TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN – Đ ỐNG ĐA KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỊCH SỬ – LỚP 12 NĂM 2016 Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề Câu I: ( 4,0 điểm) “Trái ngược với thái độ của triều đình Huế, ngay từ đầu nhân dân Việt Nam đã đứng dậy chiến đấu chống Pháp. Cuộc chiến tranh nhân dân bền bỉ, dẻo dai, đều khắp, với tinh thần dũng cảm vô songđã khiến thực dân Pháp phải chịu nhiều tổn thất, phải mất hơn 26 năm chúng mới hoàn thành cuộc chiến tranh xâm lược và còn phải mất thêm 11 năm nữa để tiến hành thêm cuộc bình định quân sự mới tạm thời thiết lập được nền thống trị trên toàn cõi Việt Nam.” (Trích sgk Lịch sử 11 Cơ bản, trang 154-155) Qua đoạn trích trên em hãy cho biết: Đoạn trích phản ánh những giai đoạn nào của lịch sử nước ta? Bằng những sự kiện có chọn lọc, hãy làm rõ tinh thần chiến đấu “bền bỉ, dẻo dai, đều khắp, với tinh thần dũng cảm vô song” của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1858 - 1884? Câu II: ( 5,0 điểm) Dựa vào bảng dữ liệu sau: Thời gian Nội dung 1897 Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. 1904 Phan Bội Châu cùng các đồng chí của ông thành lập Hội Duy tân. 1906 Phan Châu Trinh và nhóm sĩ phu tiến bộ mở cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì. 1908 Chính phủ Nhật câu kết với thực dân Pháp ở Đông Dương trục xuất số lưu học sinh, kể cả thủ lĩnh Phan Bội Châu. Tư tưởng Duy tân khi đi vào quần chúng đã vượt qua khuôn khổ ôn hòa, biến thành cuộc đấu tranh quyết liệt, điển hình là phong trào chống thuế ở Trung Kì. Phan Châu Trinh bị bắt và chịu mức án tù 3 năm ở Côn Đảo. 1912 Tại Quảng Châu (Trung Quốc), Phan Bội Châu tập hợp những người cũng chí hướng thành lập Việt Nam Quang phục hội. 1913 Phan Bội Châu bị giới quân phiệt Trung Quốc bắt giam ở nhà tù Quảng Đông. Anh/chị hãy: Kể tên hai xu hướng đấu tranh trong phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX. Nêu điều kiện lịch sử và những điểm mới của phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX. Qua đó, rút ra nhận xét về kết cục của phong trào. Câu III: ( 3,0 điểm) Phân tích nguyên nhân Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Câu IV: ( 4 điểm) Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, tổ chức quốc tế nào thành lập nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới? Nêu nét chính về sự thành lập và vai trò của tổ chức đó. Lấy ví dụ về hoạt động của tổ chức đó tại Việt Nam hiện nay. Câu V: ( 4 điểm) Phân tích những biến đổi quan trọng của các nước Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Theo anh (chị) biến đổi nào là quan trọng nhất? Vì sao? ----------------------Hết---------------------- ĐÁP ÁN MÔN LỊCH SỬ Câu Đáp án Điểm Câu I: 4,0 điểm “Trái ngược với thái độ của triều đình Huế, ngay từ đầu nhân dân Việt Nam đã đứng dậy chiến đấu chống Pháp. Cuộc chiến tranh nhân dân bền bỉ, dẻo dai, đều khắp, với tinh thần dũng cảm vô songđã khiến thực dân Pháp phải chịu nhiều tổn thất, phải mất hơn 26 năm chúng mới hoàn thành cuộc chiến tranh xâm lược và còn phải mất thêm 11 năm nữa để tiến hành thêm cuộc bình định quân sự mới tạm thời thiết lập được nền thống trị trên toàn cõi Việt Nam.” (Trích sgk Lịch sử 11 Cơ bản, trang 154-155) Qua đoạn trích trên em hãy cho biết: Đoạn trích phản ánh những giai đoạn nào của lịch sử nước ta? Bằng những sự kiện có chọn lọc, hãy làm rõ tinh thần chiến đấu “bền bỉ, dẻo dai, đều khắp, với tinh thần dũng cảm vô song” của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1858 - 1884? 1. Phản ánh giai đoạn lịch sử 1,0 - 1858 – 1884: Kháng chiến chống Pháp 26 năm 0,5 - 1885 – 1896: phong trào yêu nước cuối TK XIX, 11 năm 0.5 2. Tinh thần chiến đấu “bền bỉ, dẻo dai, đều khắp, với tinh thần dũng cảm vô song” của nhân dân ta 3,0 - Chiến đấu bền bỉ, dẻo dai: Chiến đấu từ đầu, diễn ra liên tục gây cho Pháp nhiều khó khăn, triều đình đầu hàng nhân dân vẫn chống Pháp 1,0 - Diễn ra đều khắp: diễn ra ở hầu hết các địa phương trong cả nước 1,0 - Tinh thần dũng cảm vô song: chiến đấu, hi sinh anh dũng để giành độc lập và lập nhiều chiến công 1,0 (mỗi ý trả lời phải có dẫn chứng cụ thể mới được 1 điểm) Câu 2: 5 điểm Dựa vào bảng dữ liệu Anh/chị hãy: 1. Kể tên hai xu hướng đấu tranh trong phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX. 2. Phân tích điều kiện lịch sử và những điểm mới của phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX. Qua đó, rút ra nhận xét về kết cục của phong trào. 1. Hai xu hướng đấu tranh: 1,0 - Xu hướng Bạo động do Phan Bội Châu khởi xướng. 0,5 - Xu hướng Cải cách do Phan Châu Trinh khởi xướng. 0,5 2. Điều kiện lịch sử: 2,0 - Sự thất bại của con đường đấu tranh phong kiến 0,5 - Cuộc khai thác thuộc địa làm chuyển biến kinh tế, xã hội nước ta 0,5 - Các sĩ phu yêu nước, giàu nhiệt huyết cứu nước 0,5 - Ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng bên ngoài 0,5 Điểm mới: 2,5 - Lãnh đạo: văn thân, sĩ phu yêu nước tiến bộ 0,5 - Lực lượng: văn thân, sĩ phu, nông dân, đại chủ, tư sản, trí thức, học sinh sinh viên 0,5 - Mục tiêu: Chống Pháp, đánh phong kiến giành độc lập, xây dựng nền công hòa dân chủ. 0,5 - Hình thức: đấu tranh vũ trang kết hợp với cải cách ôn hòa (mở trường học, cử người sang nước ngoài học tập, diễn thuyết, mít tinh, biểu tình) 0,5 - Quy mô: không chỉ diễn ra trong nước mà còn diễn ra ở nước ngoài, phong trào Đông du đưa 200 thanh niên sang Nhật du học. 0,25 - Tính chất: theo khuynh hướng dân chủ tư sản. 0,25 Nhận xét 0,5 - Phong trào là sự tiếp nối truyền thống yêu nước của dân tộc 0,25 - Sự thất bại của phong trào khẳng định sự không phù hợp của hệ tư tưởng dân chủ tư sản trước nhiệm vụ giải phóng dân tộc, để lại nhiều bài học cho thời kì sau 0,25 Câu 3: 3 điểm Phân tích nguyên nhân Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. + Mâu thuẫn dân tộc: 1,0 - Pháp xâm lược, mâu thuẫn xã hội, mâu thuẫn dân tộc diễn ra gay gắt 0,5 - Giải phóng dân tộc là nhu cầu thiết yêu của mọi người dân Việt Nam 0,5 + Sự khủng hoảng về đường lối: 1,0 - Cuối XIX, phong trào Cần vương thất bại đánh dấu sự thất bại của con đường đấu tranh phong kiến 0,5 - Đầu XX, khuynh hướng dân chủ tư sản thất bại 0,5 + Nguyễn Tất Thành là người yêu nước: 1,0 - Sinh ra trong gia đình nhà nho yêu nước 0,25 - Quê hương giàu truyền thống cách mạng 0,25 - Được tiếp xúc với văn minh phương Tây 0,25 - Là người yêu nước, sớm có chí “đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào” 0,25 Câu 4: 4 điểm Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, tổ chức quốc tế nào thành lập nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới? Nêu nét chính về sự thành lập và vai trò của tổ chức đó. Lấy ví dụ về hoạt động của tổ chức đó tại Việt Nam hiện nay. Là tổ chức: Liên hợp quốc 0,5 Sự thành lập: 1,0 - Nguyện vọng gìn giữ hòa bình của nhân dân thế giới 0,25 - Thực hiện quyết định của Hội nghị Ianta 0,25 - 25/4 – 26/6/1945: đại biểu 50 nước họp tại Xan Phranxico thông qua Hiến chương thanh lập LHQ, 24/10/1945, Hiến chương có hiệu lực 0,5 Vai trò: 1,5 - Duy trì hòa bình và an ninh thế giới 0,5 - Giải quyết các tranh chấp, xung đột quốc tế và khu vực (Campuchia, Awngola, Đông Timo, Trung Đông, Châu Phi) 0,5 - Thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia, giúp đỡ các nước đang phát triển 0.5 Lấy ví dụ: nêu tên và hoạt động của 4 cơ quan chuyên môn của LHQ tại Việt Nam trong các cơ quan sau: UNESCO, FAO, UNDP, UNICEF, WHO, IMF, WB, IPU (mỗi cơ quan được 0,25 điểm). 1,0 Câu 5 4 điểm Phân tích những biến đổi quan trọng của các nước Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Theo anh (chị) biến đổi nào là quan trọng nhất? Vì sao? Biến đổi 3,0 - Hầu hết các nước đều giành được độc lập 1,0 - Xây dựng và phát triển kinh tế đạt nhiều thành tựu 1,0 - Các nước đều đã tham gia vào ASEAN nhằm xây dựng mối quan hệ hòa bình, hợp tác giữa các nước 1,0 Biến đổi quan trọng: Là giành được độc lập. 1,0 Vì: Có độc lập mới có điều kiện phát triển kinh tế và gia nhập ASEAN
Tài liệu đính kèm: