Đề và đáp án thi chọn học sinh giỏi Lịch sử lớp 8 - Đề số 11 - Phòng GD & ĐT Thủy Nguyên

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 406Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề và đáp án thi chọn học sinh giỏi Lịch sử lớp 8 - Đề số 11 - Phòng GD & ĐT Thủy Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề và đáp án thi chọn học sinh giỏi Lịch sử lớp 8 - Đề số 11 - Phòng GD & ĐT Thủy Nguyên
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-----------------
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
MÔN : LỊCH SỬ 8
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2 điểm)
 Trình bày hoàn cảnh, nội dung chính và ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản giữa thế kỉ XIX- đầu thế k ỉ XX.
Câu 2: (2điểm) 
 Quốc tế Cộng sản được thành lập trong hoàn cảnh nào và đã có những đóng góp gì cho phong trào cách mạng thế giới trong những năm 1919 – 1943. 
Câu 3: (4 điểm)
 Kể tên những cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX rồi rút ra nhận xét về tinh thần chiến đấu của nhân dân ta.
Câu 4: (2 điểm)
 Tại sao trong hai lần xâm lược Bắc Kì(1873 và 1882) thực dân Pháp đều chọn Hải Phòng làm điểm mở đầu? Nhân dân Hải Phòng đã có những đóng góp gì trong phòng trào đấu tranh chống Pháp xâm lược?
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
----------------
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG
MÔN : LỊCH SỬ 8
Câu
Đáp án 
Biểu điểm
1
* Hoàn cảnh
0.5
- Giữa thế kỉ XI X, chế độ phong kiến Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, trong khi đó các nước tư bản phương Tây(Mĩ ,Anh, Pháp..) ngày càng tăng cường can thiệp, tìm cách xâm nhập vào Nhật Bản...
- Tháng 1- 1868, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu. Đó là cuộc Duy Tân Minh Trị được tiến hành trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị...
0.25
0.25
*Nội dung
1
- Về kinh tế: Thi hành nhiều cải cách như thống nhất tiền tệ, xoá bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng....
- Về chính trị- xã hội: Chế độ nông nô được bãi bỏ, đưa quý tộc tư sản hoá và đại tư sản lên nắm quyền, ban hành Hiến pháp năm 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến
- Về giáo dục: Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học, kĩ thuật trong chương trình giảng dạy, cử những học sinh ưu tú đi du học ở phương Tây
- Về quân sự: Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh. Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí được chú trọng.....
0.25
0.25
0.25
0.25
*Ý nghĩa.
0.5
- Đưa Nhật bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, phát triển thành một nước tư bản công nghiệp
- Cuộc Duy tân Minh trị có tính chất là một cuộc cách mạng tư sản.
0.25
0.25
2
* Hoàn cảnh thành lập Quốc tế cộng sản
1
- Phong trào cách mạng ở Châu Âu và trên thế giới phát triển mạnh mẽ, nhiều Đảng cộng sản được thành lập, đòi hỏi phải có một tổ chức quốc tế lãnh đạo cách mạng theo đường lối đúng đắn. 
- Với những hoạt động tích cực của Lê- nin và Đảng Bôn -sê-vích Nga, ngày 2/3/1919 Đại hội thành lập Quốc tế cộng sản đã khai mạc tại Mát-xcơ-va
0.5
0.5
* Đóng góp của Quốc tế cộng sản
1
- Thống nhất và phát triển phong trào cách mạng thế giới.
- Đề ra đường lối cách mạng đúng đắn cho từng thời kì phát triển của cách mạng thế giới
0.5
0.5
3
* Những cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX
3
+ Tổng đốc Nguyễn Tri Phương tổ chức đánh Pháp tại Đà Nẵng(1858), Gia Định (1859) và bảo vệ thành Hà Nội (1873)
+ Tổng đốc Hoàng Diệu kiên cường chiến đấu khi Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ hai(1882)
+ Phong trào tự động vũ trang chống Pháp của nhân dân như: Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Etpe răng trên sông Nhật Tảo, Khởi nghĩa Trương Định(1862-1864), khởi nghĩa Phan Tôn, Phan Liêm(1867), khởi nghĩa Nguyễn Hữu Huân(1875).
+ Nhân dân Bắc Kì tổ chức phục kích tại trận Cầu Giấy giết chết Gác- ni-ê(21-12-1873). Nhân dân phục kích tại trận Cầu Giấy lần thứ hai giết chết Ri-vi-e(18-5-1882). 
+ Nhiều nhà yêu nước đã dùng ngòi bút để tố cáo quân cướp nước ví dụ Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị.....
+Phong trào Cần Vương : Khởi nghĩa Ba Đình, khởi nghĩa Bãi Sậy, khởi nghĩa Hương Khê
+ Phong trào nông dân: Khởi nghĩa nông dân Yên Thế, phong trào chống thuế ở Trung Kì, phong trào đấu tranh của các đồng bào thiểu số.
0.25
0.25
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
*Nhận xét
1
- Những năm đầu khi thực dân Pháp xâm lược triều đình Nguyễn có tổ chức kháng chiến nhưng dè dặt, cầm chừng, từ chống cự yếu ớt đến thoả hiệp, kí kết các Hiệp ước cắt đất cầu hòa đến đầu hàng hoàn toàn.
- Trong khi đó nhân dân anh dũng kiên quyết kháng chiến với tinh thần trách nhiệm cao. Đấu tranh bền bỉ, dẻo dai với nhiều hình thức phong phú nhưng đều thất bại.
0.5
0.5
4
*Thực dân Pháp chọn Hải Phòng làm điểm mở đầu vì:
0.5
- Hải Phòng là một vùng đất có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ con 
đường thông thương từ ngoài biển Đông vào vùng đồng bằng Bắc Bộ
0.5
* Đóng góp của nhân dân Hải Phòng
1.5
- Ngay từ đầu nhân dân hải Phòng đã anh dũng đứng lên chống Pháp bằng mọi hình thức như tập kích các toán quân tuần tiễu của địch, chặn đánh các tàu giặc trên sông, phá các kho hàng của chúng
- Sau chiếu Cần vương của vua Hàm Nghi được phát ra, nhân dân Hải Phòng hưởng ứng rất mạnh. Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Đốc Tít ở vùng Thuỷ Nguyên(Hải Phòng). Các thủ lĩnh nghĩa quân khác như Đốc Trinh , lãnh Tư, Cử Bình ( An Lão) đã phối hợp chiến đấu cùng nghĩa quân Đốc Tít, gây cho địch nhiều thiệt hại
- Trong những năm cuối thế kỉ XIX còn phải kể đến phong trào Mạc Thiên binh(1897) đã gây cho quân Pháp nhiều khó khăn, lúng túng
0.5
0.5
0.5
TỔNG
10
--------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docsu 8_hsg_11.doc