Đề và đáp án thi chọn học sinh giỏi Địa lí lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD & ĐT Tĩnh Gia

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 543Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề và đáp án thi chọn học sinh giỏi Địa lí lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD & ĐT Tĩnh Gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề và đáp án thi chọn học sinh giỏi Địa lí lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD & ĐT Tĩnh Gia
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN 
 TĨNH GIA Năm học 2016 - 2017
 ĐỀ CHÍNH THỨC
 Môn: Địa lý – Lớp 9
 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (2.0 điểm). 
a. Trình bày sự chuyển động của Trái Đất quanh mặt trời và các hệ quả.
b. Vào hai ngày xuân phân và thu phân những địa phương nào trên Trái Đất có ngày và đêm bằng nhau? Tại sao?
Câu 2 (2.0 điểm). Cho bảng số liệu: Tỷ lệ dân số theo nhóm tuổi và giới tính của Việt Nam (%)
Nhóm tuổi
Năm 1979
Năm 1989
Năm 1999
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ
0 – 14
21,8
20,7
20,1
18,9
17,4
16,1
15 – 59
23,8
26,6
25,6
28,2
28,4
30,0
60 trở lên
 2,9
 4,2
 3,0
 4,2
 3,4
 4,7
Tổng số
48,5
51,5
48,7
51,3
49,2
50,8
Từ bảng số liệu trên hãy:
a. Nhận xét và giải thích về sự thay đổi cơ cấu theo nhóm tuổi. Sự thay đổi cơ cẩu theo độ tuổi có ảnh hưởng gì đến việc phát triển kinh tế - xã hội nước ta?
b. Nhận xét về cơ cấu giới tính và sự thay đổi cơ cấu giới tính ở nước ta.
Câu 3 (2.0 điểm). 
Sách giáo khoa Địa lí 8 có viết: “Khí hậu nước ta thay đổi theo mùa và theo vùng (từ thấp lên cao, từ Bắc vào Nam và từ Đông sang Tây) rất rõ rệt”.
Em hãy cho biết những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hóa của khí hậu nước ta.
Những nhân tố đó ảnh hưởng đến khí hậu của Thanh Hóa như thế nào?
Câu 4 (3.5 điểm). Thủy sản là ngành ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Dựa vào Atlát Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học em hãy: 
 a. Trình bày tình hình phát triển, phân bố của ngành thủy sản.
b. Giải thích tại sao hoạt động thủy sản ở nước ta trong những năm gần đây lại trở nên sôi động?
c. Việc khai thác và chế biến thủy sản ở Thanh Hóa hiện nay như thế nào?
Câu 5 (2.0 điểm). Dựa vào Atlát Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học em hãy cho biết: Trong các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta thì nhân tố nào được coi là yếu tố quyết định để tạo nên những thành tựu to lớn trong nông nghiệp hiện nay? Hãy phân tích ảnh hưởng của nhân tố đó. 
Câu 6 (6.0 điểm). Cho bảng số liệu sau:
Diện tích cây công nghiệp nước ta giai đoạn 1990 – 2010 (Đơn vị: nghìn ha)
Năm
1990
1995
2000
2007
2010
 Cây công nghiệp hàng năm
542,0
716,7
778,1
864,0
797,6
 Cây công nghiệp lâu năm
657,3
902,3
1.451,3
1.821,0
2.010,5
 Tổng số
1.199,3
1.619,0
2.229,4
2.685,0
2.808,1
1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển diện tích cây công nghiệp của nước ta giai đoạn 1990 - 2010.
2. Nhận xét về tình hình phát triển diện tích cây công nghiệp của nước ta giai đoạn 1990 - 2010 và giải thích vì sao diện tích cây công nghiệp lâu năm liên tục tăng?
(Học sinh được sử dụng Atlat địa lí Việt Nam xuất bản từ 2009 trở lại đây)
Họ tên học sinh: .....................................................................................; Số báo danh: ..........................
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
 NĂM HỌC 2016- 2017
Môn: Địa lí – Lớp 9
Câu
Nội dung
Biểu điểm
Câu 1:
2 điểm.
a. Trình bày:
 - Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng nối liền hai cực nghiêng 66033’ với mặt phẳng quỹ đạo.
 - Thời gian tự quay quanh trục hết một vòng là 24 giờ, hướng quay từ Tây sang Đông.
 Hệ quả:
 - Khắp nơi trên Trái Đất lần lượt có ngày, đêm.
 - Các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng: nếu nhìn xuôi theo chiều chuyển động, ở nửa cầu Bắc vật chuyển động sẽ bị lệch về bên phải, ở nửa cầu Nam vật chuyển động sẽ bị lệch về bên trái.
b. Khi Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu Bắc và Nam trong một năm vì:
 - Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trong khi di chuyển trên quỹ đạo nên Trái Đất có lúc ngả nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời. 
 - Nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời, thì có góc chiếu lớn, nhận nhiều ánh sáng và nhiệt. Lúc ấy là mùa nóng của nửa cầu đó. Nửa cầu nào chếch xa Mặt Trời, thì có góc chiếu nhỏ, nhận ít ánh sáng và nhiệt. Lúc ấy là mùa lạnh của nửa cầu đó.
0.5
0.25
0.25
 0.5
0.25
0.25
 1.0
0.5
0.5
Câu 2
4 điểm
 a. Chứng minh sự phân bố dân cư nước ta không đồng đều và chưa hợp lý
 - Phân bố không đồng đều giữa đồng bằng và miền núi, cao nguyên:
 + Đồng bằng, ven biển chỉ chiếm ¼ diện tích nhưng tập trung tới 75% dân số nên mật độ dân số cao ( D/c).
 + Miền núi và cao nguyên chiếm tới ¾ diện tích nhưng chỉ chiếm 25% dân số nên mật độ dân số rất thấp( d/c)
 - Phân bố không đồng đều giữa các đồng bằng(d/c)
 - Ngay trong nội bộ các vùng dân cư phân bố không đều(d/c)
 - Phần lớn người dân sinh sống ở nông thôn( 73,1% dân số ),thành thị chỉ chiếm 26,9%.
 + Sự phân bố dân cư như trên là chưa hợp lý vì nó đã gây khó khăn cho việc sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên và sức lao động của mỗi vùng.
b/ Thực trạng nguồn lao động ở nước ta:
 - Số lượng: Có nguồn lao động dồi dào. Mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu lao động mới.
 - Chất lượng lao động: Lao động cần cù, chịu khó, có kinh nghiệm trong nông lâm ngư nghiệp, thủ công nghiệp, tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật,..
 - Trình độ lao động thấp, qua đào tạo chỉ chiếm 21,2%, lao động còn hạn chế về thể lực, trình độ chuyên môn, thiếu tác phong công nghiệp, tính kỷ luật ...
 - Phân bố: Lao động phân bố không đều chủ yếu ở nông thôn 75,8%, lao động có chuyên môn kĩ thuật tập trung chủ yếu ở đồng bằng, các thành phố 
* Việc sử dụng lao động:
 - Số lượng lao động trong các ngành kinh tế ngày càng tăng (Dẫn chứng)
 - Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành có sự thay đổi theo hướng tích cực (Dẫn chứng)
 - Lao động theo thành phần kinh tế thay đổi từ khu vực nhà nước sang thành phần kinh tế khác (Dẫn chứng)
2.0
0.25
0.25
0.25
 0,25
 0,25
 0.25
0.5
1.0
0,25
0.25
0.25
0.25
1.0
0,25
 0,5
0,25
Câu 3
3 điểm
 1. Những nhân tố ảnh hưởng đến khí hậu nước ta:
* Vị trí địa lý và hình dạng lãnh thổ
- Nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai khí hậu nhiệt đới của nửa cầu Bắc nên nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn, mọi địa phương trong cả nước đều có hai lần mặt trời qua thiên đỉnh trong năm.
- Lãnh thổ trải dài trên 15 vĩ tuyến nên khí hậu có sự khác biệt từ Bắc vào Nam.
* Địa hình.
- Nước ta có ¾ diện tích là đồi núi trong đó 85% diên tích địa hình thấp dưới 100m, 14% siện tích núi trung bình,1% diện tích núi cao. Do đó khí hậu chịu sự chi phối của địa hình,thể hiện ở các đặc điểm sau:
+ Khí hậu phân hóa theo đai cao (kh nhiệt đới, cận nhiệt đới, kh núi cao)
+ khí hậu phân hóa theo hướng sườn (Sườn đón gió mưa nhiều ,sườn khuất gió mưa ít)
* Nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa:
Có hai loại gió mùa hoạt động luân phiên ở nước ta:
 + Gió mùa Đông: gió mùa đông bắc hoạt động từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc.Gió Tín phong đông bắc ở phía Nam.
 + Gió mùa Hạ: Gồm gí mùa tây nam ở phía nam và gió đông nam ở phía Bắc.
* Sự tranh chấp luân phiên của các khối khí theo mùa tạo nên tính phân mùa của khí hậu
2. Những nhân tố ảnh hưởng đến khí hậu Thanh Hóa:
* Vị trí : Nằm ở phía Bắc vùng Bắc Trung Bộ chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc.
* Địa hình: Núi gò đồi ở phía Tây, đồng bằng ở phía Đông
 + Khí hậu phân hóa theo đai cao
 + Khí hậu phân hóa theo hướng sườn.
* Nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa:
 + Mùa đông: gió Đông Bắc lạnh khô
 + Mùa hè: gió Tây Nam nóng và ẩm
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
0,5
0,5
Câu 4
3 điểm
a. Trình bày và giải thích sự phân bố của ngành công nghiệp điện lực:
 - CN điện ở nước ta bao gồm nhiệt điện và thuỷ điện.
 - Nhiệt Điện: chủ yếu phân bố ở TDMNBB (Phả Lại, Uông Bí,...); Đông Nam Bộ (Phú Mỹ, Thủ Đức,...) là các vùng giàu tài nguyên khoáng sản (than, dầu khí) 
 - Ngoài ra còn phân bố ở một số khu vực khác (Ninh Bình, Trà Nóc,...) là những nơi có nhu cầu lớn về điện.
 - Thuỷ điện: phân bố ở những vùng với các hệ thống sông có tiềm năng thuỷ điện lớn: 
+ Trung du miền núi Bắc Bộ (dc)
+ Đông Nam Bộ (dc)
+ Tây Nguyên (dc) 
+ Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ (dc)
 - Như vậy có mối quan hệ chặt chẽ giữa sự phân bố các cơ sở sản xuất điện năng với các cơ sở khai thác nhiên liệu (than, dầu) hoặc các cơ sở có nhu cầu tiêu thụ điện.
b. Hai ngành công nghiệp trọng điểm quan trọng nhất của tỉnh Thanh Hóa cùng với các sản phẩm chủ yếu:
 - Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: xi măng, gạch nung, ngói, đá xẻ, đá ốp lát, gạch lát hoa, tấm lợp, cát, sỏi.
 - Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm: đường kết tinh, bánh kẹo, nước mắm, rươu - bia - nước ngọt, hải sản đông lạnh, súc sản đông lạnh...
2.0
 0.25
0,5
 0,25
0,5
0.5
1.0
0.5
0.5
Câu 5
2 điểm
a. Nhận xét:
 - Lúa được trồng trên khắp nước ta.
 - Các vùng trồng lúa chủ yếu phân bố ở vùng đồng bằng: vùng đồng bằng sông Cửu Long là cùng trồng lúa lớn nhất, kế đó là đồng bằng sông Hồng, đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh.
 - Trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên có các cánh đồng lúa giữa núi với diện tích nhỏ hơn.
b. Giải thích: Lúa được trồng chủ yếu ở các vùng đồng bằng là do có nhiều thuận lợi:
 - Đất phù sa màu mỡ với diện tích lớn, địa hình bằng phẳng, nguồn nước dồi dào, thích hợp cho canh tác lúa.
 - Nguồn nhân lực đông, cơ sở vật chất kĩ thuật trong nông nghiệp phát triển, nhất là mạng lưới thủy lợi.
1.0
0.25
0.5
0.25
1.0
0.5
0.5
Câu 6
6 điểm
1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất:
- Vẽ biểu đồ cột chồng giá trị tuyệt đối.
- Yêu cầu: đúng dạng biểu đồ, chính xác, có tên biểu đồ, đơn vị, chú giải, số liệu ghi trên biểu đồ.
- Lưu ý:
+ Vẽ biểu đồ khác: không cho điểm.
+ Nếu thiếu 1 trong các yêu cầu trên thì trừ 0,25 điểm/yêu cầu.
2. Nhận xét và giải thích nguyên nhân của sự tăng trưởng đó.
* Nhận xét:
 Trong giai đoạn 1990 - 2010, tổng diện tích cây công nghiệp, cây công nghiệp lâu năm và cây công nghiệp hàng năm đều tăng. Trong đó:
- Tổng diện tích cây công nghiệp tăng nhanh từ 1.199,3 nghìn ha lên 2.808,1 nghìn ha, trong vòng 20 năm tăng thêm 1.608,8 nghìn ha, tăng gấp 2,34 lần. 
 + Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng rất nhanh từ 657,3 nghìn ha lên 2.010,5 nghìn ha, trong vòng 20 năm tăng thêm 1.353,2 nghìn ha, tăng gấp 3,1 lần.
 + Diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng chậm từ 542,0 nghìn ha lên 797,6 nghìn ha, trong vòng 20 năm tăng thêm 255,6 nghìn ha, tăng gấp 1,5 lần.
- Cơ cấu diện tích cây công nghiệp có sự thay đổi:
+ Cây công nghiệp lâu năm chiếm ưu thế và đang có xu hướng tăng dần tỉ trọng từ 54,8 % lên 71,6%.
+ Cây công nghiệp hàng năm giảm dần tỉ trọng từ 45,2% xuống 28,4%.
* Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng là do:
- Nước ta có điều kiện tự nhiên (đất , khí hậu...) thuận lợi cho sản xuất cây công nghiệp.
- Thị trường mở rộng, nhất là thị trường xuất khẩu.
- Chính sách phát triển cây công nghiệp của nhà nước.
- Các điều kiện khác: công nghiệp chế biến, lao động, cơ sở vật chất...
3,0
2,0
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_DA_HSG_MON_DIA_9_HUYEN_TINH_GIA_NAM_HOC_20162017.doc