Đề và đáp án thi chọn học sinh giỏi Lịch sử lớp 8 - Đề số 6 - Phòng GD & ĐT Thủy Nguyên

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 579Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề và đáp án thi chọn học sinh giỏi Lịch sử lớp 8 - Đề số 6 - Phòng GD & ĐT Thủy Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề và đáp án thi chọn học sinh giỏi Lịch sử lớp 8 - Đề số 6 - Phòng GD & ĐT Thủy Nguyên
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
----------------
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 
MÔN: SỬ 8
Thời gian: 30 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: ( 2.0 điểm) 
Trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (cuối năm 1426 - cuối năm 1427)? 
Câu 2: ( 2.0 điểm)
Văn hoá Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX có những thành tựu gì?
Câu 3: (2.0 điểm) Kinh tế Mĩ phát triển như thế nào trong thập niên 20 của thế kỉ XX? Nguyên nhân của sự phát triển đó? 
Câu 4: (4.0 điểm)
Chứng minh: Công xã Pari là nhà nước kiểu mới và phân tích ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm của công xã Pari ? 
------------------------------------------
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
----------------
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG
MÔN: SỬ 8
Câu 1: ( 2.0 điểm) 
Trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (cuối năm 1426 - cuối năm 1427)? 
Nội dung
Điểm
Trận Tốt Động - Chúc Động ( cuối năm 1426)
- Tháng 10 – 1426 Vương Thông chỉ huy 5 vạn viện binh kéo vào Đông Quan mở cuộc phản công lớn vào quân chủ lực của ta ở Cao Bộ. 
1.0
- Sáng ngày 7 – 11 – 1426, Vương Thông xuất quân tiến về hướng Cao Bộ. 
- Nắm được ý đồ của vương Thông quân ta đã đặt phục binh ở Tốt Động và Chúc Động, khi quân Minh lọt vào trận địa quân ta nhất tề xông thẳng vào quân giặc đánh tan tác, dồn chúng xuống cánh đồng lầy lội để tiêu diệt, 5 vạn quân giặc tử thương, 1 vạn tên bị bắt sống, Vương Thông tháo chạy về Đông Quan, Thượng thư bộ binh Trần Hiệp, cùng các tướng giặc Lí Lượng, Lí Đằng bị giết tại trận.
- Nghĩa quân Lam Sơn thừa thắng vây hãm Đông Quan, giải phóng nhiều châu, huyện. 
Trận Chi Lăng – Xương Giang (tháng 10 – 1427)
- Đầu tháng 10 – 1427, 15 vạn viện binh từ Trung Quốc chia hai đạo: một đạo do Liễu Thăng chỉ huy từ Quảng Tây tiến vào theo đường Lạng Sơn, đạo thứ hai do Mộc Thạnh chỉ huy từ Vân Nam theo hướng Hà Giang kéo vào nước ta. 
1.0
- Bộ chỉ huy nghĩa quân quyết định tiêu diệt viện quân của giặc không cho chúng tiến sâu vào nội địa nước ta.
- Ngày 8 – 10, Liễu Thăng hùng hổ dẫn quân ào ạt tiến vào biên giới nước ta bị quân ta phục kích giết ở ải Chi Lăng. Phó tổng binh là Lương Minh lên thay tiến xuống Xương Giang( Bắc Giang). 
- Trên đường tiến quân giặc liên tiếp bị quân ta phục kích ở Cần Trạm, Phố Cát, bị tiêu diệt đến ba vạn tên, tổng binh Lương Minh bị giết tại trận, Thượng thư bộ binh Lí Khánh thắt cổ tự vẫn. 
- Mấy vạn quân địch còn lại cố đến Xương Giang co cụm ở cánh đồng bị quân ta từ nhiều hướng tấn công, gần 5 vạn tên bị tiêu diệt, số còn lại bị bắt sống kể cả tướng giặc là Thôi Tụ và Hoàng Phúc.
- Lê Lợi sai tướng đem chiến lợi phẩm ở Chi Lăng đến doanh trại Mộc Thạnh, trông thấy biết Liễu Thăng đã bại trận vội vàng rút quân về nước.
- Tin 2 đạo viện binh Liễu Thăng, Mộc Thạnh bị tiêu diệt, Vương Thông ở Đông Quan khiếp đảm vội vàng xin hòa, chấp nhận mở hội thề ở Đông Quan (10 - 12- 1427).
- 3 - 1 - 1428 toán quân cuối cùng của Vương Thông rút khỏi nước ta, đất nước sạch bóng quân thù.
Câu 2: (2.0 điểm) Văn hoá Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX có những thành tựu gì?
Nội dung
Điểm
- Thời Ngô – Đinh - Tiền Lê ( thế kỉ X): 
Văn hoá dân gian là chủ yếu, giáo dục chưa phát triển, Đạo Phật được truyền bá rộng, Nho Giáo đã xâm nhập song chưa có ảnh hưởng.
1.0
- Thời Lí - Trần
- Nền văn học ( gồm chữ Hán và Nôm) phong phú, nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng ra đời như: Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Phú sông Bạch đằng của Trương Hán Siêu, Phò giá về kinh của Trần Quang Khải). Nho giáo phát triển. 
+ Văn miếu Quốc Tử Giám được xây dựng năm 1070). 
- Thời Lê Sơ: ( Thế kỉ XV đến nửa đầu thế kỉ XVI)
+ Nho Giáo chiếm địa vị độc tôn, Đạo Giáo, Phật Giáo bị hạn chế.
+ Mở nhiều trường học, khuyến khích thi cử, văn học chữ Hán tiếp tục chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm giữ vị trí quan trọng. 
- Thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII:
+ Chữ Quốc ngữ ra đời.
+ Ban hành “ Chiếu lập học”.
+ Nhiều tác phẩm chữ Nôm ra đời.
+ Nghệ thuật sân khấu đa dạng phong phú.
1.0
- Nửa đầu thế kỉ XIX:
+ Văn học phát triển rực rỡ với nhiều hình thức phong phú.
 ( tục ngữ, ca dao. truyện thơ tiêu biểu là truyện Kiều của Nguyễn Du).
+ Văn nghệ dân gian phát triển, nghệ thuật sân khấu tuồng chèocác làn điệu dân ca phổ biến khắp nơi.
+ Nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng đồ sộ: Chùa Tây Phương, Ngọ Môn (Huế).
Phần II: Lịch sử thế giới. (6 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Kinh tế Mĩ phát triển như thế nào trong thập niên 20 của thế kỉ XX? Nguyên nhân của sự phát triển đó? 
Nội dung
Điểm
Sự phát triển của kinh tế Mĩ:
- Nền kinh tế công nghiệp đứng hàng đầu thế giới 
1.0
+ Năm 1923 - 1929 sản lượng công nghiệp tăng 69%. 
+ Năm 1928 vượt quá sản lượng của toàn châu Âu chiếm 48% sản lượng công nghiệp toàn thê giới. Đứng đầu về các ngành công nghiệp sản xuất ô tô, dầu lửa, thép. Nắm 60% trữ lượng vàng thế giới. 
- Mĩ bước vào thời kì phồn thịnh và trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế.
* Nguyên nhân của sự phát triển:
1.0
 Khách quan:
- Thiên nhiên ưu đãi, tài nguyên phong phú. 
- Mĩ có những cơ hội trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất: Mĩ giàu lên nhờ buôn bàn vũ khí, trở thành chủ nợ. 
- Mĩ tham gia chiến tranh muộn, đất nước hầu như không bị chiến tranh tàn phá.
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, châu Âu kiệt quệ là điều kiện thuận lợi để Mĩ xuất khẩu hàng sang châu Âu.
Chủ quan
- Quan tâm việc phát triển khoa học, kĩ thuật.
- Chú trọng đào tạo lao động có trình độ văn hoá, kĩ thuật cao.
- Cải tiến kĩ thuật, áp dụng những thành tựu kĩ thuật mới nhất trong sản xuất.
- Sản xuất dây chuyền, tăng cường độ lao động, bóc lột nhân công và bảo vệ thị trường trong nước bằng thuế quan.
Câu 2: (4 điểm) 
Nội dung
Điểm
 -Sau khi thành lập Công xã Pari đã ban bố và thi hành các sắc lệnh phục vụ quyền lợi của nhân dân: 
2.0
 + Tách nhà thờ ra khỏi hoạt động của nhà nước, nhà trường không được dạy kinh thánh. 
 + Giao cho công nhân quản lý các xí nghiệp và Quy định về tiền lương tối thiểu, giảm lao động ban đêm 
 + Quy định giá bánh mì 
 +Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, miễn học phí 
 => Công xã Pari là nhà nước kiểu mới
-Ý nghĩa: 
 + Công xã là hình ảnh 1 chế độ mới, xã hội mới. 
 + Cổ vũ cho nhân dân lao động toàn thế giới 
1.0
-Bài học kinh nghiệm:
Cách mạng vô sản muốn thắng lợi: 
 + Phải có đảng cách mạng chân chính lãnh đạo. 
 + Thực hiện liên minh công nông. 
 + Kiên quyết trấn áp kẽ thù. 
 + Xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân. 
1.0
------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docsu 8_hsg_6.doc