng nghề truyền thống: tranh Đông Hồ, lụa Hà Đông, gốm Bát Tràng. + Văn hóa ẩm thực. * Các điểm du lịch của Hải Phòng: - Du lịch tự nhiên: Đồ Sơn, Cát Bà, Núi Voi... - Du lịch nhân văn: Đền trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, đền nhà Mạc , ..... 0,5 1,0 0.5 0.25 0.25 1,0 0.25 0.25 0.25 0.25 0,5 0.25 0.25 -------------------- Hết ----------------------
Tài liệu đính kèm: