Đề và đáp án thi chọn học sinh giỏi cấp huyện Lịch sử lớp 9

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 742Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề và đáp án thi chọn học sinh giỏi cấp huyện Lịch sử lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề và đáp án thi chọn học sinh giỏi cấp huyện Lịch sử lớp 9
ĐỀ 
Câu1 (5,0 điểm )
	Có ý kiến cho rằng : “ Thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ của châu Á”. Bằng những hiểu biết về sự tăng trưởng kinh tế, Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á trong những thập niên qua, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Câu 2 (6,5 điểm )
Trình bày những thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của Liên Xô từ 1945 đến những năm 70 của thế kỷ XX?
Em hãy nêu một vài dẫn chứng cụ thể về sự giúp đỡ của Liên Xô với Việt Nam, Ý nghĩa của sự giúp đỡ đó đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.	
Câu 3 ( 4,0 điểm)
Trình bày các xu thế của thế giới sau “ chiến tranh lạnh”. Tại sao nói “ Hòa bình, ổn đinh và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ, vừa là thách thức với các dân tộc? 
Câu 4( 4,5 điểm)
Trình bày những biến đổi của các nước Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Trong những biến đổi đó, biến đổi nào quan trọng nhất? Tại sao?
Câu
 §¸p ¸n 
Điểm
Câu 1(5,0 điểm)
+ Giới thiệu khái quát về châu Á
- Đất rộng, người đông, tài nguyên phong phú; trước chiến tranh thế giới thứ hai chịu sự bóc lột và nô dịch nặng nề của đế quốc thực dân, đời sống nhân khổ cực...
 - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á phát triển mạnh, hầu hết các nước đã giành được độc lập. Sau khi giành được độc lập, các nước châu Á bước vào thời kỳ xây dựng theo nhiều con đường khác nhau nhưng đều đạt được thành tựu to lớn.
0,5
0,5
+Chứng minh sự tăng trưởng về kinh tế:
 - Trung Quốc: 
 * Từ khi tiến hành cải cách mở cửa đến nay, nền kinh tế phát triển nhanh chóng tăng trưởng cao nhất thế giới; GDP hàng năm tăng 9,6% đứng thứ 7 thế giới...
 *Đời sống nhân dân nâng cao rõ rệt. Từ 1978 đến 1997 thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn tăng 133,6 đến 2090 nhân dân tệ; ở thành phố từ 343,4 lên 5160,3 nhân dân tệ.
 - Một số nước khác: 
 * Xin-ga-po: Từ 1965 đến 1973 kinh tế tăng trưởng 12% trở thành “ con rồng ở châu Á”.
 * Ma-lai-xi-a: Từ 1963 đến 1983 tăng trưởng kinh tế 6,3%.
 * Thái Lan: Từ 1987 đến 1990 tăng trưởng 11,4%.
1,0
1,0
0,5
0,5
0,5
+ Kết luận: Với sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của các nước châu Á tiêu biểu là Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á nên nhiều người dự đoán “ Thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ của châu Á”... 
0,5
Câu 2 (6,5 điểm )
a) Bối cảnh lịch sử khi Liên Xô tiến hành công cuộc xây dựng CNXH
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nhân dân Liên Xô phải gánh chịu những hi sinh và tổn thất hết sức to lớn: hơn 27 triệu người chết, 1710 thành phố và hơn 70.000 làng mạc bị thiêu huỷ, 32.000 xí nghiệp bị tàn phá.
- Các nước phương Tây bao vây kinh tế và tiến hành chiến tranh lạnh nhằm tiêu diệt Liên Xô và các nước XHCN.
- Phong trào giải phóng dân tộc phát triển.
b) Những thành tựu
- Về kinh tế:
+ Nhân dân Liên Xô đã hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm (1946-1950) trước thời hạn 9 tháng. Công nghiệp tăng 73% so với trước chiến tranh, nông nghiệp cũng vượt mức trước chiến tranh, năm 1949 chế tạo thành công bom nguyên tử.
+ Từ năm 1950 đến năm 1975, Liên xô đã thực hiện thắng lợi nhiều kế hoạch dài hạn nhằm tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất của CNXH.
+ Về công nghiệp: đến nữa đầu những năm 1970, Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới ( sau Mĩ )
+ Về nông nghiệp: Sản lượng nông phẩm trong những năm 1960 tăng trung bình khoảng 16%/năm.
- Về khoa học- kĩ thuật:
+ Chế tạo thành công bom nguyên tử ( 1949 )
+ Năm 1957, phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái Đất.
+ Năm 1961, phóng con tàu vũ trụ đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin bay vòng quanh Trái Đất
- Về mặt xã hội: có thay đổi rõ rệt về cơ cấu giai cấp và dân trí.
+Tỉ lệ công nhân chiếm hơn 55% lao động.
+Trình độ học vấn của người dân nâng cao: ¾ số dấn có trình độ trung học và đại học
- Về quân sự
+ Năm 1972, chế tạo thành công tên lửa hạt nhân.
+ Đầu những năm 70, Liên Xô đã đạt được thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự nói chung và tiềm lực hạt nhân nói riêng so với các nước phương Tây.
- Về chính trị:
+ Trong 30 năm đầu sau chiến tranh, tình hình chính trị Liên Xô ổn định.
+ Bên cạnh những thành tựu các nhà lãnh đạo Xô viết mắc phải những thiếu sót, sai lầm chủ quan, nóng vội , 
0.25
0.25
0,25
0.25
0.25
0,25
0,25
0.5
0.5
0.5
0.5
* Một vài dẫn chứng cụ thể về sự giúp đỡ của Liên Xô đối với Việt Nam từ năm 1954-1991.
- Trên cơ sở tổ chức hiệp ước Vacxava (5/1955) Liên Xô đã trở thành 1 nước có vai trò quan trọng trong tổ chức để giúp các nước Chủ nghĩa xã hội cùng phát triển cụ thể đối với Việt Nam sau: 
- Ủng hộ Việt Nam trong giai đoạn chống Pháp ủng hộ về tinh thần vì Việt Nam đang chiến đấu trong vùng vây kẻ thù Liên Xô là hậu phương quốc tế.\ - Ủng hộ về vũ khí, phương tiện chiến tranh.
+/ Giai đoạn chống Mỹ (1954-1975)
- Viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam
- Đào tạo chuyên gia kĩ thuật cho Việt Nam
- Các công trình kiến trúc và bệnh viện lớn: cầu Long Biên (Hà Nội), bệnh viện Việt-Xô...
+/ Giai đoạn 1975-1991
- Công trình thuỷ điện Hoà Bình (500kw) 
- Dàn khoan dẫn khí mỏ Bạch Hùng, Bạch Hổ (Vũng Tàu)
- Đào tạo chuyên gia, tiến sĩ, kĩ sư thường xuyên.
- Hợp tác xuất khẩu lao động
- Hàn gắng vết thương chiến tranh.
+/ Ý nghĩa của sự giúp đỡ đó đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.
- Tăng thêm sức mạnh cho dân tộc ta đánh Pháp, Mỹ và xây dựng Chủ nghĩa xã hội .
- Giúp đỡ trên tinh thần quốc tế vô sản
- Nhiều công trình kiến trúc có giá trị kinh tế trên con đường Việt Nam công nghiệp hoá, hiện đại hoá (dầu khí Vũng Tàu, thuỷ điện Hoà Bình). 
- Dân tộc Việt Nam không bao giờ quên sự giúp đỡ chân tình của Liên Xô đối với Việt Nam.
- Dù lịch sử có qua đi, hôm nay và mãi mãi về sau tình hữu nghị giữa Liên Xô và Việt Nam còn mãi mà người Việt Nam chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy.
0.25
0.25
0.5
0.5
0.25
0,25
0.25
0.25
0.25
Câu 3 (4,0 điểm)
C âu 4( 4,5 điểm)
- Xu thế phát triển của lịch sử thế giới từ 1991 đến nay:
 + Xu thế hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế.
 + Trật tự thế giới mới đang dần dần thiết lập: đa cực, nhiều trung tâm.
 + Hầu hết các nước đang điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.
 + Tuy hòa bình thế giới được củng cố nhưng nhiều khu vực lại xẩy ra xung đột nội chiến.
Nhìn chung, xu thế của thế giới là hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển kinh tế.
- Cơ hội và thách thức với các dân tộc:
 + Cơ hội: 
 . Môi trường hòa bình, ổn định để mở cửa, hợp tác.
 . Có cơ hội tiếp thu thành tựu khoa học công nghệ.
 . Thu hút vốn đầu tư, học hỏi kinh nghiệm, giao lưu văn hóa. 
 + Thách thức: 
 . Sự cạnh tranh quyết liệt của nước lớn.
 . Quan hệ quốc tế còn nhiều bất bình đẳng. Âm mưu mới của các thế lực phản động...
 .Nguy cơ tụt hậu, lạc hậu, đãnh mất bản sắc văn hóa 
 Trình bày những biến đổi của các nước Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. 
- Trước chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á ( trừ Thái Lan) là thuộc địa của các nước thực dân phương Tây. - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á đã nổi dậy giành chính quyền và tiến hành cuộc đấu tranh chống các cuộc chiến tranh xâm lược trở lại của các nước đế quốc. Đến giữa những năm 50 của thế kỷ XX, các nước ĐNA lần lượt giành được độc lập...
- Sau khi giành được độc lập, các nước ĐNA đi vào con đường phát triển kinh tế, văn hóa xã hội và đến cuối những năm 70 của thế kỷ XX, nền kinh tế nhiều nước ĐNA đã có sự chuyển biến mạnh mẽ và đạt được sự tăng trưởng cao như Singapor trở thành con rồng châu Á, Malaixia, Thái Lan.
- Từ 1967, một số nước ĐNA như Indonêxia, Malaixia, Philippin, Singapor, Thái Lan đã lập ra tổ chức ASEAN để cùng nhau hợp tác phát triển, hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài. 
 Tuy nhiên phải đến đầu những năm 90, khi thế giới bước vào thời kỳ sau “Chiến tranh lạnh” và vấn đề CPC được giải quyết, một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực ĐNA. 
 Đó là tình hình chính trị kinh tế khu vực được cải thiện với xu hướng nổi bật là sự tham gia của tất cả các nước trong một tổ chức thống nhất và chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực ĐNA hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển.
 Trong những biến đổi đó, biến đổi nào quan trọng nhất? Tại sao?
- Trong các biến đổi trên, thì việc giành độc lập của các nước ĐNA là quan trọng nhất. 
- Bởi vì đây là nền tảng để phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị- xã hội và tiến hành hợp tác phát triển.
0.5
0,5
0,5
0.5
0,5
0,25
0,25
0.25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
1,0
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_HSG_HUYEN_SU_9_THAM_KHAO.doc