Đề và đáp án kiểm tra học kì I Ngữ văn lớp 11 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT An Giang

docx 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 555Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề và đáp án kiểm tra học kì I Ngữ văn lớp 11 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT An Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề và đáp án kiểm tra học kì I Ngữ văn lớp 11 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT An Giang
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG
Trường Phổ thông DTNT THPT An Giang
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2016- 2017
MÔN NGỮ VĂN – LỚP 11
ĐỀ CHÍNH THỨC
Thời gian : 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
“Làng xã” ở phương Tây, như Mác nói, chỉ là một tập hợp rời rạc giống cái “bao tải khoai tây”. Còn ở Việt Nam, nó là những mối quan hệ tình cảm gắn bó đến nỗi “phép vua cũng thua”. Sự liên kết quá chặt chẽ ấy biến làng xã trở thành những “tiểu vương quốc”. Cho nên “thánh làng nào làng nấy thờ”, “trâu ta ăn cỏ làng ta”, “dù trong đục ao nhà vẫn hơn” Đằng sau mỗi luỹ tre làng vẫn là những tình cảm láng giềng rất đáng quý.
Trước hết là cái hàng rào. Cái hàng rào bằng giậu mồng tơi, bằng cây râm bụt để biết nhà anh nhà tôi. Chứ không phải để ngăn trộm cắp, càng không phải để láng giềng xa cách. Vì bên cái hàng rào ấy người ta gọi nhau í ới và chuyền cho nhau những quả cam, quả bưởi có sẵn trong vườn. Nếu “gần nhà mà xa ngõ”, họ lại tự trổ một lối đi nho nhỏ đặng dễ qua lại với nhau. Cho nên hàng rào có mà cũng như không. Ông bà mình đã nói: “Láng giềng không có cốt nhục nhưng tối lửa tắt đèn có nhau”. Ấy là khi “ao nước lã” cũng quý như “giọt máu đào”. Mọi chuyện tiệc tùng, cưới hỏi của nhà này đều có nhà khác giúp, mỗi người một tay rất vui vẻ. Sự gần gũi nhau về địa lí đã rút ngắn sự xa cách về huyết thống. Khi gặp khó khăn, hoạn nạn người có thể giúp đỡ mình kịp thời nhất chính là những người sống bên mình. Cho nên tục ngữ mới có câu: “Bán anh em xa mua láng giềng gần”.
Bây giờ, cái hàng rào cũng kiên cố hơn nhiều. Muốn sang nhà hàng xóm thì phải đi vòng vèo. Thậm chí cũng chẳng có thời gian để mà qua lại. Nhưng tình làng nghĩa xóm vẫn là điều đáng quý. Bình thường không sao nhưng khi khó khăn thì trước hết phải nhờ láng giềng. Và cũng bởi vì, hàng ngày ra vô đối diện, nên giữ gìn tình làng xóm sẽ tạo nên bầu không khí dễ chịu và an lành!”
 (Theo Tienphong.vn, ngày 10 – 03 – 2007)
Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? (0,5 điểm)
Câu 2. Đặt nhan đề cho văn bản trên? (0,5 điểm)
Câu 3. Tác giả nói đến “tình cảm láng giềng” bằng hình ảnh nào? (0,5 điểm)
Câu 4. Anh/chị sẽ làm gì để giữ gìn nét đẹp văn hóa làng xóm? (Viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu văn) (1,5 điểm)
II. LÀM VĂN: (7,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về tình cảm và tâm trạng của nhân vật Liên trước những cảnh đời của con người nơi phố huyện nghèo trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG
Trường Phổ thông DTNT THPT An Giang
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016- 2017
MÔN NGỮ VĂN – LỚP 11
I. PHẦN ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)
Câu 1
Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí.
0,5 điểm
Câu 2
Nhan đề: Tình làng nghĩa xóm (Hoặc những tựa đề khác có ý nghĩa gần giống).
0,5 điểm
Câu 3
Tác giả nói đến «tình cảm láng giềng» bằng hình ảnh : «cái hàng rào».
0,5 điểm
Câu 4
- Hình thức: Một đoạn văn (Thụt đầu đoàn – chấm cuối đoạn) có khoảng 5 đến 7 câu văn.
- Nội dung: Những việc làm thiết thực giữ gìn văn hóa làng xóm (HS có thể đưa ra từ 2 việc làm trở lên hợp lý).
1,5 điểm
II. PHẦN LÀM VĂN: (7,0 điểm)
1
Bố cục bài văn nghị luận về tác phẩm văn xuôi rõ ràng, chặt chẽ (Mở bài, Thân bài, Kết bài)
0,5 điểm
2
- Giới thiệu tác giả Thạch Lam, tác phẩm «Hai đứa trẻ» và nội dung cần nghị luận: Tình cảm, tâm trạng của Liên trước những con người nơi phố huyện.
- Những cảnh đời nghèo khó :
+ Những “đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ”, “chúng nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre hay bất cứ cái gì đó”. 
+ Mẹ con chị Tí, “ngày mò cua bắt tép”;” tối đến mới dọn hàng”. Cuộc sống của chị vất vả, mòn mỏi, quẩn quanh, leo lét như ngọn đèn của chị, ánh sáng chỉ đủ toả ra một vùng nhỏ mà thôi.
+ Bà cụ Thi xuất hiện với tiếng “cười khanh khách”, với dáng điệu đi lảo đảo, động tác uống rượu thì khác lạ “Cụ ngửa cổ ra đàng sau, uống một hơi cạn sạch”. 
+ Bác phở Siêu bán phở gánh: Thu nhập quá ít ỏi vì phở là món quà xa xỉ phẩm, hàng của bác thật ế ẩm. 
+ Gia đình bác xẩm: Gia tài của bác là chiếc đàn bầu và chiếc thau để xin tiền. Cuộc sống của bác bấp bênh. 
- Tình cảm, tâm trạng của Liên đối với họ:
+ Thông cảm cho nỗi khổ của con người nơi phố huyện nghèo
+ Cảm nhận được cuộc sống cơ cực, bế tắc của người dân quê.
+ Thấm đượm tình yêu thương con người sâu xa.
- Đánh giá:
+ Khắc họa tâm lý tính cách nhân vật rõ nét qua bút pháp lãng mạn.
+ Giá trị nhân đạo sâu sắc.
0,5 điểm
3,0 điểm
2,0 điểm
0,5 điểm
3
Viết có sáng tạo (nội dung khác với hướng dẫn chấm nhưng hợp lý; hoặc mở bài gián tiếp ; )
0,5 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_thi_Ngu_van_11_HKI_1617.docx