Đề và đáp án kiểm tra học kì I môn Ngữ văn lớp 9 - Năm học 2016-2017

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 585Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề và đáp án kiểm tra học kì I môn Ngữ văn lớp 9 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề và đáp án kiểm tra học kì I môn Ngữ văn lớp 9 - Năm học 2016-2017
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I- NĂM HỌC 2016-2017
Phần I
Trong truyện ngắn Lặng Lẽ Sapa, nguyễn Thành Long có viết:‘‘Những điều cô nghe cộng với những điều cô khám phá thấy trên hai trang sách hay đang đọc dở của người con trai khiến cô bàng hoàng’’
 A, ‘‘Người con trai’’ mà tác giả nói đến trong đoạn trích là nhân vật nào trong văn bản?
B, Hãy viết 1 bài văn khoảng 15 câu làm rõ những phẩm chất nổi bật của nhân vật được nhắc tới trong câu a.Trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động, một câu có lời dẫn trực tiếp(gạch chân dưới câu bị động, câu có lời dẫn trực tiếp)
c, Vì sao người con gái trong truyện ngắn của Nguyễn Thành Long cảm giác bàng hoàng như thế?
D, Nêu cảm nhận của em về ý nghĩa nhan đề Lặng Lẽ Sapa
Phần II
 A, trong bài thơ Ánh trăng các hình ảnh: đồng, sông, bể, rừng ở khổ thơ 1 đã được tác giả nhắc lại ở khổ thơ khác. Em hãy chép chính xác khổ thơ đó?
B, theo em, các hình ảnh: đồng, sông, bể, rừng ở hai khổ thơ khác nhau thế nào?
c. Kể tên hai tác phẩm đã học trong chương trình ngữ văn THCS cũng xuất hiện hình ảnh ánh trăng mà em biết , nêu rõ tên tác giả?
D, từ ý nghĩa các bài thơ ánh trăng cùng những kiến thức xã hội mà em có, hãy trình bày những suy nghĩ của em về đạo lý uống nước nhớ nguồn( trong khoảng nửa trang giấy thi)
Hướng dẫn chấm
Phần 1
Câu a: ‘‘Người con trai’’ mà tác giả nói đến trong đoạn trích là: anh thanh niên
Câu b: viết đoạn văn:
Hình thức :
+ đoạn văn đủ số câu, diễn đạt lưu loát, ko sai lỗi chính tả,dùng từ câu,...
+ có sử dụng một câu bị động, một câu có lời dẫn trực tiếp(gạch chân dưới câu bị động, câu có lời dẫn trực tiếp)
Nội dung:
Trong c/v:
Anh thanh niên là người yêu c/v , có ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm cao 
+ Có những suy nghĩ đúng đắn và sâu sắc về công việc và c/s 
Trong c/s:
+ Sống ngăn nắp, gọn gàng, biết sắp xếp tổ chức cuộc sống một mình vui vẻ, đầm ấm, thơ mộng: trồng hoa, nuôi gà, đọc sách.
 + Cởi mở, chân thành, giàu tình cảm, thành thực, khiêm tốn.
 - Câu c. Cô gái thấy bàng hoàng vì cô hiểu thêm cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của anh thanh niên trẻ, về cái thế giới của những con người như anh
Tâm hồn cô bừng dậy những tình cảm lớn lao cao đẹp khi bắt gặp ánh sáng đẹp tỏa ra từ tâm hồn anh thanh niên 
Cô thấy yên tâm hơn về việc quyết định lên Lai Châu làm việc yên tâm về việc mình đã từ bỏ dứt khoát mối tình nhạt nhẽo 
Câu d, giải thích nhan đề của tác phẩm: đây là một nhan đề có ẩn ý sâu xa
-	Tính từ lặng lẽ còn khiến người ta nghĩ đến những con người đnag sống và làm việc ở nơi đây, họ đang âm thầm nhưng say mê, lậng lẽ cống hiến tuổi trẻ cho quê hương, đất nước.
-	Nhan đề còn thể hiện chủ đề của tác phẩm ca ngợi những con người lao động bình thường mà cao cả.
Phần II.
 Câu a. HS chép đúng khổ thơ 5 của bài (0,5đ)
Câu b. Phân biệt nét khác nhau của các hình ảnh: đồng, sông, bể, rừng ở hai câu thơ: 
 + Khổ 1: hình ảnh: đồng, sông, bể, rừng là hình ảnh của thiên nhiên trong hiện thực, là những khoảng không gian ghi dấu kỉ niệm ân tình giữa con người và trăng(0,5đ). 
 + Khổ 5: hình ảnh: đồng, sông, bể, rừng được hiểu theo nghĩa khái quát: là kỉ niệm, là quá khứ đầy tình nghĩa giữa người và trăng (0,5đ)
Câu c. Kể tên hai TP: Ngắm trăng (HCM); Đồng chí (Chính Hữu)
Câu d. 
 * Về hình thức: HS có thể khai triển thành văn bản hoặc đoạn văn trình bày theo cách TPH.
 * Kết hợp các phương thức biểu đạt, diễn đạt diễn đạt sinh động
Về nội dung: Cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
 Từ ý nghĩa cảu bài thơ ánh trăng đưa ra những nhận thức về đạo lí sống “uống nước nhớ nguồn” bằng việc giải thích khái niệm: lí giải vì sao cần phải sống theo đạo lí này, biểu hiện của lối sống, được những giá trị của lối sống ấy và đưa ra bài học về nhận thức và hành động.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_HKI_20162017.doc