Đề và đáp án kiểm tra Tiếng việt lớp 5 - Đề số 3

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 2010Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề và đáp án kiểm tra Tiếng việt lớp 5 - Đề số 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề và đáp án kiểm tra Tiếng việt lớp 5 - Đề số 3
     ĐỀ BÀI 3- TIẾNG VIỆT 5 (26/7)
Luyện từ và câu (3,0 điểm) 
Câu 1 (1,5 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn và trẻ lời các câu hỏi cho sau đây:
 “ Đoàn quân đột ngột chuyển mạnh. Những dặm rừng đỏ lên vì bom Mĩ. Những dặm rừng xám đi vì chất độc hóa học Mĩ. Những dặm rừng đen lại, cây cháy thành than chọc lên nền trời mây. Tất cả, tất cả lướt qua rất nhanh. Họ nhích dần từng bước, người nọ nối tiếp người kia thành một vệt dài từ thung lũng tới đỉnh cao.” ( Phỏng theo Dương Thị Xuân Quý)
Trong đoạn văn trên dã sử dụng những kiểu liên kết nào? Hãy chỉ rõ các từ ngữ được dùng để liên kết tương ứng với mỗi kiểu liên kết trong đoạn văn trên.
Câu 2 (1,0 điểm):
 Hãy xác định rõ chủ ngữ và vị ngữ trong các câu sau:
a. Chim, Mây, Nước và Hoa đều cho rằng tiếng hót kì diệu của Họa Mi đã làm cho tất cả bừng tỉnh giấc.
b. Trên cái đất phập phền và lắm gió giông như thế, cây đứng lẻ cũng khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời.
Câu 3 (0,5 điểm): Tìm những từ dùng sai trong mỗi câu dưới đây và sửa lại cho đúng?
 Câu 1: Một không khí nhộn nhịp bao phủ khắp thành phố.
 Câu 2: Ngô Thị Tuyển vác một hòm đạn nặng gấp đôi thể lực của mình, xông pha trong lửa đạn.
II. Cảm thụ văn học ( 2,0 điểm)
 Trong bài “Mùa thảo quả” của nhà văn Ma Văn Kháng có đoạn:
“ Thảo quả chín dần. Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. Rừng ngập hương thơm, rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng. Rừng say ngây và ấm nóng. Thảo quả như những đốm lửa hồng, ngày qua ngày lại thắp thêm nhiều ngọn mới nhấp nháy, vui mắt”.
Hãy viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về nội dung, nghệ thuật của đoạn văn. 	
III. Tập làm văn ( 5,0 điểm):
Đề bài: Miêu tả quê hương em vào một buổi sáng mùa hè. 
---- Hết -----
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 3- TIẾNG VIỆT 5 (26/7)
I. Luyện từ và câu (3,0 điểm):
Câu 1 (1,5 điểm):
- Yêu cầu: Xác định đúng 3 kiểu liên kết được 0,75, ghi lại đúng các rừ ngữ dung liên kết tương ứng với từng kiểu được 0,75. Nếu ghi thiếu từ ngữ liên kết trong một kiểu không tính điểm.
- Gợi ý trả lời: Có ba kiểu liên kết dung trong đoạn văn: 
- Lặp từ ngữ: Những dặm rừng (0,5)
- Dùng từ ngữ nối: Tất cả (0,5)
- Thay thế từ ngữ: Họ (0,5)
Câu 2 (1,0 điểm):
- Yêu cầu: Xác định đúng, đủ chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu, mỗi câu được 0,5 điểm. nếu xác định sai một bộ phận câu không tính điểm câu đó. Học sinh có thể dung nét xiên chéo để phân định CN – Vn hoặc gạch chân từng bộ phận, hoặc ghi theo từng bộ phận cảu, dùng cách nào để xác định cũng được.
- Gợi ý trả lời:
a. Chim, Mây, Nước và Hoa// đều cho rằng tiếng hót kì diệu của Họa Mi đã 
 CN VN
làm cho tất cả bừng tỉnh giấc.
b. Trên cái đất phập phền và lắm gió giông như thế, cây// đứng lẻ cũng khó mà CN VN
chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời.
Câu 3 (0,5 điểm):
- Yêu cầu: Tìm đúng và sử lại đúng từ dùng sai trong từng câu, mỗi làm đúng câu được 0,25 điểm. Nếu học sinh chỉ nhậ ra hai từ dung sai cho 0,25 điểm. Nhưng nếu chỉ ra được 2 từ dùng sai và tìm đúng 1 từ thay thế cũng cho điểm tối đa.
Gợi ý trả lời: 
 Câu 1: Một không khí nhộn nhịp bao phủ khắp thành phố.
 + Lỗi dùng từ sai: Bao phủ
                    Sửa lại: Tràn ngập
Câu 2: Ngô Thị Tuyển vác một hòm đạn nặng gấp đôi thể lực của mình, xông
       + Lỗi dùng từ sai: Thể lực
                    Sửa lại: Trọng lượng
II. Cảm thụ văn học (20 điểm): Bài làm đạt các yêu cầu sau:
Về hình thức: 
          Bài viết là đoạn văn có cấu tạo ba phần ( Mở đoạn, than đoạn, kết
đoạn). Câu văn đúng ngữ pháp, hợp ngữ nghĩa. Có dung liên kết câu. Lời văn
mạch lạc, trong sáng, có hình ảnh, có cảm xúc.
Về nội dung: Đoạn văn đảm bảo các ý sau, nếu viết tốt twungf ý và đảm bảo về yêu cầu hình thức đoạn, câu đã nêu trên thì mỗi ý nội dung tối đa được số điểm như sau:
+ Cảm nhận về nội dung, nghệ thuật đoạn trích (1,5 diểm):
- Nội dung đoạn văn là sự cảm nhận của tác về sức sống, vẻ đẹp của rừng thảo quả khi vào mùa. (0,25)
- Đặc điểm của rừng thảo quả khi vào mùa: (0,75)
Thảo quả chin đỏ rực (đỏ chon chót, như chứa lử, chứa nắng), tuyệt đẹp./ Rừng ngập hương thơm, rừng sáng như có lửa hắt lên từ đáy rừng/ Rừng ngập hương và ấm nóng.
- Dấu hiệu nghệ thuật dùng trong đoạn và tác dụng của chúng (0,5)
+ Tác giả còn sử dụng từ láy chỉ màu sắc “ bóng bẩy, chon chót” kết hợp với hình ảnh so sánh sắc màu rực rỡ của thảo quả như “ chứa lửa, chứa nắng” gợi cho ta thấy màu đỏ thật sậm, sáng bóng, chỉ độ già, chín muồi của loại máy này.
+ Bốn câu văn cuối đoạn là cách sử dụng hình ảnh so sánh: “ rừng sáng như có....đáy rừng”. Thảo quả như những đốm lửa hồng kết hợp các tính từ “ say ngây, ấm nóng’ gợi nên hương thơm đậm, tràn đầy ánh sáng, màu sắc đẹp của thảo quả khi vào mùa thu hoạch, hứa hẹn vụ mùa bội thu.
- Cảm nghĩ của người viết: (0,5): Đoạn văn giúp ta càng cảm nhận được màu sắc, hương thơm đặc biệt của rừng thảo quả. Ta càng hiểu hơn ý nghĩa câu “ Rừng vàng biển bạc” mà ông cha ta thường nhắc tới.
Đoạn văn gợi ý: Tác giả cảm nhận sức sống, vẻ đẹp của rừng thảo quả khi vào mùa bằng khướu giác và thị giác. Khi thảo quả chín, rừng xanh được đánh thức bởi màu đỏ rực lên tuyệt đẹp. Những chùm thảo quả đó xuất hiện từ dưới đáy rừng. Tác giả đã sử dụng những từ “ đột ngột, bỗng rực lên” gợi sự xuất hiện nhanh, bất ngờ của thời gian. Tác giả còn sử dụng từ láy chỉ màu sắc “ bóng bẩy, chon chót” kết hợp với hình ảnh so sánh sắc màu rực rỡ của thảo quả như “ chứa lửa, chứa nắng” gợi cho ta thấy màu đỏ thật sậm, sáng bóng, chỉ độ già, chín muồi của loại máy này. Đặc biệt, rừng không chỉ đẹp bởi màu đỏ gợi cảm giác “ say ngay, ấm nóng” mà còn tràn ngập hương thơm. Bốn câu văn cuối đoạn là cách sử dụng hình ảnh so sánh: “ rừng sáng như có....đáy rừng”. Thảo quả như những đốm lửa hồng kết hợp các tính từ “ say ngây, ấm nóng’ gợi nên hương thơm đậm, tràn đầy ánh sáng, màu sắc đẹp của thảo quả khi vào mùa thu hoạch, hứa hẹn vụ mùa bội thu.
Với nghệ thuật so sánh, cách dùng từ ngữ chọn lọc gợi tả, gợi cảm, đọc đoạn văn ta càng cảm nhận được màu sắc, hương thơm đặc biệt của rừng thảo quả. Ta càng hiểu hơn ý nghĩa câu “ Rừng vàng biển bạc” mà ông cha ta thường nhắc tới.
III. Tập làm văn
 A. Yêu cầu chung
 1. Nội dung
 - Học sinh biết vận dụng được những kiến thức và kĩ năng về kiểu bài văn miêu tả cảnh để làm một bài văn cụ thể. Xác định được những đặc điểm tiêu biểu của cảnh quê hương, miêu tả cảnh theo một trình tự hợp lí.
2. Hình thức
 - Bài viết có bố cục rõ ràng tuân thủ chặt chẽ những yêu cầu chung của bài văn miêu tả .
- Chữ viết rõ ràng, không sai lỗi chính tả. Biết vận dụng từ ngữ, biện pháp nghệ thuật, các kiểu câu để văn viết có hình ảnh, cảm xúc.
3. Yêu cầu chấm bài: Bài đạt được tối đa các yêu cầu về nội dung, hình thức trên, mỗi phần trong bài văn sẽ được một số tối đa số điểm như sau. Giáo viên chấm điểm từng phần, từng ý sau đó cộng lại thành điểm toàn bài, không làm tròn điểm (Để điểm lẻ 0,25).
B. Gợi ý chấm bài:
a. Mở bài (0,5 điểm):
- Giới thiệu và cảm nhận chung về cảnh quê hương em vào một buổi sáng mùa hè.
b. Thân bài (4,0 điểm):
- Tả khái quát cảnh quê hương (1,0đ): Ví dụ: Vị trí địa lí, nét chung nhất của quê hương (Nghề, con người quê hương, các công trình, )
- Miêu tả từng cảnh vật cụ thể của quê hương (2,5đ) hoặc tập trung tả vài nét tiêu biểu: cẩn tả trong thời gian, thời điểm là buổi sáng và theo trình tự quan sát:
Ví dụ: Tả cảnh cần tập trung làm rõ các cảnh sau:
+ Cảnh vật chuyển mình khi bình minh lên, mặt trời mọc
+ Cảnh vật, cây cối, hoạt động của con người trên quê hương vào buổi sáng
+ Con đường làng, cánh đồng, dòng song, cảnh chợ quê, .
Ví dụ: Tả không gian cảnh: Bầu trời, gió, ánh mặt trời,
- Ấn tượng sâu sắc về cảnh quê hương em vào một buổi sáng mùa hè .(0,5đ): Có thể kể kỉ niệm với quê hương, hoặc liên hệ với những hình ảnh quê hương được thơ, nhạc đề cập đến để khẳng ddingj vẻ dẹp của quê hương.
c. Kết bài (0,5):
- Cảm nghĩ về quê hương
- Bày tỏ mong muốn của bản thân với quê hương trong hiện tại, tương lai.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_NGU_VAN_6_KHAO_SAT_DAU_VAO_TAN_TRUONG_1617.doc