PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ỨNG HÒA ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi gồm 01 trang) KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2015 - 2016 ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ (Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian giao đề) Câu 1 (4,0 điểm). Có kiến cho rằng: “thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của châu Á”. Bằng những hiểu biết về sự tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ, Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á trong những thập niên qua, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên? Câu 2 (5,5 điểm). Tại sao sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỉ XX được gọi là “thần kì”? Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản? Trong công cuộc đổi mới hiện nay, Việt Nam có thể học tập được gì từ kinh nghiệm của Nhật Bản? Câu 3 (5,5 điểm). “Chiến tranh lạnh” là gì? Biểu hiện và hậu quả của “chiến tranh lạnh”? Sau “chiến tranh lạnh”, tình hình thế giới biến chuyển và diễn ra theo những xu hướng nào? Câu 4 (5,0 điểm). Trình bày thái độ chính trị và khả năng cách mạng của giai cấp nông dân và công nhân nước ta sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? Nêu những mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? Theo em mâu thuẫn nào là cơ bản nhất? Họ và tên thí sinh:............................................................... Số báo danh:.................... Lưu ý: Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ỨNG HÒA KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2015 - 2016 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: LỊCH SỬ 9 I. Hướng dẫn chung: - Thí sinh trả lời theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản như hướng dẫn chấm thi thì vẫn cho điểm tối đa như hướng dẫn quy định. - Điểm tối đa toàn bài là 20 điểm. II. Hướng dẫn chi tiết và thang điểm chấm: Câu Nội dung cần đạt Điểm Câu 1 (4,0 điểm) *. Giới thiệu khái quát về châu Á: - Đất rộng, người đông, tài nguyên phong phú; trước Chiến tranh thế giới thứ hai chịu sự bóc lột và nô dịch nặng nề của đế quốc thực dân, đời sống nhân khổ cực... 0,5 - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á phát triển mạnh, hầu hết các nước đã giành được độc lập. Sau khi giành được độc lập, các nước châu Á bước vào thời kỳ xây dựng đất nước theo nhiều con đường khác nhau nhưng đều đạt được thành tựu to lớn. 0,5 *. Chứng minh sự tăng trưởng về kinh tế: - Ấn Độ: Nhờ “Cách mạng xanh” đã tự túc lương thực cho hơn 1 tỉ người dân, công nghiệp phát triển mạnh: thép, dệt, xe hơi, công nghệ phần mềm 0,75 - Trung Quốc: Từ khi tiến hành cải cách mở cửa từ năm 1978 đến nay, nền kinh tế phát triển nhanh chóng, tăng trưởng cao nhất thế giới; GDP hàng năm tăng 9,6% đứng thứ 7 thế giới. Đời sống nhân dân nâng cao rõ rệt. Từ 1978 đến 1997 thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn tăng 133,6 đến 2090,1 nhân dân tệ; ở thành phố từ 343,4 lên 5160,3 nhân dân tệ. 0,75 - Một số nước Đông Nam Á: + Xin-ga-po: Từ năm 1968 đến năm 1973 kinh tế tăng bình quân hàng năm khoảng 12% và trở thành “con rồng châu Á”. + Ma-lai-xi-a: Từ năm 1965 đến 1983 tốc độ tăng trưởng là 6,3%. + Thái Lan: Từ năm 1987 đến năm 1990, tốc độ tăng trưởng kinh tế mỗi năm là 11,4%.. 0,75 *. Kết luận: Với sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của các nước châu Á tiêu biểu là Ấn Độ, Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á nên nhiều người dự đoán “ thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của châu Á”... 0,75 Câu 2 (5,5 điểm) - Sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỉ XX được gọi là “thần kì” vì: Từ một nước bại trận sau Chiến tranh thế giới thứ hai, mất hết thuộc địa, nền kinh tế bị tàn phá nặng nề. nhưng chỉ sau vài thập niên, Nhật Bản vươn lên trở thành một siêu cường về kinh tế, nhiều người gọi đó là sự phát triển “thần kì” Nhật Bản. 1,0 - Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản: + Truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời của người Nhật Bản 0,5 + Hệ thống tổ chức có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti Nhật Bản. 0,5 + Vai trò của Nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển. 0,5 + Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý thức vươn lên.. 0,5 + Áp dụng những thành tựu tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất..Chi phí quốc phòng thấp nên có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho kinh tế. 0,5 + Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển như nguồn viện trợ của Mĩ, lợi dụng việc Mĩ tiến hành chiến tranh với Triều Tiên (1950 - 1953) và với Việt Nam (1954 - 1975) để làm giàu 0,5 - Trong công cuộc đổi mới hiện nay, Việt Nam có thể học tập được từ kinh nghiệm của Nhật Bản: + Coi trọng nhân tố con người, ưu tiên phát triển giáo dục đào tạo, tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 0,5 + Vận dụng kịp thời, sáng tạo những tiến bộ khoa học kĩ thuật - công nghệ vào sản xuất và đời sống.. 0,5 + Vai trò của Nhà nước trong việc nắm bắt đúng thời cơ, điều tiết kinh tế, đề ra chiến lược phát triển 0,5 Câu 3 (5,5 điểm) - “Chiến tranh lạnh": là chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. 0,5 - Biểu hiện: + Mĩ và các nước đế quốc chạy đua vũ trang, tăng cường ngân sách quân sự, thành lập các khối quân sự cùng các căn cứ quân sự bao quanh Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lược.. 1,0 + Trước tình hình bị đe dọa đó, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa phải tăng ngân sách quốc phòng, củng cố khả năng phòng thủ của mình. 0,5 - Hậu quả: Thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, thậm chí có lúc đứng trước nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới, đồng thời làm tiêu tốn một khối lượng khổng lồ tiền của và sức người vô ích.. 1,0 - Sau “chiến tranh lạnh”, tình hình thế giới biến chuyển và diễn ra theo những xu hướng sau: + Một là, xu thế hoà hoãn và hoà dịu trong quan hệ quốc tế. 0,5 + Hai là, sự tan rã của trật tự hai cực I-an-ta và thế giới đang tiến tới xác lập một thế giới mới đa cực, nhiều trọng tâm... 0,5 + Ba là, từ sau "chiến tranh lạnh" và dưới tác động to lớn của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật, hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm 0,5 + Bốn là, tuy hoà bình thế giới được củng cố, nhưng từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, ở nhiều khu vực lại xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến giữa các phe phái (Liên bang Nam Tư cũ, châu Phi, một số nước ở Trung Á..). 0,5 + Tuy nhiên, xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế. Đây vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI. 0,5 Câu 4 (5,0 điểm) - Giai cấp nông dân: + Chiếm trên 90% dân số, bị thực dân, phong kiến áp bức bóc lột nặng nề bằng sưu cao, thuế nặng.. Họ bị bần cùng hóa và phá sản trên quy mô lớn. 0,5 + Nông dân Việt Nam giàu lòng yêu nước, có tinh thần chống đế quốc và phong kiến và là lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng. 0,5 - Giai cấp công nhân: + Phát triển khá nhanh cả về số lượng và chất lượng trong thời kì khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.Tập trung tại các vùng mỏ, các thành phố công nghiệp, đồn điền cao su.. 0,5 + Công nhân Việt Nam có những đặc điểm riêng: bị ba tầng áp bức bóc lột của thực dân, phong kiến, tư sản người Việt; có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân; kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng và bất khuất của dân tộc. 1,0 + Công nhân Việt Nam ra đời, tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga nên sớm trở thành lực lượng độc lập, hoàn toàn có khả năng lãnh đạo cách mạng Việt Nam. 0,5 - Những mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất: + Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến (mâu thuẫn giai cấp). 0,75 + Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp (mâu thuẫn dân tộc). 0,75 - Mâu thuẫn cơ bản nhất là: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp. 0,5 --- Hết---
Tài liệu đính kèm: