ĐỀ BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT Đề 1: Câu 1 (4.0 điểm): Nêu tình hình kinh tế nước Chăm- pa từ thế kỉ II- X? Câu 2 (6.0 điểm): Trình bày nguyên nhân, diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa Lý Bí (542- 544). Giải thích tên gọi của nhà nước Vạn Xuân? Đề 2: Câu 1 (4.0 điểm): Nêu tình hình văn hóa nước Chăm- pa từ thế kỉ II- X? Câu 2 (6.0 điểm): Trình bày nguyên nhân, diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa Lý Bí (542- 544). Giải thích tên gọi của nhà nước Vạn Xuân? ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM Đề 1 Câu Đáp án Điểm 1 (4đ) - Họ biết sử dụng công cụ bằng sắt, dùng trâu bò để kéo cày. - Kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước là chủ đạo, trồng 2 vụ/năm - Biết làm ruộng bậc thang - Trồng một số loại cây ăn quả (cau, mít, dừa..) và một số cây bông, gai... - Khai thác lâm thổ sản, làm đồ gốm, nghề đánh cá, buôn bán khá phát triển. 1.0 0.5 0.5 1.0 1.0 2 (6đ) * Nguyên nhân: Do ách thống trị hà khắc của nhà Lương 0.5 * Diễn biến: - Đầu năm 542, Lý Bí khởi nghĩa. Nghĩa quân nhanh chóng chiếm được Giao Châu. - Tháng 4/542, quân Lương đàn áp lần thứ nhất nhưng bị quân ta đánh bại, ta giải phóng thêm Hoàng Châu (Quảng Ninh) - Đầu năm 543, quân Lương đàn áp lần thứ hai, quân ta chủ động đón đánh địch ở Hợp Phố, quân Lương thất bại. 1.0 0.75 0.75 * Kết quả: Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế- tức Lý Nam Đế, nước Vạn Xuân được thành lập. 1.0 * Giải thích: Tên nước Vạn Xuân Lí Bí (Lý Nam Đế) đặt tên nước ta là Vạn Xuân vì mong muốn đất nước ta, dân tộc ta độc lập lâu dài và mãi tươi đẹp như vạn mùa xuân. 2.0 Đề 2 Câu Đáp án Điểm 1 (4đ) - Có chữ viết riêng từ thế kỉ IV (chữ Phạn) - Có tục hỏa táng người chết, ở nhà sàn, ăn trầu cau - Tôn giáo: theo đạo Bà la môn và đạo Phật. - Đã sáng tạo ra một nền nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu là các tháp Chăm, các bức chạm nổi,... - Họ có quan hệ gần gũi, chặt chẽ lâu đời với cư dân Việt. 1.0 1.0 0.5 1.0 0.5 2 (6đ) * Nguyên nhân: Do ách thống trị hà khắc của nhà Lương 0.5 * Diễn biến: - Đầu năm 542, Lý Bí khởi nghĩa. Nghĩa quân nhanh chóng chiếm được Giao Châu. - Tháng 4/542, quân Lương đàn áp lần thứ nhất nhưng bị quân ta đánh bại, ta giải phóng thêm Hoàng Châu (Quảng Ninh) - Đầu năm 543, quân Lương đàn áp lần thứ hai, quân ta chủ động đón đánh địch ở Hợp Phố, quân Lương thất bại. 1.0 0.75 0.75 * Kết quả: Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế- tức Lý Nam Đế, nước Vạn Xuân được thành lập. 1.0 * Giải thích: Tên nước Vạn Xuân Lí Bí (Lý Nam Đế) đặt tên nước ta là Vạn Xuân vì mong muốn đất nước ta, dân tộc ta độc lập lâu dài và mãi tươi đẹp như vạn mùa xuân. 2.0 ĐỀ BÀI KIỂM TRA 45 PHÚT MA TRẬN ĐỀ 1 Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TN TL TN TL TN TL Nước Âu Lạc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I Sự cai trị của triều đình phong kiến phương Bắc Chính sách cai trị của chính quyền phong kiến phương Bắc Nhận xét về chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 0.5 5% 0.5 2.0 20% 0.5 1.0 10% 2 3.5 35% Những chuyển biến về xã hội và văn hóa nước ta ở các thế kỉ I- VI Tên gọi nước ta thời nhà Ngô cai trị Những chuyển biến về xã hội ở nước ta từ thế kỉ I- VI Nhận xét về những chuyển biến xã hội ở nước ta từ thế kỉ I- VI Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 0.5 5% 0.5 1.0 10% 0.5 2.0 20% 2 3.5 35% Khởi nghĩa Lý Bí và sự ra đời của nước Vạn Xuân Sự ra đời của nước Vạn Xuân Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 0.5 5% 1 0.5 5% Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII- IX Khởi nghĩa Phùng Hưng Diễn biến, kết quả của khởi nghĩa Mai Thúc Loan Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 0.5 5% 1 2.0 20% 21 2.5 25% Tổng câu Sổ điểm Tỉ lệ % 4 2.0 20% 1.5 3.0 30% 0.5 2.0 20% 1 3.0 30% 7 10 100% MA TRẬN ĐỀ 2 Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TN TL TN TL TN TL Nước Âu Lạc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I Sự cai trị của triều đình phong kiến phương Bắc Chính sách cai trị của chính quyền phong kiến phương Bắc Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 0.5 5% 0.5 2.0 20% 0.5 1.0 10% 2 3.5 35% Những chuyển biến về xã hội và văn hóa nước ta ở các thế kỉ I- VI Tên gọi nước ta thời nhà Ngô cai trị Những chuyển biến về văn hóa ở nước ta từ thế kỉ I- VI Giải thích vì sao nhân dân ta vẫn giữ được phong tục, tập quán cổ truyền Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 0.5 5% 0.5 1.0 10% 0.5 2.0 20% 2 3.5 35% Khởi nghĩa Lý Bí và sự ra đời của nước Vạn Xuân Sự ra đời của nước Vạn Xuân Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 0.5 5% 1 0.5 5% Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII- IX Khởi nghĩa Phùng Hưng Diễn biến, kết quả của khởi nghĩa Phùng Hưng Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 0.5 5% 1 2.0 20% 21 2.5 25% Tổng câu Sổ điểm Tỉ lệ % 4 2.0 20% 1.5 3.0 30% 0.5 2.0 20% 1 3.0 30% 7 10 100% ĐỀ KIỂM TRA ĐỀ 1 I/ Trắc nghiệm khách quan (2.0 điểm) Hãy khoanh tròn vào đáp án em cho là đúng. Câu 1: Sau thất bại của An Dương Vương (179 TCN) chính quyền đô hộ sát nhập đất đai Âu lạc vào lãnh thổ của nhà Hán làm như vậy để A. nhằm giúp nhân dân ta tổ chức lại bộ máy chính quyền. B. làm như vậy là để đất đai thêm rộng rãi, dễ làm ăn. C. thôn tính nước ta cả về lãnh thổ lẫn chủ quyền. D. không nhằm mục đích nào cả. Câu 2: Thế kỉ III, nhà Ngô cai trị nước ta. Nhà Ngô đã đặt tên nước ta là gì? A: Giao Châu C: An Nam đô hộ phủ B: Châu Giao D: Âu Lạc Câu 3: Nước Vạn Xuân được ra đời vào thời gian nào? A: Năm 544 C: Năm 546 B: Năm 545 D: Năm 547 Câu 4: Tên gọi “Bố Cái Đại Vương” được dùng để chỉ ai A: Lý Bí C: Triệu Quang Phục B: Mai Thúc Loan D: Phùng Hưng I- Phần tự luận (8.0 điểm) Câu 1 (3.0 điểm): Trong cách chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta, theo em chính sách nào là thâm độc nhất. Vì sao? Chính sách đó được thực hiện như thế nào? Câu 2 (2.0 điểm): Trình bày diễn biến, kết quả cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan (đầu thế kỉ VIII)? Câu 3 (3.0 điểm): Trình bày những chuyển biến về xã hội ở nước ta từ thế kỉ I- VI và nhận xét về sự thay đổi đó? ĐỀ 2 I/ Trắc nghiệm khách quan (2.0 điểm) Hãy khoanh tròn vào đáp án em cho là đúng. Câu 1: Thế kỉ III, nhà Ngô cai trị nước ta. Nhà Ngô đã đặt tên nước ta là gì? A: Âu Lạc C: Giao Châu B: Châu Giao D: An Nam đô hộ phủ Câu 2: Sau thất bại của An Dương Vương (179 TCN) chính quyền đô hộ sát nhập đất đai Âu lạc vào lãnh thổ của nhà Hán làm như vậy để A. không nhằm mục đích nào cả. B. thôn tính nước ta cả về lãnh thổ lẫn chủ quyền. C. làm như vậy là để đất đai thêm rộng rãi, dễ làm ăn. D. nhằm giúp nhân dân ta tổ chức lại bộ máy chính quyền. Câu 3: Tên gọi “Bố Cái Đại Vương” được dùng để chỉ ai? A: Lý Bí C: Triệu Quang Phục B: Phùng Hưng D: Mai Thúc Loan Câu4: Nước Vạn Xuân ra đời vào thời gian nào? A: Năm 544 C: Năm 546 B: Năm 545 D: Năm 547 I- Phần tự luận (8.0 điểm) Câu 1 (3.0 điểm): Trong cách chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta, theo em chính sách nào là thâm độc nhất. Vì sao? Chính sách đó được thực hiện như thế nào? Câu 2 (2.0 điểm): Trình bày diễn biến, kết quả cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng (khoảng năm 776- 791)? Câu 3 (3.0 điểm): Trình bày những chuyển biến về văn hóa ở nước ta từ thế kỉ I- VI. Tại sao người Việt vẫn giữ được phong tục tập quán và tiếng nói của tổ tiên? ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM ĐỀ 1 I- Phần trắc nghiệm (2.0 điểm) Khoanh tròn vào đáp án đúng, mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm Câu 1 2 3 4 Đáp án C A A D I- Phần tự luận (8.0 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 (3đ) - Chính sách thâm độc nhất: chính sách đồng hóa dân tộc. 1.0 * Giải thích: đây là chính sách được thực hiện bởi triều đình phong kiến phương Bắc với mục đích “biến người Việt thành người Hán”, khiến người Việt quên đi nguồn gốc dân tộc của mình. Từ đó chấp nhận sự cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc, trở thành một phần thuộc lãnh thổ Trung Quốc giúp chính quyền đô hộ dễ cai trị hơn. 1.0 * Thực hiện: - Bắt người Việt phải bỏ phong tục tập quán cũ, sống theo luật pháp và phong tục tập quán của người Hán. - Cho người Hán sống xen kẽ với người Việt, cho người Việt lấy người Hán... - Dạy chữ Hán ở các trường học... 0.5 0.25 0.25 2 (2đ) * Diễn biến, kết quả: - Khoảng năm 713, khởi nghĩa Mai Thúc Loan bùng nổ, nghĩa quân nhanh chóng chiếm được Hoan Châu. - Nhân dân ở Ái Châu, Diễn Châu hưởng ứng. Ông lập căn cứ ở Sa Nam (Nghệ An), ông xưng đế (Mai Hắc Đế) - Năm 722, nhà Đường đem quân sang đàn áp => khởi nghĩa Mai Thúc Loan bị dập tắt. 1.0 0.5 0.5 * Những chuyển biến về xã hội : - Từ thế kỉ I → VI, người Hán thâu tóm quyền lực vào tay mình, trực tiếp nắm quyền cai quản đến cấp huyện, xã hội đã có sự phân hóa sâu sắc hơn. - Xã hội phân hóa thành nhiều giai tầng khác nhau : Quan lại đô hộ ↓ Hào trưởng Việt Địa chủ Hán ↓ Nông dân công xã Nông dân lệ thuộc ↓ Nô tì * Nhận xét: So với xã hội thời Văn Lang- Âu Lạc trước đó còn khá sơ khai, đơn giản thì xã hội nước ta từ thế kỉ I- VI đã có sự phân hóa sâu sắc hơn thành nhiều giai cấp, tầng lớp. Đã xuất hiện một số tầng lớp mới : địa chủ Hán, nông dân lệ thuộc Quyền lợi về kinh tế, chính trị giữa các giai tầng cũng không giống nhau : - Quan lại đô hộ : đứng đầu trong xã hội, do người Hán nắm quyền - Hào trưởng Việt, địa chủ Hán : có thế lực kinh tế- chính trị - Nông dân công xã, nông dân lệ thuộc : lực lượng đông đảo nhất trong xã hội - Nô tì : tầng lớp thấp hèn nhất của xã hội. 0.5 0.5 1.0 0.25 0.25 0.25 0.25 ĐỀ 2 I- Phần trắc nghiệm (2.0 điểm) Khoanh tròn vào đáp án đúng, mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm Câu 1 2 3 4 Đáp án C B B A I- Phần tự luận (8.0 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 (3đ) - Chính sách thâm độc nhất: chính sách đồng hóa dân tộc. 1.0 * Giải thích: đây là chính sách được thực hiện bởi triều đình phong kiến phương Bắc với mục đích “biến người Việt thành người Hán”, khiến người Việt quên đi nguồn gốc dân tộc của mình. Từ đó chấp nhận sự cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc, trở thành một phần thuộc lãnh thổ Trung Quốc giúp chính quyền đô hộ dễ cai trị hơn. 1.0 * Thực hiện: - Bắt người Việt phải bỏ phong tục tập quán cũ, sống theo luật pháp và phong tục tập quán của người Hán. - Cho người Hán sống xen kẽ với người Việt, cho người Việt lấy người Hán... - Dạy chữ Hán ở các trường học... 0.5 0.25 0.25 2 (2đ) * Diễn biến, kết quả : - Khoảng năm 776, Phùng Hưng và Phùng Hải nổi dậy khởi nghĩa ở Đường Lâm (Hà Nội). - Được quần chúng nhân dân ủng hộ, nghĩa quân đã đánh chiếm thành Tống Bình. Sau đó, Phùng Hưng tiến hành sắp đặt việc cai trị. - Sau 7 năm Phùng Hưng mất, con trai Phùng An lên thay. - Năm 791, nhà Đường đem quân sang đàn áp. Phùng An ra hàng, khởi nghĩa kết thúc. 1.0 0.5 0.25 0.25 3 (3đ) * Những chuyển biến về văn hóa : - Ở các quận, nhà Hán mở một số trường học dạy chữ Hán - Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo cùng các phong tục, tập quán của người Hán được truyền bá vào nước ta. - Nhân dân ta vẫn sử sụng tiếng nói của tổ tiên, sinh hoạt theo nếp sống, phong tục của mình (nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh chưng bánh dày) - Nhân dân học chữ Hán theo các đọc của riêng mình. * Giải thích: + Chính quyền đô hộ mở trường học dạy chữ Hán, song tầng lớp trên mới có quyền cho con theo học còn tuyệt đại đa số nhân dân lao động không có quyền cho con ăn học, do vậy họ vẫn giữ được tiếng nói và phong tục tập quán của tổ tiên. + Mặt khác, tiếng nói và phong tục tập quán đã được hình thành lâu đời, vững chắc, nó đã trở thành bản sắc văn hóa riêng của dân tộc Việt có sức sống trường tồn, bất diệt. 0.25 0.25 0.25 0.25 1.0 1.0
Tài liệu đính kèm: